8. Kết cấu của đề tài
1.2.5. Phân tích thông tin chi phí thích hợp để ra các quyết định kinh doanh của
nhà quản trị
• Thông tin chi phí đảm nhiệm một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông tin chi phí có nhiệm vụ định hướng cho các quyết định về sản phẩm, đồng thời thiết kế sản phẩm đáp ứng với kỳ vọng của khách hàng, đảm bảo lợi nhuận mang lại cho công ty. Quá trình ra quyết định là quá trình đưa ra kết quả cuối cùng của các doanh nghiệp, được xem xét từ nhiều thông tin
5 0 Ảnh hưởng của giá đến biển phí sản xuất chung Đơn giá biên phí sản xuất chung thực tế Đơn giá biên phí sản xuất chung dự toán Mức độ hoạt động thực tê
• kế toán khác nhau để đưa ra một phương án tối ưu nhất cho
doanh nghiệp. Trong các
thông tin kế toán, thông tin chi phí là nhân tố ảnh hưởng lớn đến
việc ra quyết định của
nhà quản trị. Vì vậy, KTQTCP cần phải có những cách thức phân
tích chi phí khác
nhau để quản trị chi phí một cách phù hợp.
1.2.5.1. Phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí
• Mục 5, phần I của Thông tư 53/2006/TT-BTC nêu rằng: “Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận (phân xưởng, đội, tổ,...) hoặc từng giai đoạn hoạt động (giai đoạn làm thô, giai đoạn cắt gọt, giai đoạn đánh bóng,...).” Trung tâm chi phí đảm nhận trách nhiệm kiểm soát chi phí ở các khoảng thời gian khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả quản lý các của nhà quản trị.
• Phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí là công việc căn cứ trên báo cáo kết quả của từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm. Đây là báo cáo các chỉ tiêu thực tế đã đạt được so với dự toán ở từng bộ phận trong khoảng thời gian nhất định. Các báo cáo này còn thể hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí giúp tránh lãng phí và giảm các chi phí không cần thiết, từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí, các nhà quản trị sử dụng phương pháp chênh lệch chi phí:
• Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
• Chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí dự toán, chênh lệch chi phí là biến động âm, được đánh giá là tốt (với điều kiện vẫn đảm bảo được chất lượng).
• Chi phí thực tế bằng chi phí dự toán, trường hợp này vẫn đảm bảo được việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
5 1
• • Chi phí thực tế lớn hơn chi phí dự toán, có nghĩa là biến động bất lợi (biến động cho kết quả dương), khi đó các nhà quản trị cần phải tìm hiểu rõ những tác động gây ảnh hưởng đến biến động này nhằm đưa ra những giải pháp chính xác và kịp thời giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra và đáp ứng mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp.
I.2.5.2. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí — sản lượng — lợi nhuận (CVP)
• Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP) là kỹ thuật phân tích
và đánh giá những thay đổi về chi phí, sản lượng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích CVP giữ vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, đây là một công cụ quản lý hữu ích được vận dụng trong việc lập kế hoạch và ra quyết định cho doanh nghiệp. Nội dung của phân tích CVP gồm: phân tích điểm hòa vốn, xác định sản lượng, doanh thu so với lợi nhuận kế hoạch; phân tích lợi nhuận mục tiêu; phân tích các yếu tố giá bán ảnh hưởng đến lợi nhuận.
• Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Điềm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nhưng việc phân tích điểm hòa vốn giúp cho doanh nghiệp có những phương án kinh doanh tối ưu hơn đảm bảo ứng xử chi phí kịp thời ở các tình huống khác nhau.
• Lợi nhuận mục tiêu là mức lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến đạt được trong kỳ. Trong
mỗi doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu đối với công tác kinh doanh. Phân tích CVP làm cơ sở để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Ngoài ra, việc phân tích CVP còn định hướng cho doanh nghiệp xây dựng mức giá bán hợp lý. Qua việc phân tích này, doanh nghiệp sẽ biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như giá bán, sản lượng tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào, từ
5 2
• đó hoạch định và xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
trong quản lý, điều hành
doanh nghiệp một cách tốt hơn.
• Khi phân tích CVP, các nhà quản trị thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
• Số dư đảm phí (hay còn gọi là CM) được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi (tức biến phí). CM được sử dụng để bù đắp chi phí cố định (tức định phí), khi đó phần còn lại sau khi đã bù đắp của CM sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trường hợp định phí không đổi, CM càng cao thì sẽ tạo ra lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Mặt khác, nếu CM không đủ để bù đắp định phí thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
• Tỷ lệ số dư đảm phí (còn được gọi là CMR) là tỷ lệ phần trăm giữa số dư đảm phí với doanh thu. Khi doanh thu thay đổi, chỉ tiêu này được các nhà quản trị dùng để xác định số chênh lệch của số dư đảm phí. Điều này có nghĩa là nếu một lượng doanh thu tăng lên, một lượng lợi nhuận cũng sẽ tăng lên bằng với tỷ lệ số dư đảm phí nhân với doanh thu.
I.2.5.3. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quy ết định kinh doanh
• Ra quyết định là một quá trình phải trải qua nhiều bước như nhận diện vấn đề, xử lý,
phân tích và đánh giá, sau đó dẫn đến việc lựa chọn. Đây là một chức năng cơ bản của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Việc ra quyết định cần phải căn cứ vào rất nhiều thông tin kế toán, trong đó, thông tin chi phí là yếu tố quan trọng và cần thiết để các nhà quản trị xác định những phương án tối ưu cho doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống thông tin chi phí được xây dựng giúp các đối tượng sử dụng có thông tin chi phí vừa kịp thời vừa chuẩn xác.
• Thông tin chi phí thích hợp là những thông tin có liên quan đến tương lai và phải có sự
khác biệt giữa các phương án so sánh. Việc nhận diện thông tin chi phí thích hợp rất
5 3
• quan trọng đối với doanh nghiệp, vì khi đó thông tin không
thích hợp đã được loại bỏ
nhằm phân tích, đánh giá chi phí chính xác và hiệu quả, đồng thời
thuận tiện cho quá
trình xem xét để ra quyết định. Quá trình phân tích thông tin chi
phí thích hợp bao gồm
các bước: Thu thập thông tin chi phí của từng phương án kinh
doanh; Loại bỏ các chi
phí chìm; Loại bỏ các chi phí phát sinh như nhau ở các phương án
kinh doanh; Ra
quyết định căn cứ trên các thông tin chi phí còn lại, tức thông
tin chi phí thích hợp.
Phân tích thông tin chi phí phù hợp làm cho các vấn đề cần được
giải quyết trở nên đơn
giản hơn. Bên cạnh đó, việc phân tích trên còn là cơ sở để các
nhà quản trị đi tới quyết
định nhanh hơn.