Khái niệm tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Ta có thể hiểu, tín dụng NHTM như sau: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Ở Việt Nam, về thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng. Hiện nay thời hạn của tín dụng được xác định như sau:

Thời hạn cho vay ngắn hạn: được xác định phù hợp với các chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng vào mục đích tiêu dùng trong ngắn hạn.

Thời hạn cho vay trung hạn: từ 1năm đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ với thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.

Thời hạn cho vay dài hạn: từ 5 năm trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với các dự án phục vụ đời sống. Tín dụng dài hạn được cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

Nguồn vốn cho vay được huy động từ nguồn sau:

Nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng: là những nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động này cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn và tùy thuộc vào từng ngân hàng, từng địa bàn và từng thời điểm khác nhau. Tuy vậy nhưng đây là nguồn vốn an toàn, rẻ nhất mà các ngân hàng muốn tập trung huy động...

Vay NHNN: Do điều kiện vay và các rằng buộc khác với NHNN thường gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại nên ngân hàng thường chỉ sử dụng nguồn này khi thấy thực sự khó khăn bởi còn phù thuộc vào chính sách tiền tệ,.

Nguồn vốn vay liên ngân hàng: lãi suất tính theo ngày...

Vay nợ nước ngoài: Cách tăng nguồn vốn bằng vay nợ nước ngoài sẽ bị hạn chế nhiều do liên quan đến các chính sách và vấn đề chính trị. Dù đây là nguồn vốn huy động được với khối lượng lớn, lãi suất vừa phải nhưng lại chịu những điều kiện vay vốn đôi khi còn liên quan tới vấn đề chính trị.

Tài trợ ủy thác: Trong những năm gần đây, nguồn vốn thu hút bằng tài trợ ủy thác có xu hướng tăng do chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn tài trợ ủy thác do ngân hàng được tổ chức quốc tế chuyển một khoản vốn ủy thác cho ngân hàng cho vay theo thỏa thuận ký kết giữa hai bên.Từ đó ngân hàng thực hiện cho vay hay đầu tư theo chỉ định của nước ngoài và được hưởng một tỷ lệ phần trăm và chênh lệch lãi suất cho vay.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)