2.1.3.1. Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp tại VPBank
Nhân viên A/O trao đổi với khách hàng để nắm bắt được thông tin khách hàng. Sau đó, thông báo cho khách hàng về các thông tin: Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các dịch vụ Ngân hàng, các thông tin khai thác về Ngân hàng. Sau khi trao đổi về các vấn đề trên, nếu nhận thấy nhu cầu và điều kiện của khách hàng phùhợp với điều kiện cho vay của VPBank thì nhân viên A/O chuyển cho khách hàng bản danh mục các hồ sơ tài liệu mà khách hàng cần hoàn thiện để Ngân hàng cho vay.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra số lượng hồ sơ: Nhân viên A/O căn cứ vào danh mục hồ sơ của khách hàng cần cung cấp quy định tại “ Quy chế cho vay của VPBank” và các quy định khác có liên quan để đối chiếu với thực tế, nếu chưa đủ thì yêu cầu khách hàng bổ sung.
Bàn giao hồ sơ cho phòng Thẩm định TSĐB để tiến hành thẩm định: Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng, nhân viên A/O gửi hồ sơ TSĐB đến phòng Thẩm định TSĐB để thực hiện thẩm định. Việc bàn giao hồ sơ TSĐB cho phòng Thẩm định TSĐB cần thực hiện ngay khi khách hàng cung cấp để rút ngắn thời gian thực hiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định
Nhân viên A/O thẩm định khách hàng: Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng. Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp. Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường. Đánh giá về quan hệ của khách hàng với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, đánh giá về cấp tín dụng trong quá khứ, vay,... Thẩm định tài chính đối với hồ sơ vay vốn, thẩm định về thực lực tài chính của khách hàng, phân tích các hệ số tài chính, thẩm định tài chính đối với hồ sơ đề nghị bảo lãnh.
Nhân viên phòng Thẩm định TSĐB: Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ và phân loại tài sản, đánh giá quyền sở hữu của tài sản cầm cố, thế chấp, đánh giá hiện trạng bất động sản (BĐS). Sau đó lập biên bản định giá tài sản thế chấp, cầm cố.
Nhân viên A/O tập hợp toàn bộ các tờ trình và hồ sơ thẩm định của các bộ phận liên quan để gửi cho Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng, bao gồm: tờ trình thẩm định khách hàng, tờ trình thẩm định đánh giá TSĐB, hồ sơ vay của khách hàngcung cấp. Sau khi Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng đã có quyết định, nhân viên A/O soạn thông báo gửi khách hàng. Nếu từ chối cho vay: việc từ chối cho vay cần nêu rõ lý do, tuy nhiên lý do để từ chối nên đảm bảo lịch sự và tế nhị. Nếu chấp nhận cho vay: cần nêu rõ số tiền cho vay, loại tiền vay, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lịch trả gốc và lãi, các điều kiện bổ sung, các công việc cần hoàn thành trước khi giải ngân.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Trên cơ sở chấp thuận của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng, nhân viên thẩm định tài sản được phân công căn cứ hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh để lập hợp đồng thế chấp và tiến hành thủ tục công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản theo quy định của Nhà nước. Nhân viên A/O lập các bộ hồ sơ cần thiết liên quan như Hợp đồng tín dụng, Khế ước vay vốn, Hợp đồng bảo lãnh,... trình lãnh đạo có thẩm quyền ký duyệt.
Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, nhân viên A/O gửi một bản Hợp đồng tín dụng, Khế ước vay tiền và các giấy tờ liên quan đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Đối với các khoản bảo lãnh, sau khi hoàn tất nhân viên A/O giao phần hồ sơ gồm bản chính Đơn đề nghị bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh cho bộ phận giao dịch kèm theo đề nghị phong tỏa số tiền ký quỹ, thu phí bảo lãnh, nhân viên A/O bàn giao thư bảo lãnh cho khách hàng và có ký nhận. Đối với L/C: nhân viên A/O chuyển hồ sơ cho Phòng Thanh toán quốc tế thực hiện mở L/C cho khách hàng.
Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh: Đối với khoản vay theo hạn mức, kiểm tra theo từng lần đề nghị giải ngân của khách hàng và kiểm tra thường xuyên theo định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Đối với khoản vay theo món, kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
Kiểm tra trực tiếp tại nơi làm việc: Kiểm tra sổ sách nợ vay Ngân hàng của bên vay và sổ sách kế toán khác, kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh. Kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính mà bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung hàng tháng theo quy định.
Nhân viên A/O nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh của bên vay hiện tại, so sánh với thời điểm trước khi vay, xác định mục đích sử dụng vốn vay thực tế, đối chiếu với quy định trong hợp đồng tín dụng, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng hạn các nghĩa vụ với Ngân hàng. Trong trường hợp khi phát hiện bên vay có các vi phạm thì nhân viên A/O phải đề ra các biện pháp xử lý và báo cáo trưởng phòng có hướng chỉ đạo. Vì bất kỳ lý do gì, nhân viên A/O không báo cáo đầy đủ để trưởng phòng biết dẫn đến tình trạng khoản vay trở nên xấu hơn thì nhân viên A/O bị coi là có tiêu cực và có những bất minh trong quan hệ với khách hàng và có thể bị điều chuyển, đình chỉ công tác.
Kiểm tra tình trạng TSĐB: Định kỳ kiểm tra TSĐB, thời hạn tín dụng dưới 6 tháng: không quy định. Thời hạn tín dụng trên 6 tháng: kiểm tra ít nhất 6 tháng/lần. Ngoài ra Phòng Thẩm định còn kiểm tra đột xuất bất cứ khi nào phát hiện các thông tin bất lợi liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đối với TSĐB. Mỗi lần kiểm tra TSĐB phòng Thẩm định TSĐB cần thông báo với nhân viên A/O để phối hợp kiểm tra.
Thông báo và đôn đốc trả lãi hàng tháng: Đôn đốc khách hàng trả lãi hàng tháng, nhân viên A/O phải thông báo cho khách hàng trước khi đến hạn trả lãi ít nhất 2 ngày làm việc. Nếu khách hàng không trả lãi đúng hạn và không được Ngân hàng gia hạn trả lãi thì Ngân hàng sẽ phạt lãi chậm trả. Khi khách hàng trả lãi, nhân viên A/O phải cập nhật số liệu vào hồ sơ khách hàng.
Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc khi đến hạn: Trước khi đến hạn trả nợ gốc 10 ngày, nhân viên A/O gửi “Thông báo nợ đến hạn” cho khách hàng. Sau khi gửi thông báo, nhân viên A/O cần trực tiếp kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Khi khách hàng trả nợ, giao dịch viên sẽ thực hiện việc hạch toán theo quy định. Nhân viên A/O ghi số tiền khách hàng trả nợ từng lần vào mục “Theo dõi trả nợ” trong Khế ước vay tiền của khách hàng và cập nhật số liệu vào hồ sơ trên máy tính.
Đề xuất gia hạn nợ gốc và lãi: Khi nhận được đơn đề nghị gia hạn nợ gốc hoặc lãi của khách hàng, nhân viên A/O quản lý món vay có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, kiểm tra xác minh các lý do đề nghị gia hạn nợ gốc hoặc lãi, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu liên quan đến lý do gia hạn nợ gốc hoặc lãi. Sau khi tiến hành kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng các thông tin liên quan và kết luận nguyên nhân chậm trả của khách hàng do nguyên nhân khách quan, việc gia hạn nợ gốc hoặc lãi cho khách hàng để vừa tạo điều kiện cho khách hàng khắc phục khó khăn, tạo nguồn trả nợ, việc gia hạn nợ gốc hoặc lãi vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng, nhân viên A/O lập tờ trình đề xuất ý kiến giải quyết về đề nghị gia hạn nợ gốc hoặc lãi của khách hàng. Tờ trình được chuyển lên Trưởng phòng kiểm soát và đề xuất ý kiến, sau đó trình Ban tín dụng xem xét quyết định. Nếu được Ban tín dụng Ngân hàng duyệt cho gia hạn, nhân viên A/O lập thông báo gia hạn nợ gốc hoặc lãi, trưởng phòng ký và gửi tới khách hàng. Nếu Ngân hàng không nhất trí gia hạn nợ gốc hoặc lãi, nhân viên A/O lập thông báo từ chối gia hạn nợ gốc hoặc lãi và yêu cầu khách hàng trả nợ.
Chuyển nợ quá hạn: Khi đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà khách hàng không trả nợ đúng hạm và không có đơn xin gia hạn hoặc có đơn gia hạn nhưng ngân hàng đã từ chối việc gia hạn thì nhân viên A/O lập thông báo chuyển toàn bộ số dư nợ của khoản vay sang quá hạn, trưởng phòng ký và gửi tới khách hàng vay đồng thời gửi tới người bảo lãnh khoản vay. Kể từ khi khoản nợ bị chuyển quá hạn, nhân viên A/O phải chủ động và tích cực đôn đốc thường xuyên để thu hồi nợ. Trong thời gian khách hàng có nợ quá hạn, ngân hàng sẽ đình chỉ mọi quan hệ tín dụng mới và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ.
Khi khách hàng trả hết nợ, nhân viên A/O có văn bản báo cáo cho lãnh đạo và các bộ phận có liên quan biết. Phòng giao dịch và Kho quỹ tiến hành xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố có liên quan đến khoản vay. Sau khi khoản vay được thanh lý, bộ phận thẩm định TSĐB lập thông báo giải chấp gửi đến các cơ quan đã đăngký khi thế chấp ban đầu, đồng thời thủ tục bàn giao tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng.
2.I.3.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân
Sơ đồ 2.3: Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân tại VPBank
Bước 1: Tiếp thị quảng cáo
Ngân hàng thực hiện việc quảng cáo tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng hoặc làm kinh tế gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay.
Bước 2: Khách hàng đến VPBank để xin vay vốn
Tiếp xúc với khách hàng: Nhân viên A/O có nhiệm vụ tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và tìm hiểu các thông tin về tư cách pháp lý của người vay, thông tin và trình độ học vấn, nghề nghiệp, quá trình công tác, quan hệ gia đình. Thông tin về nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng. Nhân viên A/O thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, giấy tờ cần thiết.
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng: Nhân viên A/O cần kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ về tính hợp lệ hoặc không đúng theoyêu cầu của Ngân hàng về nội dung thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng bao gồm:
- Bản sao CMND, hộ khẩu, phiếu thu thập thông tin về khách hàng.
- Phương án vay vốn.
- Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn.
Đối với hộ kinh doanh cá thể cần cung cấp thêm giấy Đăng ký kinh doanh. Khi tiếp nhận hồ sơ, nhân viên A/O lập hai liên giấy biên nhận trong đó ghi chi tiết các loại hồ sơ đã nhận, ngày nhận, nhận bản chính hay bản sao và các yêu cầu bổ sung hồ sơ còn thiếu. Một liên giao cho khách hàng, một liên lưu cùng hồ sơ. Các lần bổ sung tiếp theo, nhân viên A/O ghi vào cả hai liên nêu trên.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Nhân viên A/O phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vay vốn, tham khảo các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ đồng nghiệp và các nguồn khác để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy cao. Trong quá trình thẩm định, nhân viên A/O phải khách quan. Trường hợp nhân viên A/O có quan hệ riêng tư đối với khách hàng như: quan hệ họ hàng, huyết thống, bạn bè, quan hệ kinh tế,... mà ảnh hưởng đến quan điểm đánh giá khách hàng thì nhân viên A/O phải chủ động đề nghị lãnh đạo phòng phân công nhân viên khác tiến hành thẩm định hoặc thụ lý hồ sơ, trừ trường hợp đặc biệt được lãnh đạo chấp thuận.
Thẩm định về tư cách khách hàng: Xuất thân, hoàn cảnh gia đình, quá trình hoạt động, công tác của khách hàng. Nhận xét về sức khỏe, khả năng làm việc, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của khách hàng. Đánh giá về uy tín, dư luận tại nơi công tác và nơi cư trú, các thông tin khác liên quan đến bên vay. Đánh giá về tư cách của bản thân người vay trên các phương diện như: trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng quản lý, quan điểm cá nhân về một số lĩnh vực chính, kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng vốn vay. Hiểu biết pháp
luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn. Kinh nghiệm đã trải qua trên thương trường, thành công, thất bại.
Thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay: Mục đích vay phải hợp pháp, Ngân hàng có thể giám sát được. Phương án sử dụng vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả về mặt đời sống. Khách hàng giải trình được các nguồn thu nhập đảm bảo trả nợ. Đối với khách hàng vay tiêu dùng: lập bản giải trình mục đích vay vốn, trong đó kê khai các nguồn thu nhập và cam kết kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng. Đối với khách hàng vay vốn làm kinh tế gia đình hoặc hộ kinh doanh cá thể thì khách hàng lập phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhân viên A/O tiến hành thẩm định về tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá về khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai cũng như mức độ cạnh tranh của phương án. Xác định các điều kiện khác tác động đến việc triển khai phương án. Các điều kiện khách quan, chủ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến việc triển khai và hiệu quả của phương án. Các biện pháp của khách hàng để hạn chế tác hại của các rủi ro có thể xảy ra.
Thẩm định về TSĐB: Trường hợp nhân viên A/O định giá TSĐB, nếu TSĐB là chứng từ có giá, nhân viên A/O định giá căn cứ vào mệnh giá hoặc giá trị hiện tại của các chứng từ có giá. Nếu TSĐB là xe ô tô hình thành từ vốn vay, việc định giá TSĐB được căn cứ vào hợp đồng mua xe, giá cả của loại xe đó đã được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, giá mua bán xe cùng loại của các khách hàng trước đó. Trường hợp cầm cố chiếc xe hình thành từ vốn vay, bên vay phải cam kết mua bảo hiểm vật chất xe trong suốt thời gian vay, đồng thời chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm vật chất cho Ngân hàng khi tài sản hình thành. Trường hợp TSĐB thuộc loại khác, nhân viên A/O sẽ chuyển hồ sơ đến Phòng Thẩm định TSĐB để tiến hành định giá.