TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LỘC AN (Trang 27)

8. Kết cấu của đề tài

1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị

Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp dựa vào một cách riêng có bằng những khoản tiền các kỹ năng và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất nguồn tài chính và trình bày kết quả của nó””.

Quan điểm này chủ yếu tập trung vào chức năng và nhiệm vụ của kế toán. Đây là một cách nhìn cũ về kế toán so với tình hình kế toán hiện nay. Hiện nay, bên cạnh việc ghi chép, phân loại, tổng hợp và trình bày kết quả kế toán, kế toán còn cần phải chú trọng đến hoạt động cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để ban quản trị có thể hoạch định và thực thi các kế hoạch, chiến lược, đồng thời kiểm tra và đánh giá các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào, nhu cầu sử dụng thông tin kế toán luôn được kế toán quan tâm hàng đầu. Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ đã nhận định như sau: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông báo kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông báo”.

Luật Kế toán 2015 định nghĩa: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”

Hoạt động Kế toán quản trị (KTQT) đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, truớc năm 1995 khái niệm về KTQT chua đuợc xuất hiện trong hệ thống kế toán, vai trò của KTQT chỉ mới đuợc thừa nhận trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005. Vào tháng 06/2006, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành thông tu 53/2006/TT-BTC về việc “Huớng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”, thông qua đó đua ra một số nội dung và phuơng pháp KTQT chủ yếu cho các doanh nghiệp thực hiện công tác quản trị một cách thuận tiện và có hệ thống. Ngày nay, KTQT đuợc coi nhu là một bộ phận không thể thiếu của bộ phận quản trị doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị truờng hiện nay, KTQT đã đuợc mở rộng và vận hành trong các doanh nghiệp nhằm phục vụ đắc lực hỗ trợ việc ra quyết định quản trị. Có nhiều nghiên cứu KTQT đã đua ra các nhận định về KTQT, chẳng hạn nhu:

V Theo Ray H. Garrison (2010), “KTQT quan tâm đến việc cung cấp số liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức’”.

V Ronald W. Hilton (2016) đã đua ra nhận định: “KTQT là quá trình xác định, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin mà nhà quản trị dựa vào đó hoạch định và kiểm soát các mục tiêu của tổ chức’”.

V Hoặc, quan điểm về KTQT của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ nhu sau: “KTQT là quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình thực hiện các mục đích của tổ chức. KTQT là một bộ

V phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên kế

toán quản trị những

đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức’”.

V Từ các nhận định nêu trên, tác giả nhận thấy các nhà khoa học định nghĩa KTQT theo

những cách khác nhau, song tựu chung lại, KTQT được hiểu là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán phục vụ việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thực hiện các hoạt động quản trị.

V Ở Việt Nam, KTQT được định nghĩa trong Luật Kế toán 2015 và Thông tư số 53/2006/TT-BTC như sau: “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán””. Bên cạnh việc đưa ra khái niệm về KTQT, thông tư 53/2006/TT-BTC còn chi tiết: '“KTQT nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. KTQT là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.”” V Theo quan điểm của tác giả, KTQT được hiểu là hoạt động thực hiện tổng hợp các

thông tin kế toán theo một hệ thống thông tin chính xác và kịp thời mà dựa vào đó các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. KTQT là một hệ thống thông tin hữu ích với vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định của các nhà quản trị. KTQT sẽ hạn chế những rủi ro từ thông tin, đảm bảo các nhà quản trị nắm được thông tin một cách chính xác.

V Như vậy, KTQT là một bộ phận cấu thành thông tin giúp thỏa

mãn nhu cầu thông tin

của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

V Từ những quan điểm về KTQT nêu trên, tác giả cho rằng bản chất của KTQT bao gồm:

KTQT là một bộ phận cấu thành của kế toán phục vụ các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp hoạch định, kiểm soát và đánh giá các hoạt động kinh tế;

KTQT là một hệ thống thu nhận và xử lý thông tin định lượng về các hoạt động của tổ chức một cách cụ thể;

KTQT không mang tính pháp lý, công tác KTQT được thực hiện theo quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo nên một hệ thống quản lý phù hợp với từng doanh nghiệp;

Thông tin KTQT chủ yếu hướng về tương lai và mang tính linh hoạt nhằm hỗ trợ các nhà quản trị ứng biến và xử lý kịp thời trong các tình huống;

Thông tin KTQT là một hệ thống hữu ích giúp quản lý doanh nghiệp. Hệ thống thông tin KTQT có nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động cung cấp thông tin cho các nhà quản trị với các chức năng cơ bản của nhà quản trị: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định;

Thông tin KTQT là một nền tảng, một cơ sở để các nhà quản trị ra quyết định. Muốn các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn, thông tin KTQT phải mang tính chính xác nhằm mang lại lợi nhuận cao và giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.

1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí

V Viện Kế toán Quản trị Hoa Kỳ định nghĩa kế toán quản trị chi phí như sau:

KTQTCP

kỹ thuật hay phương pháp để xác định chi phí cho một dự án, một quá trình hoặc một sản phàm... Chi phí này được xác định bằng việc đo lường trực tiếp, kết chuyển tuỳ ý

V hoặc phân bổ một cách có hệ thống và hợp lý (Montvale,

N.J, 1983). Đây là một định

nghĩa tập trung chú trọng đến việc xác định mục tiêu của

KTQTCP. Mục tiêu của

KTQTCP là việc cung cấp các thông tin chi phí nội bộ trong

doanh nghiệp cho các nhà

quản trị ra quyết định hợp lý phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

V Theo Periasamy P. (2010): “KTQTCP là hệ thống kế toán chính thức được thiết

lập để

ghi nhận chi phí. Nó là một quá trình hệ thống để xác định giá thành đơn vị của sản phẩm sản xuất ra hoặc dịch vụ được cung cap’”. KTQTCP cung cấp chi tiết thông tin chi phí theo nhu cầu của nhà quản trị để kiểm soát hoạt động kinh doanh hiện tại và lập kế hoạch cho tuơng lai (Edward J. VanDerbeck, 2010).

V Khi nghiên cứu chủ đề “Xây dựng mô hình KTQTCP trong các doanh nghiệp sản xuất

Thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, tác giả Nguyễn Phú Giang (2014) cho rằng:

“KTQTCP là một bộ phận của KTQT chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp thông tin về chi phí, nhằm phục vụ các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định ”. KTQTCP là một phân hệ của hệ thống KTQT nhằm cung cấp thông tin chi phí phục vụ quản trị tổ chức.

V Nhìn chung, KTQTCP đuợc các tác giả nhìn nhận duới góc độ kế toán chi phí. KTQTCP là một nội dung của hệ thống kế toán nói chung, là một bộ phận của KTQT và KTCP nói riêng. KTCP là quá trình thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp tình hình chi phí nhằm phục vụ các hoạt động kiểm soát và đánh giá chi phí tại thời điểm thực hiện báo cáo. Nhu vậy, KTQTCP đuợc xem là một công cụ đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp.

V Từ việc phân tích các nhận định về KTQT và KTQTCP, tác giả cho rằng: Kế toán quản

trị chi phí là công cụ đuợc xây dựng để nhận diện, đo luờng và phân tích những hoạt động ảnh huởng đến chi phí nhằm lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định

V phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. KTQTCP sẽ hỗ trợ

những quyết định trong

công tác chỉ đạo và kiểm soát của nhà quản trị, đồng thời đo

luờng rủi ro các hoạt động

và đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhu vậy:

KTQTCP là một công cụ hữu ích, không thể tách rời hệ thống kế toán. KTQTCP giúp phân tích, kiểm soát và đánh giá những hoạt động ảnh hưởng đến chi phí nhằm thiết lập cách xử lý chi phí phù hợp;

KTQTCP hỗ trợ các đối tượng sử dụng với các mục đích khác nhau. Ngoài ra, KTQTCP còn có mối quan hệ hữu cơ với công tác quản lý kinh tế như là giúp các nhà quản trị nhận diện rủi ro để định hướng và xây dựng các biện pháp kiểm soát chi phí một cách kịp thời;

KTQTCP không chỉ cung cấp thông tin chi phí từ quá khứ mà còn đánh giá những tác động đến chi phí ở hiện tại, bên cạnh đó còn có thế đưa ra những dự báo cho tương lai, từ đây các nhà quản trị có thể ra quyết định đúng đắn trong vấn đề quản lý kinh doanh.

1.1.3. Đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp nghiệp

1.1.3.1. Đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

V Nghiên cứu “Xây dựng mô hình KTQTCP trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam” của tác giả Lê Thế Anh (2017) đã đua ra đuợc những đặc điểm cơ bản về KTQTCP, cụ thể là: “KTQTCP nhấn mạnh việc cung cấp số liệu cho việc sử dụng nội bộ cho nhà quản trị; KTQTCP chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai; KTQTCP mang tính linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thông tin; KTQTCP không mang tính pháp lệnh và không bắt buộc phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán chung. ” Những đặc điểm này chủ yếu nhấn mạnh việc xác định chi phí phù hợp. Xác định chi phí là điều kiện giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Việc này hỗ

V trợ các nhà quản trị phân tích và tìm ra các phương án tốt nhất, có lợi nhất; đánh giá

hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; định hướng và lập kế hoạch cho công tác giảm những chi phí không cần thiết; định giá bán cho doanh nghiệp.

V Bên cạnh những đặc điểm cơ bản nêu trên, tác giả nhận thấy còn có một số đặc

điểm về

KTQTCP, bao gồm:

KTQTCP chỉ cung cấp thông tin phù hợp hỗ trợ các nhà quản trị ra quyết định, có nghĩa là KTQTCP chỉ đưa ra các đề xuất phương án kinh doanh chứ không thực hiện.

KTQTCP ưu tiên tính kịp thời đảm bảo cung cấp thông tincho việc lựa chọn

V phương án tối ưu. KTQTCP phải

được báo cáo thường xuyên tùy vào nhu cầu sử

V dụng của nhà quản trị, có thể là

ngày, tuần hoặc tháng.

KTQTCP đòi hỏi tính chính xác của thông tin chi phí. Chi phí là một yếu tố ảnh V hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này mang ý nghĩa rằng chi phí là một yếu tố trung tâm của bộ phận KTQTCP được sử dụng để đo lường, phân tích, kiểm tra nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh. Nếu thông tin chi phí bị sai lệch, đồng nghĩa với việc các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định gây rủi ro cho doanh nghiệp.

V Tại điều 4, Luật Kế toán 2015 quy định về nhiệm vụ của kế toán: “Thu thập, ghi chép,

chọn lọc và xử lý thông tin và số liệu. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài

V chính của đơn vị kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu kế

toán theo quy định của pháp

luật.”

V KTQTCP đơn thuần là một bộ phận cấu thành từ hệ thống kế toán, nhu vậy,

nhiệm vụ

của KTQTCP đuợc hiểu là việc thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí; kiểm tra, giám sát các mục tiêu, dự toán; phân tích thông tin, số liệu về chi phí hỗ trợ việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, nguời làm nghề KTQT cũng cần phải tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để công tác KTQTCP đuợc thực hiện một cách hiệu quả.

V Để tiến hành hoạt động KTQTCP sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong việc ra quyết

định đúng đắn ngắn hạn lẫn việc hoạch định chiến luợc dài hạn cho công ty, đòi hỏi KTQTCP cần tuân thủ một số yêu cầu nhu sau:

V •C Thông tin KTQTCP đảm bảo tính trung thực, hợp lý và kịp thời. Theo đó, khi xây dựng mô hình KTQTCP đòi hỏi phải thể hiện được vai trò của công tác KTQTCP nhằm đảm bảo tính khái quát. Đồng thời, thông qua đó, cung cấp thông tin về chi phí của từng hoạt động, bộ phận, công việc, sản phẩm một cách đầy đủ, kịp thời và chuẩn xác giúp các nhà quản trị ra quyết định hữu ích có tính chiến lược.

V •C Thông tin KTQTCP đảm bảo được tính chi tiết, cụ thể hơn so với KTTC hỗ trợ

các yêu cầu và mục đích của nhà quản trị trong việc sử dụng thông tin cần thiết. V •C Thông tin KTQTCP phải mang tính bảo mật, việc bảo mật tốt những dữ liệu

thông tin sẽ đem lại lợi ích, đảm bảo khả năng cạnh tranh và tránh những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

V •C Thông tin KTQTCP cung cấp phải có tính khái quát, logic và so sánh được nhằm nhận diện thông tin nhanh, chính xác để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chi phí đồng thời đánh giá được các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

V Để hoạt động kiểm soát chi phí đem lại hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể, ngoài việc

thực hiện các yêu cầu trên, KTQTCP cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

V J Thứ nhất, nguyên tắc khách quan: Dựa vào nguyên tắc này, KTQTCP phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh, không bị thiên lệch vì bất kỳ một lợi ích

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LỘC AN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w