1.517 Những mặt hạn chế của Agribank Chi nhánh Krong Păk được xác định sau
quá trình phân tích gồm:
- Tư duy về quản trị rủi ro tại Agribank Chi nhánh Krong Păk vẫn chưa thực sự đổi mới, vẫn còn mang nét đơn giản, cũ kỹ; quá trình điều hành tại Chi nhánh chưa
được định hướng dài hạn và rõ ràng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
vẫn chưa được coi trọng hàng đầu, nhiều nội dung còn rất hình thức, nên rất bị động
khi tình hình chung có sự thay đổi. Vì thế không thể kiểm soát được chất lượng tín
- Việc triển khai tổ chức thực hiện các nội dung của quản trị rủi ro còn thụ động, chưa đầy đủ, chưa theo một chương trình thống nhất, khoa học, vẫn còn làm
theo lối mòn, nặng tính kinh nghiệm.Vì thế hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưađược coi trọng thật sự theo đúng chuẩn mực trong quá trình tác nghiệp tín
dụng. Khi
thực hiện chức năng quản trị, những người làm công tác quản trị không nắm bắt hết
tinh thần và yêu cầu của các nội dung quản trị rủi ro, nên đã không triển khai được
đầy đủ và đúng cách các nội dung cũng như các công cụ quản trị để đưa hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh sát với tình hình thực tế hơn, mà phần
nhiều là
xử lý bằng kinh nghiệm cá nhân.
1.518 - Các hoạt động hỗ trợ như xây dựng chính sách; công tác phân tích, tổng hợp
hay bố trí nguồn lực phục vụ quản lý và tác nghiệp còn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Phân tích từ quá trình quản trị thực tế cho thấy:
1.519 + Công tác xây dựng chính sách, hoạch định rủi ro và định hướng tín dụng
được thực hiện còn yếu, không sát với diễn biến tình hình và thiếu căn cứ - luận chứng xác đáng; công tác tổng kết đánh giá, thu thập và phân tích thông tin quản lý phản hồi được thực hiện hình thức, chưa mang lại hiệu quả thông tin, hiệu quả quản lý thực sự.
1.520 + Đối với công tác nhân sự và phân bổ nguồn lực dành cho hoạt động tín dụng
và quản trị rủi ro: Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu và tính chất phức tạp của công việc. Đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn đang thiếu so với nhu cầu công việc thực tế, làm cho cán bộ tín dụng nhiều lúc bị quá tải công việc, dẫn đến buông lỏng kiểm tra, giám sát các khoản vay/khách
hàng. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị rủi ro cũng thiếu và yếu. Đa số là chưa được đào tạo chuyên sâu về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Dẫn đến khả năng xử lý công việc chậm, thiếu thực tế, và dẫn đến chất lượng không cao.
2.9.2. Nguyên nhân các hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng trongcho cho