Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH KRONG PĂK (Trang 31 - 32)

1.119 Nhân tố từ khách hàng bao gồm:

1.120 Năng lực tài chính của khách hàng: khả năng tài chính của khách hàng

thể hiện

năng lực trả nợ của khách hàng nếu rủi ro xảy ra. Nếu một khách hàng có năng lực về tài chính thì khi rủi ro xảy ra thì khách hàng vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng,

còn đối với khách hàng có năng lực tài chính kém thì khi xảy ra rủi ro thì khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng không ít khả năng chi trả của khách hàng

1.121 Sử dụng vốn vay: Mục đích sử dụng và phương án sử dụng vốn là một trong

những căn cứ để ngân hàng xem xét cho vay. Một phương án sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp cho khách hàng tạo nên doanh thu để chi trả khoản vay. Vì vậy, khách hàng cần phải thực hiện đúng theo phương án đã đề nghị vay ban đầu cũng như thực hiện đúng mục tiêu và phương án vay vốn sau khi giải ngân. Khi xét duyệt cho vay theo mục đích và phương án sử dụng vốn của khách hàng thì ngân hàng cũng đã xem xét các rủi ro có thể xảy ra từ đó đưa ra hướng khắc phục cho khách hàng. Vì vậy nếu khách hàng thực hiện đúng theo phương án vay nhưng lại gặp sự cố thì sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng.Vì vậy, điều này đều có lợi cho cả ngân hàng lẫn khách hàng khi vay.

1.122 Mức độ uy tín của khách hàng: để ngân hàng thẩm định cho vay thì

việc tra

thông tin lịch sử vay của khách hàng là một trong những yếu tố cơ bản. Thông tin về lịch sử vay của khách hàng giúp cho ngân hàng có thể biết được tình hình tài chính và mức độ uy tín của khách hàng. Nếu một khách hàng có lịch sử nợ vay quá hạn thì ngân hàng sẽ xem xét về khoản vay của khách hàng.

1.124 Chính sách cho vay: một ngân hàng có chính sách cho vay không phù

hợp thì

có thể sẽ làm giảm hiêu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy việc xây

dựng một chính sách cho vay phù hợp với mỗi đặc điểm riêng của ngân hàng sẽ giúp cho giảm RRTD và tăng hiệu quả tín dụng. Để có được một chính sách cho vay hiệu quả thì ngân hàng cần phải tìm hiểu nhanh nhạy và dự báo được được các yếu tố vi mô và vĩ mô ở địa phương. Cần đình hướng thường xuyên, kịp thời cho từng đơn vịtrong từng giai đoạn.

1.125 Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: việc kiêm tra nội bộ giúp cho ngân hàng

tuân thủ

chặt chẽ các quy định trong hoạt động cấp tín dụng. Nếu kiểm tra không được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẻ thì sẽ không thể phát hiện cũng như xử lý ngay những rủi ro phát sinh của ngân hàng.

1.126 Đạo đức, chuyên môn của cán bộ tín dụng: một cán bộ tín dụng yếu

kém và

thiếu kinh nghiệm thì sẽ không đánh giá đúng về khách hàng. Thẩm định phương án vay sơ sài, không theo dõi sâu những khoản vay đã cấp có thể dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, RRTD cao. Bên cạnh đó phẩm chất đạo đức kém làm cho con người dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ vật chất, từ đó có thể hành động trái đạo đức, pháp luật và gây ra những thiệt hại cho ngân hàng.

1.5 Ảnh hưởng của RRTD đến nền kinh tế1.5.1 Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH KRONG PĂK (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w