2019 so với năm
3.1.2. Thực hiện chính sách tín dụng hiệu quả, đa dạng hóa danh mục khách hàng và ngành nghề
Chính sách tín dụng là những nguyên tắc và tiêu chuẩn tín dụng cơ bản đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và góp phần quản lý RRTD. Các chính sách tín dụng cần được thực hiện thống nhất với các thông lệ, thận trọng trong kinh doanh ngân hàng và với các quy định của Nhà nước, đồng thời phải phù hợpvới đặc điểm các khách hàng của toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói chung, cũng như các chi nhánh nói riêng. Các chính sách và quy trình được áp dụng cần phải lưu ý những nội dung sau:
-Cam kết duy trì các tiêu chuẩn cấp tín dụng an toàn.
-Thường xuyên theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng.
-Nhận diện và đánh giá đúng những cơ hội kinh doanh mới.
-Kịp thời phát hiện và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
Thu nhập thông tin về khách hàng là một trong số những yếu tố cần được lưu ý đối với các chuẩn mực về cấp tín dụng. Ngân hàng cần hiểu rõ về người mà mình sẽ cấp tín dụng. Trước khi tham dự vào bất kỳ thỏa thuận tín dụng mới nào, trước tiên ngân hàng phải tìm hiểu rõ thông tin về người đi vay và chắc chắn rằng mình đang giao dịch với một cá nhân hoặc một công ty có uy tín và đáng tin cậy về khả năng trả nợ. Ngân hàng không nên cấp tín dụng đơn thuần chỉ vì ngân hàng đã biết người đi vay hoặc tin rằng người đi vay là có uy tín.
Khi một khách hàng tín dụng tiềm năng được xác định, cán bộ tín dụng thực hiện những bước đầu tiên của quá trình ra quyết định bằng cách thu thập thông tin về khách hàng tín dụng tiềm năng để quyết định xem đề nghị vay có phù hợp với chính sách tín dụng hay không. Ngân hàng phải nhận được đầy đủ thông tin để có thể có được sự đánh giá toàn diện về đặc tính rủi ro thực tế của người đi vay. Một bước quan trọng trong thu thập thông tin tín dụng là các chuyến thăm các khách hàng tiềm năng. Thông qua việc tham quan văn phòng và thực địa nhà máy, các cán bộ tín dụng có thể thu thập được những thông tin đầy đủ hơn để đánh giá đúng đắn khả năng quản lý, đồng thời hỗ trợ cho việc hiểu rõ tình hình kinh doanh hiện tại của đơn vị vay, tiềm năng tương lai và nhu cầu tài chính. Các thông tin thu được từ các chuyến thăm khách hàng cần được ghi lại trong một bản báo cáo theo mẫu chuẩn.
Để khắc phục việc tín dụng đang tập trung quá lớn vào một số ngành nghề và một số khách hàng, ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục tín dụng. Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khácnhau cũng như nhiều khách hàng ở địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, phát triển thương hiệu đồng thời vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:
-Phân bổ dư nợ tín dụng vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong
phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như trách gặp phải rủi ro do
những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành
nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.
-Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm
không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất
hiện quá nhiều trên thị trường.
-Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh
rủi ro
tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là: làm
cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều côn sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao, do đó ngân hàng cần có chính sách cân đối hợp lý.