Một số hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại VPBank

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 56 - 61)

2019 so với năm

2.3.2. Một số hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại VPBank

VPBank

- Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng, chỉ là hình thức đối với khách hàng và bản thân cán bộ tín dụng. Trong quá trình thực hiện có những vấn đềphát sinh nhưng chưa được xử lý kịp thời. Cán bộ tín dụng còn tin tưởng vào quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, thẩm định cho vay chỉ mang tính hình thức.

-Từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân phải trải qua nhiều thủ tục, điều kiện, giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, dự án của doanh nghiệp. Thời gian ra quyết định cho vay kéo dài làm ảnh

hưởng đến cơ hội kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp.

-Trong quá trình xét duyệt và phán quyết vốn vay cũng như quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa thực sự đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên không phát hiện được những dấu hiệu rủi ro, hoặc những khó khăn mà khách hàng gặp phải.

-VPBank thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, tất cả các khoản vay đều phải trình qua Ban tín dụng tại các chi nhánh tùy theo quy mô của khoản

vay, các Phó tổng giám đốc phụ trách vùng, Tổng giám đốc hoặc HĐTD, không

phân cấp phán quyết tín dụng thấp cho các trưởng đơn vị kinh doanh.

về tài sản đảm bảo:

-Công tác thẩm định TSĐB còn nhiều hạn chế, giá trị TSĐB được định giá chưa sát thực tế và thường mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định. Việc thẩm định

TSĐB chỉ tập trung vào hai trung tâm định giá chính thuộc Hội sở, do đó thời gian

kể từ khi cán bộ tín dụng tiếp cận và thẩm định khách hàng và phải thông qua khâu

thẩm định tài sản mới có cơ sở lập tờ trình thẩm định và thường kéo dài ít nhất là

năm ngày cho một khoản cấp tín dụng dù giá trị khoản vay nhỏ hoặc lớn.

-Trình độ năng lực cấp tín dụng của VPBank chưa đồng đều, chưa theo kịp với sự chuyển biến của môi trường, vẫn còn nhiều cán bộ chưa qua đào tạo đại học, sau

đại học. Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng,

chưa bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi thiết lập quan hệ tín dụng đối

với các cá nhân, doanh nghiệp. Một số cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm nhưng không nắm rõ tình hình về kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật. Nhiều dự án có nộidung kinh tế phức tạp, cán bộ tín dụng không đủ hiểu biết về các lĩnh vực chuyên

môn đó để xác định hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dự án. Cán bộ tín dụng tính toán

các chỉ tiêu này chủ yếu dựa vào số liệu do doanh nghiệp cung cấp nên thiếu tính

khoa học, tính chính xác.

-Trong quá trình cho vay, nhiều cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và chưa có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn

của doanh nghiệp, chỉ quan tâm đến giá trị TSĐB. Tinh thần trách nhiệm của

cán bộ

tín dụng chưa cao, việc thẩm định lựa chọn khách hàng, kiểm tra tín dụng chưa nghiêm túc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh chưa chuẩn xác, tạo cơ hội cho

khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

-Trong thời gian qua VPBank có nhiều thay đổi lớn về HĐQT và Ban điều hành nên ít nhiều đã tác động đến chất lượng nhân sự tham gia trong bộ máy cấp tín dụng, VPBank mặc dù có nhiều tích cực trong việc cấu trúc lại hoạt động và thay

đổi cơ chế điều hành nhưng vẫn đang thiếu hụt nhân sự tốt, chất lượng trong hoạt

động tín dụng và quản trị rủi ro, hầu hết các chi nhánh đều thiếu các cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định khách hàng có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn

sâu và am hiểu thị trường.

về định hướng khách hàng:

-Do định hướng phát triển là Ngân hàng bán lẻ nên đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân được coi là khách hàng tiềm năng, là mục tiêu chiến lược của Ngân hàng. Tuy nhiên, do cơ cấu vốn không hợp lý, tỷ lệ vốn vay

chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trình độ

quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của công nhân viên còn hạn

chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có TSĐB, hoặc có nhưng

muốn vay vốn không có TSĐB,... Chính những điều này đã gây khó khăn cho ngân

hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. VPBank đã quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chưa thực sự trở thành chiến lược. Hoạt động Marketing

dành cho nhóm khách hàng này chưa được chú trọng nên việc thu hút nhóm khách

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w