Quan niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tín dụng ngân hàng không chỉ tác động tới nền kinh tế mà còn tác động tới các doanh nghiệp mà còn hơn cả là tới ngân hàng. Thông qua việc xem xét hiệu quả của hoạt động cho vay sẽ giúp cho ngân hàng có thể đánh giá lại hoạt động cho vay của mình để từ đó có thể đưa ra những giải pháp thông qua nhằm phục những tồn tại thiếu sót và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay.

Xét trên quan điểm của ngân hàng thì hoạt động tín dụng được xem xét là có hiệu quả khi nó đảm bảo được ba yếu tố:

Khả năng thanh khoản.

Khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Điều này có nghĩa là các ngân hàng khi tiến hành cho vay thì khoản cho vay đó phải đem lại thu nhập cho ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí trả lãi vốn huy động hoặc đi vay, các chi phí cho hoạt động tín dụng và rủi ro của ngân hàng. Song không phải các ngân hàng cứ cho vay nhiều, mang lại nhiều lợi nhuận là có hiệu quả cao bởi vì nếu cho vay ra mà không thu hồi được vốn cho vay hoặc cho vay không cân xứng với nguồn vốn huy động được thì sớm hay muộn ngân hàng cũng dễ rơi vào tình trạng thua lỗ, đổ bể. Chính vì vậy, yếu tố hiệu quả trong hoạt động tín dụng là yếu tố quan trọng và cần thiết đầu tiên đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển kinh tế trong cả hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w