trong thời gian tớ
3.1.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tíndụng
- Để tăng cường được năng lực và hiệu quả cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của mình, Agribank Chi nhánh Krong Păk cần phải thực hiện 2 nội
dung, đó là:
Củng cố, chấn chỉnh lại các biện pháp giám sát, kiểm soát đang được thực
hiện cho
đúng với bản chất yêu cầu của nó, và phải xây dựng được quy trình kiểm soát
rủi ro
tín dụng cụ thể, các phương án kiểm soát với đa dạng các chiến lược kiểm soát rủi ro.
1.535 (1) Đối với vấn đề củng cố, chấn chỉnh lại các biện pháp giám sát,
kiểm soát
hiện đang áp dụng
1.536 Yêu cầu đặt ra đối với nội dung này là: Trong quá trình quyết định tín
dụng và
quản lý tín dụng, luôn phải thực hiện nghiêm túc, nhất quán và chặt chẽ các biện pháp kiểm soát độ đảm bảo chắc chắn về năng lực tài chính, khả năng điều hành, tính
quyết tâm theo đuổi hoạt động kinh doanh, và ý chí trả nợ của người vay; tính khả thi
của dự án/phương án vay vốn về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ. Cụ thể yêu cầu là:
- Phải chắc chắn bảo đảm được năng lực tài chính, năng lực tổ chức và duy trì hoạt động kinh doanh, và tính trách nhiệm của người vay khi quyết định
cấp tín
dụng. Điều này yêu cầu người vay phải có mức vốn tự có tham gia vào dự án/phương
án vay vốn thực chất với một tỷ lệ phù hợp mà có thể kiểm chứng được nguồn gốc,
và kiểm soát được việc sử dụng đúng cam kết. Từ trước đến nay yêu cầu này vẫn
được triển khai nhưng chưa thật sự kiểm soát được độ tin cậy về khả năng bỏ
vốn tự
có thật, và nguồn gốc của khoản vốn đó. Vì thế, đây là yêu cầu phải được thực hiệntriệt để.
- Đối với yêu cầu đảm bảo tiền vay: Tải sản đảm bảo phải được xác định là
không phải nguồn thu nợ chính mà để dựa vào đó cấp tín dụng, nhưng phải là
yếu tố
cần phải có để dự phòng cho khả năng thu nợ nếu có rủi ro, đồng thời cũng là một
biện pháp kiểm chứng tính quyết tâm, tính chịu trách nhiệm với rủi ro và
trách nhiệm
trong việc trả nợ của người vay trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng.
Do đó,
khi nhận tài sản đảm bảo nợ phải luôn luôn đảm bảo yêu cầu về tính thực chất
và chất
lượng, hạn chế tình trạng nhận tài sản chỉ có giá trị hạch toán trên sổ sách, còn
lại thì
không quản lý được tài sản thực tế; hoặc tài sản có giá trị sổ sách còn cao
nhưng giá
- Đối với yêu cầu về kiểm tra tín dụng/kiểm tra khách hàng: Từ trước đến nay, yêu cầu này vẫn luôn là yêu cầu bắt buộc trong hoạt động cấp tín dụng, đây là công
việc quan trọng, đóng vai trò thông tin chính cho quá trình quản trị sau cấp tín dụng.
Vì thế, để quản trị rủi ro sau cấp tín dụng được tốt, yêu cầu hoạt động kiểm tra giám
sát thường xuyên khách hàng/khoản vay phải luôn được thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc
và chất lượng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như: Sự hạn chế về số lượng và khả năng
của đội ngũ cán bộ; một số trường hợp là sự thiếu trung thực của khách hàng;
và đôi
lúc cả vì mục tiêu giữ khách hàng, mở rộng hoạt động tín dụng, nên trong
thực tế,
hoạt động này cũng chưa được thực hiện đúng, thường xuyên theo định kỳ, và chất
lượng hoạt động này còn chưa cao. Do đó, yêu cầu phải có sự chấn chỉnh lại hoạt
động này một cách nghiêm túc là một yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động kiểm soát.
1.537 Về nội dung của hoạt động kiểm tra khách hàng/khoản vay: Nội dung hoạt
động kiểm tra phải xác định là không chỉ tập trung vào mục đích sử dụng vốn hay đánh giá tình hình công nợ, hàng tồn kho như trước nay vẫn làm, mà còn phải tập trung vào một số nội dung như: Xem xét đánh giá tình hình biến động của nhân sự, đánh giá lại về năng lực sản xuất, khả năng công nghệ, xu hướng của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị đó, tình hình quan hệ đối tác kinh doanh...; và đặc biệt, phải thực hiện giám sát được dòng tiền của người vay. Khả năng, mức độ, tốc độ, chu kỳ, luồng tiền di chuyển là điều mà hoạt động kiểm soát phải quan tâm bậcnhất, vì đây mới là sự đảm bảo cho việc trả nợ của người vay, kiểm soát được nó thì
sẽ giảm được khả năng rủi ro rất nhiều.
1.538 (2) Đối với vấn đề thiết lập định hướng và quy trình kiểm soát, xây
dựng các
phương án kiểm soát rủi ro với nhiều kỷ thuật kiểm soát
1.539 - Để tăng cường được chất lượng của kiểm soát rủi ro theo thực trạng
tín dụng
và yêu cầu hiện nay, Agribank Chi nhánh Krong Păk cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: (1) Có định hướng kiểm soát theo từng giai đoạn và phải có sách lược phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng; (2) Phải áp dụng quy trình kiểm soát một cách thống nhất, nhiêm túc; (3) Phải xây dựng được các phương án kiểm soát đa dạng
theo các kịch bản nhận diện rủi ro, phù hợp với tình hình kinh doanh và mục tiêu lớn của mỗi thời kỳ. Trong đó phải nghiên cứu sử dụng đa dạng các biện pháp kiểm soát rủi ro hơn, với tư tưởng chủ đạo là hướng nhiều đến các biện pháp mang tính khai thác. Cụ thể về một số nội dung công việc cần được thực hiện trong yêu cầu này thực hiện như sau:
1.540 + Đối với định hướng kiểm soát: Định hướng kiểm soát phải được xác định
thực trạng rủi ro đang có, những dự báo về tình hình kinh doanh, và phải bám theo những yêu cầu, mục tiêu lớn của kỳ kinh doanh đó. Định hướng kiểm soát phải hướng
đến được từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể; có thể theo hướng siết chặt, nới lỏng, hoặc trung hòa linh hoạt tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu chủ đạo là phải phục vụ mục tiêu gia tăng thị trường, lợi nhuận, hay hạn chế tín dụng.
1.541 + Đối với việc thiết lập lại quy trình kiểm soát rủi ro: Quy trình kiểm
soát là
thống nhất cho các hoạt động tác nghiệp của kiểm soát rủi ro, nhằm tạo nên một hoạt động kiểm soát quy củ, có hệ thống, có khả năng đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình kiểm soát rủi ro. Lâu nay, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Krong Păk là được thực hiện theo các quy trình tín dụng riêng lẻ. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện, đòi hỏi phải có sự thiết lập lại quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng bằng những quy định cụ thể, tập trung. Việc xây dựng quy trình kiểm soát rủi ro cần phải được đầu tư nghiên cứu bài bản, phải có thời giandài và là công việc của Agribank. Đối với Chi nhánh hiện nay, bước đầu cần nghiên
cứu ban hành các văn bản chỉ đạo nội bộ, các quy định cụ thể về các yêu cầu công việc phải thực hiện theo định hướng đã xác định, và phân công thường xuyên nhiệm vụ các khâu công việc cụ thể trong chuỗi hoạt động kiểm soát đến từng bộ phận chức năng cụ thể có liên quan đến công tác tín dụng. Những công việc này sẽ là cơ sở để tạo nhận thức tự giác và kỹ năng về kiểm soát rủi ro cho cán bộ và cả hệ thống quản lý nội bộ của mình.
1.542 + Đối với việc xây dựng các phương án kiểm soát: Dựa vào định
hướng kiểm
soát chính và các kịch bản đã được xây dựng cho mỗi thời kỳ, bộ phận chức năng về quản lý rủi ro của đơn vị phải nghiên cứu, xây dựng cho được các phương án kiểm soát rủi ro cho toàn bộ hoạt động tín dụng phù hợp với từng kịch bản và định hướng chung. Trong đó, các công cụ, biện pháp được sử dụng đa dạng, linh hoạt hơn.
1.543 + Ngoài các phương án kiểm soát tổng thể hoạt động tín dụng ra, cũng cần
phải xây dựng các phương án kiểm soát rủi ro hướng tới từng khách hàng. Việc này phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng trên cơ sở đo lường, đánh giá rủi ro đối với mỗi khách hàng trong suốt quá trình quan hệ tín dụng. Các phương án kiểm soát rủi ro đơn lẻ này phải bám sát tinh thần, chủ trương của phương án tổng thể, nhưng nó sẽ đa dạng hơn về mặt sử dụng các công cụ, biện pháp
kiểm soát: Cùng một nhóm nợ, nhưng cách ứng xử cụ thể có thể khác nhau đối với mỗi khách hàng tùy theo đặc điểm tình hình, tiềm năng phát triển, mục tiêu khai thác.