8. Kết cấu của đề tài
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONGDOANH NGHIỆP SẢNXUẤT ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
• Tổ chức KTQTCP là một trong những hoạt động thu thập và xử lý thông tin về chi phí
phục vụ hiệu quả cho công tác quản trị của doanh nghiệp. Để phát huy tối đa lợi ích của KTQTCP, cần phải phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Do đó, các nhà quản trị cần quan tâm đến những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCP. Theo tác giả, có rất nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCP trong doanh nghiệp.
• Thứ nhất, về chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành: Luật Kế toán là kim chỉ
nam trong công tác tổ chức hệ thống kế toán, tiếp đến là những thông tư chỉ dẫn về kế toán trong doanh nghiệp. Vì thông qua đó, các doanh nghiệp có thể triển khai công tác kế toán một cách thuận lợi nếu các quy định được thể hiện cụ thể và chi tiết, ngược lại sẽ rất khó khăn nếu quy định chỉ hướng dẫn khái quát. Tuy nhiên, đối với KTQTCP, các quy định về kế toán chỉ cần hướng dẫn tổng quan vì thông tin KTQTCP phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực quản lý của các nhà quản trị. Tác giả nhận thấy các quy định của pháp luật đều được tuân thủ đối với tất cả các ngành nghề, không chỉ riêng ngành bảo hộ lao động.
5 4
• Thứ hai, về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp sẽ sở
hữu một đặc thù kinh doanh khác. Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động khác nhau sẽ có những cách thức tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, KTQTCP cần xem xét đến các yếu tố nhu chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp cũng rất cần đuợc chú trọng. Nếu quy trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra phức tạp, các nhà quản trị cần quản trị chi phí cho từng giai đoạn sản xuất sản phẩm để dễ dàng đánh giá và ra quyết định chính xác.
• Thứ ba, về trình độ và năng lực của nhân viên kế toán và nhà quản trị doanh nghiệp:
Nếu các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng quản trị tốt, đội ngũ nhân viên đuợc đào tạo chuyên nghiệp, có chuyên môn và kỹ năng phân tích thông tin nhạy bén, chắc chắn thông tin về chi phí sẽ đuợc cung cấp một cách đáng tin cậy đồng thời sẽ đuợc đáp ứng kịp thời và chính xác.
• Thứ tư, về ứng dụng công nghệ thông tin trong KTQTCP: Đây là việc vận dụng công
nghệ thông tin vào KTQTCP. Theo đó, doanh nghiệp thu thập và xử lý thông tin bằng cách vận dụng những ứng dụng công nghệ thông tin tốt và hiện đại, thông tin sẽ đuợc ghi nhận chính xác về mặt số luợng đồng thời nâng cao chất luợng sử dụng thông tin. Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin phải mang tính bảo mật thông tin nhằm đảm bảo thông tin là duy nhất.
• Ngoài ra, để công tác KTQTCP đuợc thực hiện sao cho hiệu quả nhất, phải dựa vào sự
phối hợp ăn ý của các bộ phận trong công ty nhằm giúp hệ thống thông tin KTQTCP đuợc xây dựng một cách linh hoạt hơn. Hơn nữa, nhà quản trị có thể nhìn thấy thông tin ở nhiều góc độ khác nhau để dễ dàng đánh giá và đua ra các quyết định đúng đắn nhất. Trong môi truờng cạnh tranh nhu hiện nay, KTQTCP ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị cho doanh nghiệp. Việc tăng cuờng
5 5
• tổ chức KTQTCP trong các doanh nghiệp là điều kiện cần thiết
để hỗ trợ các nhà quản
trị trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị
thế của doanh nghiệp.
Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh huởng đến việc tổ chức
KTQTCP trong
các doanh nghiệp là cơ sở để có các chính sách thích hợp giúp
công tác KTQTCP đuợc
hoàn thiện một cách tốt nhất.
5 6
• KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
• Chương 1 của luận văn nghiên cứu về tổng quan KTQT, nhiệm vụ và vai trò của KTQTCP, bên cạnh đó luận văn đã khái quát các loại chi phí, công tác lập dự toán chi phí, kiểm soát chi phí và phân tích thông tin chi phí thích hợp để ra các quyết định kinh doanh của nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất. Thông qua chương 1, tác giả đã tổng hợp những lý luận chung về: Khái niệm KTQT: “Kế toán quản trị được hiểu là hoạt động thực hiện tổng hợp các thông tin kế toán theo một hệ thống thông tin chính xác và kịp thời mà dựa vào đó các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định kinh doanh”; Bản chất của KTQT và KTQTCP; Nhiệm vụ và vai trò của KTQTCP chủ yếu xoay quanh bốn chức năng cơ bản của nhà quản trị là việc cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định; Các phương thức phân loại chi phí bao gồm: Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí, Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, Phân loại theo đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí,...; Cách thức phân tích chi phí như: Phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP); Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. KTQTCP được xây dựng nhằm kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp và hỗ trợ các nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Muốn thực hiện KTQTCP hiệu quả, các nhà quản trị cần xây dựng dự toán chi phí sản xuất. Vì thế, việc lập dự toán chi phí là khâu quan trọng trên quy trình vận hành KTQTCP nhằm cung cấp thông tin về chi phí phù hợp và kịp thời cho việc ra quyết định. Hơn nữa, KTQTCP là một bộ phận quan trọng của hệ thống kế toán, không thể thiếu trong công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý và điều hành của doanh nghiệp. Từ đó hình thành cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất ở chương 2, đồng thời định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất ở chương 3.
• CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÔNG
TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LỘC
• AN
• Chương 2 giới thiệu tổng quát về lịch sử hình thành, cơ cấu bộ máy tổ chức, phân tích
tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bảo hộ lao động Lộc An. Tác giả thực hiện nghiên cứu tiêu thức phân loại chi phí và dự toán chi phí của đơn vị. Dựa trên các nghiên cứu ở chương 1 cùng với các phân tích thực tế quy trình KTQTCP, tác giả tiến hành đánh giá nhằm tìm ra các hạn chế để đề xuất giải pháp hoàn thiện KTQTCP ở chương 3.
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LỘC AN