Đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí trongdoanh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LỘC AN (Trang 32 - 37)

8. Kết cấu của đề tài

1.1.3. Đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí trongdoanh

những quyết định trong

công tác chỉ đạo và kiểm soát của nhà quản trị, đồng thời đo

luờng rủi ro các hoạt động

và đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhu vậy:

KTQTCP là một công cụ hữu ích, không thể tách rời hệ thống kế toán. KTQTCP giúp phân tích, kiểm soát và đánh giá những hoạt động ảnh hưởng đến chi phí nhằm thiết lập cách xử lý chi phí phù hợp;

KTQTCP hỗ trợ các đối tượng sử dụng với các mục đích khác nhau. Ngoài ra, KTQTCP còn có mối quan hệ hữu cơ với công tác quản lý kinh tế như là giúp các nhà quản trị nhận diện rủi ro để định hướng và xây dựng các biện pháp kiểm soát chi phí một cách kịp thời;

KTQTCP không chỉ cung cấp thông tin chi phí từ quá khứ mà còn đánh giá những tác động đến chi phí ở hiện tại, bên cạnh đó còn có thế đưa ra những dự báo cho tương lai, từ đây các nhà quản trị có thể ra quyết định đúng đắn trong vấn đề quản lý kinh doanh.

1.1.3. Đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp nghiệp

1.1.3.1. Đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

V Nghiên cứu “Xây dựng mô hình KTQTCP trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam” của tác giả Lê Thế Anh (2017) đã đua ra đuợc những đặc điểm cơ bản về KTQTCP, cụ thể là: “KTQTCP nhấn mạnh việc cung cấp số liệu cho việc sử dụng nội bộ cho nhà quản trị; KTQTCP chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai; KTQTCP mang tính linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thông tin; KTQTCP không mang tính pháp lệnh và không bắt buộc phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán chung. ” Những đặc điểm này chủ yếu nhấn mạnh việc xác định chi phí phù hợp. Xác định chi phí là điều kiện giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Việc này hỗ

V trợ các nhà quản trị phân tích và tìm ra các phương án tốt nhất, có lợi nhất; đánh giá

hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; định hướng và lập kế hoạch cho công tác giảm những chi phí không cần thiết; định giá bán cho doanh nghiệp.

V Bên cạnh những đặc điểm cơ bản nêu trên, tác giả nhận thấy còn có một số đặc

điểm về

KTQTCP, bao gồm:

KTQTCP chỉ cung cấp thông tin phù hợp hỗ trợ các nhà quản trị ra quyết định, có nghĩa là KTQTCP chỉ đưa ra các đề xuất phương án kinh doanh chứ không thực hiện.

KTQTCP ưu tiên tính kịp thời đảm bảo cung cấp thông tincho việc lựa chọn

V phương án tối ưu. KTQTCP phải

được báo cáo thường xuyên tùy vào nhu cầu sử

V dụng của nhà quản trị, có thể là

ngày, tuần hoặc tháng.

KTQTCP đòi hỏi tính chính xác của thông tin chi phí. Chi phí là một yếu tố ảnh V hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này mang ý nghĩa rằng chi phí là một yếu tố trung tâm của bộ phận KTQTCP được sử dụng để đo lường, phân tích, kiểm tra nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh. Nếu thông tin chi phí bị sai lệch, đồng nghĩa với việc các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định gây rủi ro cho doanh nghiệp.

V Tại điều 4, Luật Kế toán 2015 quy định về nhiệm vụ của kế toán: “Thu thập, ghi chép,

chọn lọc và xử lý thông tin và số liệu. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài

V chính của đơn vị kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu kế

toán theo quy định của pháp

luật.”

V KTQTCP đơn thuần là một bộ phận cấu thành từ hệ thống kế toán, nhu vậy,

nhiệm vụ

của KTQTCP đuợc hiểu là việc thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí; kiểm tra, giám sát các mục tiêu, dự toán; phân tích thông tin, số liệu về chi phí hỗ trợ việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, nguời làm nghề KTQT cũng cần phải tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để công tác KTQTCP đuợc thực hiện một cách hiệu quả.

V Để tiến hành hoạt động KTQTCP sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong việc ra quyết

định đúng đắn ngắn hạn lẫn việc hoạch định chiến luợc dài hạn cho công ty, đòi hỏi KTQTCP cần tuân thủ một số yêu cầu nhu sau:

V •C Thông tin KTQTCP đảm bảo tính trung thực, hợp lý và kịp thời. Theo đó, khi xây dựng mô hình KTQTCP đòi hỏi phải thể hiện được vai trò của công tác KTQTCP nhằm đảm bảo tính khái quát. Đồng thời, thông qua đó, cung cấp thông tin về chi phí của từng hoạt động, bộ phận, công việc, sản phẩm một cách đầy đủ, kịp thời và chuẩn xác giúp các nhà quản trị ra quyết định hữu ích có tính chiến lược.

V •C Thông tin KTQTCP đảm bảo được tính chi tiết, cụ thể hơn so với KTTC hỗ trợ

các yêu cầu và mục đích của nhà quản trị trong việc sử dụng thông tin cần thiết. V •C Thông tin KTQTCP phải mang tính bảo mật, việc bảo mật tốt những dữ liệu

thông tin sẽ đem lại lợi ích, đảm bảo khả năng cạnh tranh và tránh những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

V •C Thông tin KTQTCP cung cấp phải có tính khái quát, logic và so sánh được nhằm nhận diện thông tin nhanh, chính xác để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chi phí đồng thời đánh giá được các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

V Để hoạt động kiểm soát chi phí đem lại hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể, ngoài việc

thực hiện các yêu cầu trên, KTQTCP cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

V J Thứ nhất, nguyên tắc khách quan: Dựa vào nguyên tắc này, KTQTCP phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh, không bị thiên lệch vì bất kỳ một lợi ích cá nhân nào, từ đó đảm bảo tính chính xác của thông tin chi phí.

V J Thứ hai, nguyên tắc phù hợp: Mỗi doanh nghiệp có mỗi đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau tuơng ứng với mỗi lĩnh vực sản xuất khác nhau. Hoạt động của doanh nghiệp thuờng rất đa dạng. Do đó, khi xây dựng hệ thống thông tin KTQTCP đòi hỏi hệ thống đuợc thiết lập phải phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từ đó phát huy đuợc chức năng và nhiệm vụ cũng nhu vai trò của hệ thống thông tin KTQTCP đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.

V J Thứ ba, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Để hệ thống thông tin KTQTCP đuợc

vận hành một cách có ích, đòi hỏi hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin không quá tốn kém tuy nhiên thông tin đuợc các nhà quản trị sử dụng phải đảm bảo hiệu quả.

V J Thứ tư, nguyên tắc linh hoạt: Với thị truờng kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhu

hiện nay, các nhà quản trị cần đuợc cung cấp thông tin một cách linh hoạt và đa dạng nhằm hỗ trợ việc ra các quyết định các quyết định ngắn hạn cũng nhu việc xây dựng và hoạch định kế hoạch dài hạn phát triển doanh nghiệp trong tuơng lai.

V J Thứ năm, nguyên tắc phối hợp: Tuân thủ nguyên tắc phối hợp đảm bảo đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Hệ thống thông tin KTQTCP đuợc xây dựng phải có sự phối hợp từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến việc điều hành, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động. Theo đó, thông qua nguyên tắc phối

V hợp, các bộ phận trong công ty có thể sử dụng các báo cáo

và trao đổi thông tin

với nhau nhằm hỗ trợ cho nhau trong việc hoàn thành tốt

các nhiệm vụ đuợc

phân công, mặt khác tổng hợp đuợc nhiều thông tin hữu ích

cho các nhà quản

trị, từ đó nâng cao hiệu quả của công việc.

1.1.3.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

V KTQTCP có vai trò rất lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp. Hoạt động KTQTCP

giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuờng xuyên, nhờ đó các nhà quản trị có thể điều hành hiệu quả hơn các hoạt động đuợc hoạch định cho tuơng lai của doanh nghiệp. KTQTCP còn giữ vai trò nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản trị thực hiện tốt công tác quản lý của mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt đuợc lợi nhuận cao, tiết kiệm đuợc những khoản chi phí không cần thiết và giảm thiểu rủi ro thấp nhất. Vì vậy, nhận thấy KTQTCP nhu là một công cụ hỗ trợ các nhà quản trị nhận thức đuợc trách nhiệm và năng lực quản trị của mình.

V Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy vai trò của KTQTCP trong việc cung cấp thông

tin cho

hệ thống quản lý doanh nghiệp đuợc thể hiện trên các mặt sau:

V V Đối với chức năng xây dựng kế hoạch: Lập kế hoạch là việc dự định những công việc, dự án cần thực hiện với nguồn nhân lực, mức thời gian nhu thế nào cho phù hợp với mực tiêu đã đặt ra. Kết quả cuối cùng của việc lập kế hoạch cần phải có những dự toán của các nhà quản trị. Thông tin về chi phí đuợc sử dụng để dự toán những khoản rủi ro bất ngờ xảy ra không báo truớc. Vì vậy nếu không có thông tin về chi phí thì sẽ không có dự toán để triển khai thực hiện một kế hoạch cũng nhu không thể đánh giá đuợc mức độ hoàn thành của kế hoạch đã đặt ra truớc đó, bên cạnh đó cũng không thể đánh giá đuợc hiệu quả của quản trị rủi ro.

V J Đối với chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch: Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, thông tin được cung cấp cần phải có tính chính xác và kịp thời để dựa vào những thông tin đó mà các nhà quản trị có thể xem xét và ra quyết định một cách đúng đắn nhất, đồng thời phù hợp với mục tiêu đã thiết lập trước đó.

V J Đối với chức năng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: Sau khi lập kế hoạch đầy đủ, tổ chức thực hiện kế hoạch bắt buộc phải kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện. Để kiểm tra việc này một cách hiệu quả, nhà quản trị sử dụng các báo cáo thực hiện để tìm ra các thông tin cần phải điều chỉnh.

V J Đối với chức năng kiểm soát và đánh giá hiệu quả: Kiểm soát là chức năng quan trọng trong công tác quản trị. Kiểm soát là quá trình đánh giá, so sánh thực tế với mục tiêu đã vạch ra nhằm tìm ra những thông tin chênh lệch. Từ đó, các nhà quản trị có thể dựa vào thông tin chi phí để đưa ra những phương án kịp thời điều chỉnh thông tin chênh lệch và đảm bảo tiến độ thực hiện.

V J Đối với chức năng ra quyết định: Nền tảng của việc ra quyết định đều dựa vào thông tin KTQT cung cấp. Thông tin kế toán được thu thập hàng ngày hoặc định kỳ nên rất hữu ích và kịp thời đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông thường những thông tin này đã được KTQT chọn lọc, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhằm tìm ra những thông tin thích hợp và phù hợp trong việc ra quyết định kinh tế. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cần phải biết cách vận dụng chuyên môn vào việc phân tích thông tin chi phí nhằm xây dựng phương án hợp lý đáp ứng được mục tiêu đã vạch ra.

1.2. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANHNGHIỆP SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LỘC AN (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w