Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

Một phần của tài liệu LUAN VAN DUOC SI CKI - K21 - HO QUOC CUONG (Trang 67)

Theo khuyến cáo của Bộ y tế, tỷ lệ thuốc nội trong DMT của các bệnh viện chiếm khoảng 70%. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí

cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nƣớc phát triển [4].

Tại bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018, thuốc sản xuất trong nƣớc chiếm 39,49% số KM và 17,24% GTSD; thuốc nhập khẩu chiếm 60,51% số KM và 82,76% GTSD. So sánh với Bệnh viên Bạch Mai khảo sát năm 2016 thuốc sản xuất trong nƣớc chiếm 22,9% số KM và 4,3% GTSD, thuốc nhập khẩu chiếm 77,1% số KM và 95,7% GTSD. Nhƣ vậy Bệnh viên Bạch Mai năm 2016 tỷ lệ thuốc nhập khẩu cao hơn bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018.

Nguyên nhân thuốc nhập khẩu chiếm cao vì bệnh viện là tuyến cuối, nhiệm vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc, đặc biệt là các Uỷ viên Bộ Chính trị nên việc sử dụng thuốc nhập khẩu khá cao. Điều này cho thấy rằng bệnh viện cần xây dựng lại danh mục thuốc, HĐT&ĐT đã phải ƣu tiên các thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nƣớc nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu đƣợc giá thành điều trị, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, cho xã hội.

4.1.4. Về cơ cấu thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 10/2016/TT-BYT

Thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tƣ 10/2016/TT-BYT của bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 là 126 KM (9,49%) và kinh phí sử dụng 94.127.536.441 đồng (18,52%); Thuốc nhập khẩu không có trong TT10/2016/TT-BYT là 677 KM (51,02%) và GTSD 326.604.049.121 đồng (64,24%). Tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 thuốc nhập khẩu có trong TT10 gồm 9,2% số KM có tổng GTSD chiếm 26,10%, nhƣ vậy tỷ lệ phần trăm của thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tƣ 10/2016/TT-BYT của 2 bệnh viện tƣơng đƣơng nhau.

Bệnh viện cần cân nhắc thay thế dần một vài thuốc nhập khẩu trong 126 KM trên bằng các thuốc sản xuất trong nƣớc có tác dụng điều trị tƣơng đƣơng thuốc nhập khẩu.

4.1.5. Về cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần

Trong DMT tân dƣợc đƣợc sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 chủ yếu là thuốc đơn thành phần 1.039 KM (78,30%) với tổng giá trị sử dụng 372.923.764.834 đồng (73.36%), thuốc đa thành phần 253 KM (19,07%) với giá trị sử dụng 127.186.403.092 đồng (25,02%).

Trong DMT đông y, thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu đơn thành phần có 10 KM (0,75%), GTSD 2.706.744.000 đồng (0,53%); Thuốc đa thành phần có 25 KM (1,88%) GTSD 5.551.097.250 đồng (1,09%).

Nhƣ vậy bệnh viện đã thực hiện tốt khuyến cáo của Bộ y tế ƣu tiên sử dụng thuốc đơn chất trong điều trị. Tuy nhiên, cũng cần xem xét thêm tính hợp lý của một số thuốc trong 253 thuốc tân dƣợc đa thành phần đã đƣợc sử dụng.

4.1.6. Về cơ cấu thuốc biệt dược gốc, thuốc Generic

Bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 thuốc mang tên thƣơng mại Generic chiếm 946 KM, tỷ lệ (73,26%), tổng GTSD 242.207.787.172 đồng (48.43%); Thuốc mang tên biệt dƣợc gốc (BDG) với 346 KM, tỷ lệ (26,74%), GTSD là 257.902.380.754 đồng tỷ lệ (51,57%).

Khảo sát tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 thuốc generic chiếm 66,8% KM và 39,10% GTSD, thuốc BDG chiếm 32,2% số KM và 60,9% GTSD.

Nhƣ vậy, tỷ lệ phần trăm số tiền sử dụng thuốc BDG của Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 (60,90%) cao hơn bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 (51,57%). Từ kết quả này cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc mang tên biệt dƣợc gốc (BDG) quá cao, bệnh viện cần xây dựng lại danh mục thuốc nhằm giảm chi phí điều tri, nhƣng hiệu quả cao.

4.1.7. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng

Bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 thuốc dùng theo đƣờng tiêm - truyền chiếm 33,1% số KM, với 52,76% GTSD; đƣờng uống chiếm 57,89% số KM, với 43,01% GTSD.

Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 thuốc dùng đƣờng tiêm - tiêm truyền chiếm 50,3% số KM với 71,8% GTSD; đƣờng uống chiếm 41,9% số KM với 26,1% GTSD.

Nhƣ vậy, tỷ lệ phần trăm số tiền sử dụng thuốc dùng đƣờng tiêm - tiêm truyền của bệnh viện Bạch Mai năm 2016 (71,8%) cao hơn bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 (52,76%).

Nguyên nhân dẫn đến một tỷ trọng lớn thuốc đƣờng tiêm truyền đƣợc lựa chọn là do: bệnh viện tuyến cuối cùng; bệnh nặng của tuyến dƣới chuyển lên, bệnh nhân nhập viện phần lớn đã có quá trình điều trị hoặc thuốc uống ở nhà. Các thuốc đƣợc sử dụng theo đƣờng tiêm truyền thƣờng có giá thành khá cao, tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là phải chăng có biểu hiện sự lạm dụng các thuốc tiêm truyền khi không thật sự cần thiết và cần đƣợc xem xét và điều chỉnh trong thời gian tới.

4.2. Về Phân tích giá trị DMT sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất TpHCMnăm 2018 theo phƣơng pháp phân tích ABC/VEN năm 2018 theo phƣơng pháp phân tích ABC/VEN

4.2.1. Phân tích ABC

Thông thƣờng theo phân tích ABC, các thuốc của nhóm A chiếm 10 - 20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10 - 20%, nhóm C chiếm 60 -80% [2].

Tại Bệnh viện Thống Nhất TpHCM kết quả phân tích ABC nhóm A gồm 263 KM chiếm 19,82% tổng DMT với GTSD là 406.409.092.774 đồng (79,94%), nhóm này có số lƣợng KM ít nhất nhƣng chiếm gần nhƣ toàn bộ giá trị sử dụng thuốc của năm; thuốc nhóm B gồm 315 KM; thuốc nhóm C gồm 749 KM. Trong nhóm C tuy tổng số KM chiếm hơn 50% nhƣng GTSD rất khiêm tốn. Từ kết quả phân tích trên có thể đánh giá bƣớc đầu rằng, việc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất TpHCM khá phù hợp.

Trong nhóm A nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 40 KM (3,01%), giá trị sử dụng cao nhất 88.652.803210 đồng (17,44%); điều này cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn vẫn đang là gánh nặng của bệnh

viện, đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa và cần có biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát chống nhiễm khuẩn để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng cƣờng hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả kinh tế. Kế tiếp là nhóm thuốc tim mạch chiếm số KM cao nhất 55 KM (4,14%), GTSD 65.196.449.590 đồng (12,82%); thuốc điều trị ung thƣ và điều hòa miễn dịch chiếm 26 KM (1,96%), GTSD 52.817.763.337 đồng (10,39%); thuốc tác dụng đối với máu chiếm 16 KM (1,21%), GTSD 36.842.249.085 đồng (7,25%); thuốc tác dụng đƣờng tiêu hóa chiếm 21KM (1,58%), GTSD 33.485.661.864 đồng (6,59%)..v,v

Ta thấy rằng trong phân hạng nhóm A: có xuất hiện 3 KM thuốc Khoáng chất và Vitamin; 6 KM thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu là điều cần xem xét nhất, những thuốc này không nên xuất hiện chiếm tỷ trọng cao trong nhóm A, việc phân bổ cho những thuốc này là chƣa phù hợp và câu hỏi đặt ra: liệu rằng có hay không có tình trạng lạm dụng những thuốc không thật sự cần thiết. Để làm rõ hơn chúng tôi sẽ tiến hành phân tích ma trận ABC/VEN, trong đó tập trung phân tích nhóm AN.

Trong 263 thuốc thuộc nhóm A: thuốc tân dƣợc có 257 KM (19,37%), GTSD 402.142.979.524 đồng (79,10%); thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu thuốc gồm 6 KM (0,45%), GTSD 4.266.113.250 đồng tỷ lệ 0,84%.Nhƣ vậy trong nhóm A có thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu chiếm một tỷ trọng nhỏ 0,84% GTSD là phù hợp.

Trong danh mục thuốc nhóm A: Loại thuốc tân dƣợc nhập ngoại chiếm 70,04% giá trị sử dụng; thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu ngoại nhập chiếm 0.17% GTSD. Điều này đã nói lên, bệnh viện phải cân nhắc giảm tỷ lệ thuốc tân dƣợc ngoại, tăng cƣờng thay thế sử dụng các thuốc sản xuất trong nƣớc để giảm kinh phí.

Nhờ việc phân tích ABC, có thể xác định đƣợc những thuốc có giá trị tiêu thụ cao nhƣng có nguy cơ bị lạm dụng hoặc bất thƣờng trong DMT để từ

đó có chính sách sử dụng thuốc hợp lý, bởi phân tích này là công cụ hữu hiệu trong lựa chọn, mua sắm, quản lý và phân phối, thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý hiện nay.

4.2.2. Phân tích VEN và phân tích ma trận ABC/VEN

Trong quy định tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện đã hƣớng dẫn.

HĐT& ĐT trƣớc khi lựa chọn thuốc đƣa vào DMT bệnh viện cần phân phân tích ma trận ABC/VEN để đảm bảo tính khách quan, xác định đâu là thuốc cần thiết và đâu là thuốc không thật sự cần thiết từ đó đƣa ra đƣợc một DMT phù hợp với MHBT của bệnh viện và sát thực hơn với nhu cầu thực tế của bệnh viện [5].

Năm 2018, kể cả những năm trƣớc đó HĐT &ĐT của bệnh viện đa Thống Nhất TpHCM chƣa có đề tài tiến hành phân tích VEN trƣớc khi lựa chọn thuốc vào danh mục. Trong đề tài này để xác định rõ hơn về cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh viện chúng tôi tiến hành phân tích VEN. Nên kết quả phân tích VEN chỉ mang tính chất chủ quan của ngƣời thực hiện đề tài, phân tích xem cơ cấu thuốc sống còn (V), các thuốc thiết yếu (E) và các thuốc không thiết yếu (N) có hợp lý hay không.

Phƣơng pháp phân tích VEN chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: - Tỷ lệ thuốc sống còn (V) có 75 KM (5,65%), GTSD 15.646.317.922 đồng (3,08%) thuốc nhóm V tập trung chủ yếu ở những thuốc cấp cứu; Thuốc thiết yếu (E) có 1.040 KM (78,37%), GTSD 448,497,197,654 đồng (88,22%); thuốc không thiết yếu (N) với 212 KM (15,98%), GTSD 44.224.583.600 đồng (8,70%).

Trong phân tích ma trận có kết quả nhƣ sau: nhóm thuốc sống còn AV gồm 10 KM (0,75%), GTSD 10.255.390.780 đồng (2,02%); nhóm thuốc AE chiếm 227 KM (17,11%), GTSD 367.758.704.202 đồng (72,34%); nhóm AN

chiếm 26 KM (1,96%), GTSD 28.394.997.792 đồng (5,59%), chúng ta sẽ phân tích sâu hơn tính bất hợp lý của nhóm thuốc AN cụ thể nhƣ sau:

Trong nhóm AN thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là thuốc giải độc và dùng trong trƣờng hợp ngộ độc chỉ với 1 KM (0,08%), GTSD 5.037.446.400 đồng (0,99%), tiếp theo là thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, điều trị gút và cơ xƣơng khớp chiếm 4 KM (0,30%), GTSD 4.813.472.787 đồng (0,95%); thuốc điều trị mắt, tai mũi họng có 4 KM (0,30%), GTSD 4.382.785.025 đồng (0,86%); thuốc đƣờng tiêu hóa có 4 KM (0,30%), GTSD 3.659.193.910 đồng (0,72%); thuốc Vitamin và khoáng chất 3 KM (0,23%), GTSD 2.599.856.640 đồng (0,51%); thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu 6 KM (0,30%), GTSD 4,266,113,250 đồng (0,84);….Nhƣ vậy, kết quả này là không phù hợp Bệnh viện cần xem xét cụ thể đối với các thuốc phân tích trong bảng kê trên đặc biệt là nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất, thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu chỉ là thuốc bổ trợ cho công tác điều trị.

KẾT LUẬN

1. Kết luận:

DMT đƣợc sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 gồm 1.327 KM thuốc với tổng giá trị sử dụng là 508.368.009.176 đồng. Trong đó, thuốc tân dƣợc gồm 27 nhóm dƣợc lý với 1.292 KM chiếm tỷ lệ 97,36%, GTSD chiếm 98.38%; Thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu gồm 8 nhóm với 35 KM chiếm tỷ lệ 2,64%, tổng GTSD chiếm 1,62%.

Thuốc sản xuất trong nƣớc 524 KM (39,49%), GTSD 87.636.423.614 đồng (17,24%); thuốc nhập khẩu 803 KM (60.51%), GTSD 420,731,585,562 đồng (82.76%);

Thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tƣ 10/2016/TT-BYT là 126 KM chiếm 9,49% và kinh phí sử dụng chiếm tỷ lệ 18,52%; Thuốc nhập khẩu có hoạt chất không có trong TT10/2016/TT-BYT là 677 KM tỷ lệ 51,02%, tổng GTSD chiếm 64,24%.

Thuốc tân dƣợc đơn thành phần 1.039 KM (78,30%) với tổng giá trị sử dụng 73,36%; thuốc đa thành phần 253 KM (19,07%) với giá trị sử dụng 25,02%. Trong DMT đông y, thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu đơn thành phần có 10 KM (0,75%), GTSD chiếm 0,53%; Thuốc đa thành phần có 25 KM (1,88%), GTSD là 1,09%.

Thuốc Generic gồm 946 KM, tỷ lệ 73.26%, tổng GTSD 48.43%; Thuốc mang tên biệt dƣợc gốc (BDG) với 346 KM, tỷ lệ 26.74%, GTSD là 51.57%.

Thuốc dùng theo đƣờng tiêm truyền tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng chiếm 52,76% và số lƣợng khoản mục 438 KM 33,01%; Số lƣợng thuốc dùng theo đƣờng uống 768 KM tỷ lệ 57,89%, giá trị sử dụng 43,01%; Thuốc đƣờng dùng khác 121 KM tỷ lệ 9,10% có giá trị sử dụng 4,23%.

2. Phân tích DMT sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất TpHCM theo ABC/VEN

2.1. Về phân tích ABC

Thuốc nhóm A tổng GTSD là 79,94% gồm 263 KM chiếm 19,82%; thuốc nhóm B gồm 315 KM; thuốc nhóm C gồm 749 KM. Từ kết quả phân tích trên ta thấy cơ cấu mua thuốc sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất TpHCM năm 2018 phù hợp

Trong nhóm A tỉ lệ cao nhất là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 40 KM tỷ lệ 3,01%, giá trị sử dụng chiếm 17.44%; Thuốc tim mạch chiếm số KM 55 KM (4.14%), GTSD 12.82%.

Bệnh viện cũng nên xem xét nhóm thuốc ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn thật sự đã sử dụng hợp lý hay chƣa, cùng với việc cân nhắc sử dụng thuốc nội thay thế thuốc ngoại nhập để tiết kiệm kinh phí.

2.2. Phân tích VEN phân tích ABC/VEN

Thuốc nhóm (V) 75 KM (5,65%), GTSD 3,08%,; Thuốc nhóm (E) có 1.040 KM (78,37%), GTSD 88,22%; Thuốc nhóm (N) 212 KM (15,98%), GTSD (8,70%).

Trong nhóm AN có 26 thuốc gồm các nhóm nhƣ: thuốc giải độc và dùng trong trƣờng hợp ngộ độc, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, điều trị gút và cơ xƣơng khớp, thuốc điều trị mắt, tai mũi họng, thuốc đƣờng tiêu hóa, thuốc Vitamin và khoáng chất, thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu;….Nhƣ vậy, với kết quả này không phù hợp, bệnh viện cần xem xét cụ thể đối với các thuốc phân tích trong bảng kê trên đặc biệt là nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất, thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu chỉ là thuốc bổ trợ cho công tác điều trị.

KIẾN NGHỊ

1. Tăng cƣờng công tác kiểm soát kê đơn thuốc có kháng sinh sử dụng tại bệnh viện sao cho hợp lý.

2. Kiểm soát tính hợp lý của thuốc nhập khẩu 803 KM và thuốc sản xuất trong nƣớc 524 KM.

3. Xem xét thay thế giảm bớt thuốc nhập khẩu bằng các thuốc sản xuất trong nƣớc có trong Thông tƣ 10/2016/TT-BYT gồm 126KM

4. Xem xét giảm bớt 5 KM thuốc Vitamin và khoáng chất có trong thông tƣ 10/2016/TT-BYT

5. Kiến nghị xem xét thuốc đa phần gồm 253 KM cho hợp lý.

6. Xem xét thay thế 346KM thuốc biệt dƣợc gốc tăng số lƣợng thuốc generic nhiều.

7. Xem xét tính hợp lý của 219Km thuốc nhập khẩu có trong nhóm A. 8. Xem xét loại bỏ hoặc giảm cơ số đối với 26KM trong nhóm AN

9. HĐT& ĐT cần triển khai xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc chuẩn một cách cụ thể đảm bảo tính khách quan phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện khi xây dựng DMT.

10. Bệnh viện cần triển khai xây dựng phác đồ điều trị chuẩn góp phần đánh giá DMTSD cho phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện.

11. Ƣu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc để tiết kiệm đƣợc ngân sách phù hợp với khả năng chi trả của ngƣời bệnh, đặc biệt là những thuốc có hoạt chất trong Thông tƣ 10/2016/TT-BYT góp phần vào công cuộc phát triển ngành dƣợc của nƣớc nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc (2005). Giáo trình Dƣợc xã hội học, trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội.

2. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dƣợc B (2008). Giáo trình Dƣợc xã hội học, Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2011). Thông tƣ 22/2011/TT-BYT, ngày 10/06/2011 Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa dƣợc bệnh viện.

4. Bộ Y tế (2012). Quyết định 4824/QĐ-BYT, ngày 03/12/2012 của Bộ Y tế phê duyệt đề án "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam".

5. Bộ Y tế (2013). Thông tƣ 21/2013/TT-BYT, ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế quy định tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc & Điều trị.

6. Bộ Y tế (2014). Thông tƣ 40/2014/TT-BYT, ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế Ban hành và hƣớng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế;.

7. Bộ Y tế (2015). Thông tƣ 05/2015/TT-BYT, ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế.

8. Bộ Y tế (2016). Báo cáo chung Tổng quan nghành Y tế năm 2016.

9. Bộ Y tế (2017). Quyết định số 3465/QĐ-BYT, ngày 08/7/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán Bảo hiểm y tế.

10. Bộ Y tế (2016). Thông tƣ 09/2016/TT-BYT, ngày 05/05/2016 của Bộ Y tế Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập

Một phần của tài liệu LUAN VAN DUOC SI CKI - K21 - HO QUOC CUONG (Trang 67)