Đặc điểm Bệnh viện Thống Nhất TpHCM

Một phần của tài liệu LUAN VAN DUOC SI CKI - K21 - HO QUOC CUONG (Trang 27 - 29)

Bệnh viện Thống Nhất đƣợc thành lập vào ngày 04/09/1971 với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân, sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam và kể từ ngày 11 tháng 5 năm 1978 đƣợc Bộ Y tế Việt Nam quản lý và mang tên gọi nhƣ hiện nay.

1.5.2.Các kỹ thuật cao đƣợc bệnh viện sử dụng

Những kỹ thuật cao về lâm sàng và cận lâm sàng thể hiện năng lực chuyên môn của Bệnh viện: Chụp mạch vành, nong và đặt stent mạch vành, phẫu thuật tim hở, bắc cầu nối mạch vành; khảo sát điện sinh lý và cắt đốt ổ loạn nhịp, …; phẫu thuật nội soi tiêu hóa, tiết niệu, Longo; phẫu thuật nội soi khớp vai, khớp gối, phẫu thuật vi phẫu lấy nhân trong thoát vị đĩa đệm cột sống; phẫu thuật nội soi lồng ngực; phẫu thuật sọ não; phẫu thuật nội soi tai

mũi họng; phẫu thuật phaco; chụp MSCT, MRI, TOCE; siêu âm tim gắng sức, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim qua thực quản, và nhiều kỹ thuật khác.

1.5.3.Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện

- Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc, đặc biệt là các Uỷ viên Bộ Chính trị, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại miền Nam, nhân dân khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phố khác.

- Là tuyến cuối tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố khác, khám sức khoẻ cho các đối tƣợng đi công tác, học tập lao động ở nƣớc ngoài và kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài, tham gia giám định y khoa theo yêu cầu.

- Đào tạo cán bộ: Bệnh viện Thống Nhất là cơ sở thực hành, tham gia đào tạo cán bộ ở bậc Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung học Y,

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học

- Chỉ đạo tuyến: Tham mƣu giúp Bộ Y tế xây dựng mạng lƣới và chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cho các tỉnh, thành phố khu vực chịu trách nhiệm, chuyển giao các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dƣới.

- Hợp tác quốc tế với các Bệnh viện và chuyên gia nƣớc ngoài để trao đổi kiến thức chuyên ngành về quản lý Bệnh viện, cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nƣớc ngoài

- Phòng chống dịch bệnh: phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ, tham gia phòng chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ.

- Quản lý Bệnh viện: quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của Bệnh viện.

Một phần của tài liệu LUAN VAN DUOC SI CKI - K21 - HO QUOC CUONG (Trang 27 - 29)