Về cơ chế bảo đảm tiền vay:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 79 - 81)

Ngoài các hình thức bảo đảm truyền thống, các ngân hàng cũng nên áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay như cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc. Hiện nay các ngân hàng chủ yếu áp dụng hình thức thế chấp tài sản đảm bảo. Đồng thời, tài sản của khách hàng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hầu như rất thấp, thậm chí không có tài sản lớn để thế chấp, họ cũng không có điều kiện vay vốn, nhất là các nguồn vốn lớn. Vì vậy, các ngân hàng nên kết hợp nhiều hình thức bảo đảm khác nhau để tất toán khoản vay.

Đối với doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản đảm bảo cho phần còn lại, ngân hàng yêu cầu đơn vị thực hiện bảo đảm đủ nợ theo quy định.

Đối với những doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần mà tài sản đảm bảo không đủ để đảm bảo phần còn lại thì ngân hàng có thể yêu cẩu đơn vị sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay được yêu cầu tiếp tục bảo lãnh phần còn lại.

Đối với những khách hàng doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn cho 2 loại hình trên, ngân hàng phải tập trung thẩm định các dự án, kế hoạch kinh doanh, tính khả thi của dự án, phương án cho vay và phải thông qua hội đồng tín dụng, các phòng ban giám đốc ngân hàng để ra quyết định cho vay hay không và hạn mức cho vay là bao nhiêu.

Hoạt động cho vay tại ngân hàng hiện nay quan trọng nhất là phương án làm hồ sơ vay vốn, tuy nhiên vẫn cần quan tâm đến tài sản thế chấp. Vì tài sản thế chấp có liên quan và ảnh hưởng đến trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Nhưng bản thân tài sản thế chấp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như quyền sở hữu tài sản thế chấp, biến động giá cả và các tác động khác làm hư hỏng tài sản thế chấp. Mặt khác, việc thanh toán - xử lý tài sản thế chấp cũng không dễ dàng và không ngân hàng nào cho vay mà muốn dùng đến biện pháp cuối cùng là xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào tài sản đảm bảo mà bỏ qua các dự án khả thi, ngân hàng có thể mất một khoản doanh thu lớn từ việc cho vay dự án đó. Các ngân hàng nên lựa chọn những khách hàng đủ điều kiện vay tín chấp vì khi đó bản thân các doanh nghiệp này đã có năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh tốt, hiệu quả.

Sau đó tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo đảm bổ sung để khách hàng chủ động hơn trong việc trả nợ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w