Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 48 - 51)

OẠI HỘI ĐỐHG Cố ĐÔNG

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Vietinbank

Nguồn: Website Vietinbank cấu tổ chức, quản lý của Vietinbank bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Vietinbank. Đại hội đồng cổ đông được tổ chức thường xuyên thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thông qua định hướng hoạt động và phát triển của Vietinbank theo đề xuất của Hội đồng quản trị, nắm giữ nhiều quyền hạn đưa ra các quyết định quan trọng như thành lập công ty con, quyết

HỘI ĐÓNGQUĂNTRỊ BAN MÊ'! SOAĨ

Vdm phòng

Hộlđố-Sl quântrỊ

định tăng giảm vốn điều lệ, loại cổ phần và sớ lượng cổ

phần được phát hành, các

quyết định đầu tư, mua bán tài sản,...

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Vietinbank, có toàn quyền nhân danh Vietinbank để quyết định và đảm nhiệm nhiệm vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị Vietinbank có 11 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên Hội đồng quản trị độc lập, thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ liên tục. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên của hội đồng quản trị không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát của Vietinbank. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của Vietinbank. Hội đồng quản trị của Vietinbank thành lập và duy trì các Ủy ban sau: Ủy ban chính sách; Ủy ban giám sát; Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có; Ủy ban quản lý, xử lý rủi ro; Ủy ban nhân sự, tiền lương, thưởng.

Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc điều hành hoạt động hằng ngày của Vietinbank. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đổng quản trị, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật về thực hiện và điều hành hoạt động hàng ngày của Vietinbank. Tổng giám đốc không đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị nhưng có thể là thành viên hoặc không là thành viên của Hội đồng quản trị.

Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng, ban chức năng của Vietinbank, trưởng các đơn vị phụ thuộc.

Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh

doanh, quản trị và điều hành Vietinbank, chịu trách nhiệm

trước Đại hội đồng cổ

đông với nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát thường có từ 3- 5

thành viên do Đại

hội đồng cổ đông bầu. Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt

động và việc tuân

thủ theo quy định của Pháp luật và điều lệ đối với Hội đồng

quản trị. Thẩm định bao

cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 6

tháng của Vietinbank,

báo cáo công tác quản lý Hội đồng quản trị; xem xét sô kế toán

và các tài liệu liên

quan khác của Vietinbank; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, cải tiến

cơ cấu quản lý, điều

hành hoạt động kinh doanh của Vietinbank.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm toán nội bộ của Vietinbank:

Vietinbank thiết lập hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ độc lập, xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống Vietinbank, giúp Hội đồng quản trị, Ban điều hành điều hành thông suốt, kiểm soát an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Vietinbank.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w