8. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty
•
• (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
•
• Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của của ty
• Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
• Giám đốc: là người lãnh đạo các phòng ban trong công ty; là người đứng đầu điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Giám đốc còn thực hiện chức năng quản lý đảm bảo toàn bộ công tác nhân sự và hành chính của công ty như ban hành các quy định nội bộ, tuyển dụng, cho thôi việc, quản lý và đào tạo nhân viên.
• Phó giám đốc: có nhiệm vụ tham mưu, cố vấn cho Giám Đốc về tình hình hoạt động
kinh doanh đồng thời giúp Giám Đốc đề ra các phương án kinh doanh; phụ trách các lĩnh vực do Giám Đốc phân công, nhận được sự ủy quyền của Giám Đốc khi Giám
• Đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và pháp luật; điều phối công việc
giữa các phòng ban, xử lý các vấn đề phát sinh ngoài trách nhiệm của các phòng ban.
• Phòng kinh doanh: là bộ phận tham mưu cho Giám Đốc các phương án kinh doanh và
đầu tư phát triển cụ thể; tìm kiếm nguồn hàng để sản xuất và kinh doanh, tiến hành chọn lọc các trang thiết bị bảo hộ lao động có hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bộ phận kinh doanh phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đàm phán, ký kết các hợp đồng để thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm.
• Phòng kế toán: có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán, tổ chức phân bổ chính
xác và
đầy đủ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm từng mặt hàng. Bộ phận kế toán còn có nhiệm vụ cung cấp cho Ban Giám Đốc số liệu cần thiết về phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích các hoạt động kinh tế. Cuối kỳ hoặc cuối năm, bộ phận đảm nhiệm công việc lập bảng cân đối kế toán, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để nhận diện các nhân tố tác động làm giảm lợi nhuận nhằm đưa ra biện pháp khắc phục.
• Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm sản xuất hàng hóa đúng tiến độ, kiểm tra kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng sản phẩm,... Phòng sản xuất bao gồm các khâu: cắt vải, vắt sổ, may, khuy nút, ủi, in và đóng gói sản phẩm.
• Phòng giao nhận hàng hóa: là bộ phận quản lý, bảo quản hàng hóa, lưu kho để phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời nhận hàng và giao hàng hóa cho công ty.
• Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm: là bộ phận giới thiệu các mặt hàng sản xuất
kinh doanh của công ty, hỗ trợ khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, giúp cho sản phẩm của công ty cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.