3 Chú trọng thực hiện các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho vay:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 77 - 79)

trong hợp đồng tín dụng

đã thỏa thuận. Do đó, các CBTD phải sát sao hơn nữa trong

việc giám sát các khoản

vay sau khi giải ngân. Việc kiểm tra hoạt động sử dụng vốn

vay của doanh nghiệp

phải được tiến hành thường xuyên và thật kỹ lưỡng. Khi cho

khách hàng sử dụng

vốn vay, ngân hàng cần phải kiểm tra tình trạng vốn vay cả

trước, trong và sau khi

cho vay để đảm bảo tình trạng nguồn vốn luôn được cập nhật

cho đến khi thu hồi.

Đối với kiểm tra nguồn vốn trước khi cho vay, ngân hàng có

thể kiểm tra tính pháp

lý của hồ sơ vay vốn, các điều kiện vay vốn của từng đối

tượng khách hàng, và các

nội dung khác, đảm bảo phù hợp với quy định hướng dẫn của

Vietinbank và

NHNN. Trong giai đoạn cho vay, chuẩn bị giải ngân tiền cho

khách hàng, ngân

hàng nên kiểm tra các chứng từ, tài liệu gửi kèm giấy nhận nợ

khi khách hàng rút

vốn, đảm bảo mục đích vay phù hợp với hợp đồng tín dụng, quy

trình giải ngân phù

hợp với tiến độ sử dụng vốn và hình thức thanh toán của khách

hàng. Cuối cùng là

giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay. Ở giai đoạn này ngân hàng

nên thường xuyên

kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của hạng mục cấp vốn

vay của khách hàng,

theo dõi cập nhật tình hình sử dụng vốn vay, tình trạng tài

sản bảo đảm tiền vay,

những biến chuyển, bất cập hay phát sinh vấn đề khó khăn

thuận lợi trong quá trình

thu nợ, phát hiện các vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo

đảm tiền vay để có

biện pháp xử lý.. .CBTD phải kiểm tra liên tục và chặt chẽ để

có thể phát hiện kịp

thời những sai phạm và đưa ra quyết định xử lý nhanh chóng,

hợp lý theo quyền

hạn và nghĩa vụ của mình.

3.2.3 Chú trọng thực hiện các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro chovay: vay:

Những rủi ro, nguy cơ phát sinh trong quá trình cho vay là một vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình hạt động của đại đa số hầu hết các ngân hàng. Và vấn đề này không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà phải có biện pháp để hạn chế thấp nhất rủi ro. Khi rủi ro trong quá trình thu hồi nợ tăng, nợ khó đòi không thể thu hồi được

đồng nghĩa với việc lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ giảm sút. Cùng với đó, mức độ uy tín của một ngân hàng cũng sẽ bị giảm. Vậy nên thực hiện tốt các biện

pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình là

hoạt động hết sức cần thiết và

quan trọng đối với Vietinbank để có được hiệu quả kinh doanh tốt. Cụ thể là :

Chủ động phân tán rủi ro, hạn chế nợ khó đòi:

Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua việc phân tán dư nợ, nó được biểu thị dưới hình thức mỗi ngân hàng nên đa dạng hoá ngành nghề cho vay, không nên tập trung quá nhiều vốn cho một người vay, hạn chế cho vay những lĩnh vực có độ rủi ro cao, những lĩnh vực kinh doanh hay sản phẩm mà thị trường đã có dấu hiệu bão hoà, sản phẩm sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh,... Vietinbank nên giảm cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ.

Đánh giá chính xác giá trị của tài sản đảm bảo (TSĐB):

Nếu ngân hàng đánh giá chính xác tài sản đảm bảo và kiên quyết từ chối cho vay khi TSĐB không đủ, rõ ràng thì chắc chắn sẽ hạn chế được phần lớn rủi ro và đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng. Việc thẩm định TSĐB phải được các chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, nếu tài sản đảm bảo đã thuộc lĩnh vực bảo lãnh thì ngân hàng có thể thuê chuyên gia thẩm định TSĐB trong trường hợp TSĐB đã thuộc lĩnh vực mà CBTD không chuyên sâu.

Xây dựng một hệ thống thông tin tốt:

Nắm bắt thông tin tốt về các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có quyết định cho vay đúng hạn chế rủi ro. Dự báo, dự đoán được tính hiệu quả, khả thi của dự án trong tương lai từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay không đối với các dự án lớn, dự án trung dài hạn. Theo đó cần phải xâu dựng và tổ chức hệ thống thông tin: bao gồm thông tin tín dụng; thông tin khách hàng và thông tin về nền kinh tế, thông tin pháp luật, thông tin thị trường và mức độ ứng dụng công nghệ cao cho phép thu thập và xử lý thông tin nhanh, đảm bảo tính cập nhật và chính xác. Tận dụng nguồn thông tin của khách hàng, thường xuyên cập nhật và trao đổi thông tin giữa các tổ chức tín dụng với ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w