đồng thời sẽ có
những ưu, nhược điểm nhất định. Do đó ngân hàng và từng đối
tượng khách hàng
có thể xem xét, áp dụng từng phương thức cho vay đối với từng
loại hình doanh
nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn sử dụng tốt vốn
vay. Áp dụng hình
thức thế chấp tài sản đối với từng khách hàng để đảm bảo an
toàn nguồn vốn cho
vay. Đối với những khoản vay có dấu hiệu khó đòi hoặc không
có dấu hiệu thu hồi
được thì ngân hàng có thể tạm ngừng cung cấp tiếp vốn vay,
yêu cầu khách hàng
thực hiện đúng các khoản trong hợp đồng tín dụng và chuyển
cho vay từng món đối
với số tiền vay đã phát hành.
Đối với những khách hàng truyền thống, có năng lực tài chính lành mạnh, tài khoản tiền gửi phát sinh không thường xuyên, ngân hàng có thể áp dụng nghiệp vụ thấu chi, ở nghiệp vụ này khách hàng được sử dụng nguồn vốn và tiền vay một cách linh hoạt và chủ động hơn. Nhưng nghiệp vụ này chỉ nên áp dụng khi phát sinh nợ chỉ trong thời gian ngắn và không có lịch sử về việc cố ý chiếm dụng vốn, không trả nợ.
3.2.2 Chú trọng, nâng cao kiểm tra, theo dõi tình trạng sử dụng vốn vay củakhách hàng: khách hàng:
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay của CBTD có vai trò vô cùng quan trọng và mật thiết đối với hiệu quả hoạt động tín dụng.
Trong quá trình hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc thực hiện tốt công tác kiểm tra , kiểm soát giúp ngân hàng phát hiện những sai xót còn tồn đọng, phát sinh. Từ đó tăng cường hiệu quả của hoạt động cho vay, giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn và tránh được rủi ro mất vốn.
Trong số nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại ngân hàng, nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao nhất là do quản lý yếu kém trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng