1.3.1 .Nội dung công tác xã hội đối với lao động nữ nhập cư
2.1. Thực trạng tác động của các yếu tố đến công tác xã hội đối với lao
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh
* Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên là 2.695 km2 (chiếm 0,83% diện tích tự nhiên cả nước); nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước. Phía Bắc tỉnh Bình Dương giáp với tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam cũng giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Bình Dương có 01 thành phố, 04 thị xã, 04 huyện, 91 xã, phường, thị trấn.
Bình Dương nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên phong phú về nông sản, khoáng sản đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và chế biến hàng xuất khẩu. Nằm kề sát thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất của cả nước. Nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia như: Quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Xuyên Á, tuyến đường sắt Bắc – Nam; do đó, Bình Dương trở thành đầu mối giao lưu của các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế của tỉnh.
Ngoài ra, Bình Dương còn có hệ thống giao thông bằng đường thủy, bộ quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, các con sông lớn như: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Quỹ đất đai để phát triển khu công nghiệp còn nhiều.
* Điều kiện kinh tế -xã hội
- Về dân số: Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, đến tháng 6
năm 2013, dân số của tỉnh là 1.748.001người, mật độ dân số 649 người/km2. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy: Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.
- Về kinh tế:Bình Dương phát triển vượt bậc với những chỉ tiêu kinh tế
cao gấp hàng chục lần so với ngày tái lập. Cụ thể, đến cuối năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 187.531 tỷ đồng, tăng gấp hơn 34,3 lần so với thời điểm 1997. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 103.493 tỷ đồng, tăng gấp 34 lần; kim ngạch xuất khẩu đạt 17.741 triệu USD, tăng gần 49 lần; thu ngân sách đạt 32.000 tỷ đồng, tăng gần 39,6 lần, tỷ lệ đô thị hóa đạt 82%, tăng 3,4 lần. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 60,8% - dịch vụ 36,2% - nông nghiệp 3,0%.
Sự hoàn thiện của hạ tầng các KCN ngày càng đưa tiếng vang của Bình Dương đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, Bình Dương luôn có môi trường đầu tư lý tưởng để ưu tiên chọn lựa. Chính vì vậy, nguồn đầu tư vào Bình Dương không chỉ tăng về lượng mà còn vượt về chất với nhiều dự án tầm cỡ của nhiều tập đoàn lớn có tiếng trên thế giới.
Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp thì việc phát triển đô thị nhằm phục vụ cho công nghiệp là vấn đề mà tỉnh ưu tiên hàng đầu. Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch làm kim chỉ nam phát triển, tỉnh đã triển khai lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hàng đầu là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh đã mạnh dạn thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài có uy tín để lập quy hoạch chung đô thị Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để có cơ sở đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Từ lợi thế về hạ tầng phát triển công nghiệp, tỉnh đã mạnh dạn triển khai thực hiện một loạt các dự án quan trọng như: Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với tổng diện tích 4.196 ha, trong đó 1000 ha trung tâm đô thị với Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương là hạt nhân; một số tuyến giao thông huyết mạch như: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Nguyễn Chí Thanh, đường Phạm Ngọc Thạch, đường ĐT 746, đường 7A, các tuyến đường BOT trên địa bàn Tân Uyên… đã hình thành bộ khung nhằm thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhiều trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, từng bước nâng cao chất lượng các hình thức kinh doanh, mua sắm, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh.
Qua gần 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự năng động trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương đã thật sự tạo được những chuyển biến đột phá trong phát triển công nghiệp - đô thị. Mô hình phát triển công nghiệp tạo động lực phát triển đô thị và ngược lại, xây dựng và phát triển đô thị nhằm tạo ổn định xã hội để người dân trong và ngoài tỉnh yên tâm sống, làm việc, học tập và gắn bó lâu dài với tỉnh để góp phần phát triển công
nghiệp nói riêng và kinh tế tỉnh Bình Dương nói chung đang phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Đây là nền tảng cơ bản và vững chắc để Bình Dương hướng đến việc trở thành một đô thị xanh, văn minh và hiện đại trong tương lai.
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
- Công tác bảo đảm an sinh xã hội:
Công tác đảm bảo an sinh xã hội cơ bản thực hiện tốt và có hiệu quả. Tỉnh đã tập trung và huy động các nguồn lực để chăm lo cho các đối tượng chính sách, xã hội và thực hiện các giải pháp để xóa nghèo. Trong năm 2014, đã chi khoảng 570 tỷ đồng (trong đó ngân sách chi khoảng 470 tỷ đồng) cho hoạt động chăm sóc người có công, các đối tượng xã hội; xây dựng mới và sửa chữa 32 căn nhà tình nghĩa và 112 nhà đại đoàn kết; tặng trang thiết bị thiết yếu cho gia đình chính sách. Tổ chức lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 398 mẹ trên địa bàn tỉnh. Về số hộ nghèo theo tiêu chí mới, tỉnh đã tổ chức điều tra rà soát để làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2014-2015; hiện nay số hộ nghèo theo chuẩn mới là 4.186 hộ, chiếm 1,52% và hộ cận nghèo là 4.638 hộ, chiếm 1,68%. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, thực hiện bình đẳng giới, phòng chống các tệ nạn xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và có chuyển biến tích cực.
Về lao động việc làm: Tổ chức 27 phiên giao dịch việc làm, có 4.058 lượt doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng trên 70.000 lao động; qua đó đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng 42.000 lượt người, trong đó giải quyết việc làm cho khoảng 37.100 người. Trong năm 2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 46.100 người, vượt 2,4% kế hoạch năm; đào tạo nghề
cho 1.425 lao động nông thôn. Về tranh chấp lao động: xảy ra 60 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công với khoảng 12.000 công nhân tham gia, giảm 32,6% về số vụ và giảm 67% về số người so với cùng kỳ; các ngành chức năng đã kịp thời làm việc với chủ doanh nghiệp để có giải pháp xử lý phù hợp.
Về bảo hiểm xã hội: Tổng thu bảo hiểm xã hội ước đạt 10.500 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm; ước chi các chế độ bảo hiểm xã hội là 4.044 tỷ đồng (tăng 22,1% so với cùng kỳ), trong đó chi hưởng bảo hiểm thất nghiệp 528 tỷ đồng cho 63.924 lượt lao động (tăng 31,2%).
- Giáo dục - Đào tạo:
Chất lượng giáo dục năm học 2013- 2014 tiếp tục được nâng lên, có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh khá - giỏi các cấp tăng so với năm học trước. Tỷ lệ tốt nghiệp khối trung học phổ thông là 99,88% (năm 2013 là 99,34%), có 26 trường có tỷ lệ đậu đạt 100%. Thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh vào lớp 6, 10 và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Qua đánh giá kết quả kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học - Cao đẳng năm 2014, tỷ lệ trúng tuyển Đại học - Cao đẳng của học sinh trên địa bàn tỉnh là 68,4%, trong đó tỷ lệ đậu đại học là 50,3% (năm 2013 tỷ lệ trúng tuyển vào các trường Đại học - Cao đẳng là 59,2%, trong đó tỷ lệ đậu đại học là 39,5%).
Năm học 2014-2015 cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy, học theo kế hoạch và cho khoảng 27.100 học sinh tăng thêm. Đến nay, toàn ngành có 516 đơn vị, trường học (trong đó, có 167 trường tư thục), tăng 33 trường. Tỉnh đã chỉ đạo rà soát số lượng học sinh, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị, điều chuyển cơ sở vật chất và tổ chức xét tuyển mới 1.519 viên chức để kịp thời phục vụ năm học mới. Tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 60,46% (tăng 25 trường); đã công nhận thêm 28 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ đến nay đạt 58,92%. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh có 08 trường đại học, 01 trường cao đẳng và 09 trường trung cấp chuyên nghiệp và 59 cơ sở dạy nghề, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.
2.1.2. Sự hình thành và đặc điểm của khu công nghiệp VSIP
Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), khởi đầu trên cơ sở ý tưởng hợp tác của Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đề xuất tới Thủ Tướng Singapore Goh Chok Tong.
Sau thỏa thuận giữa hai Thủ Tướng, tập đoàn Sembcorp Industrial Parks (trước đây là SembCorp Parks Holdings), một trong những công ty lớn nhất và năng động nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, được đề nghị dẫn đầu một tập đoàn các thành phần kinh tế tư nhân để thực hiện dự án VSIP cùng với Becamex IDC Corp tại Việt Nam. VSIP được chính thức khởi động vào tháng 1năm 1996 với mong muốn là thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam và củng cố vị thế trong khu vực như một trung tâm đầu tư bền vững.Chính phủ Việt Nam mong muốn VSIP là một điển hình thành công trong những câu chuyện ở Việt Nam. Chính vì vậy mà VSIP được quan tâm và theo dõi thường xuyên. Chính phủ cũng đã thiết lập một ban quản lý riêng cho VSIP dưới chế độ một cửa.
Với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore, một liên doanh đầu tư giữa các đối tác trong và ngoài nước do những tập đoàn có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở và bất động sản như Tổng công ty đầu tư và phát triển Becamex (Bình Dương) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore) dẫn đầu được thành lập để thực hiện dự án VSIP.
Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore đầu tiên (VSIP I) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có một vị trí thuận lợi cách thành phố Hồ Chí Minh 17 km, gần cảng biển và sân bay Quốc tế giúp nhà đầu tư dễ dàng
tiếp cận với hạ tầng cơ sở phát triển của thành phố, với dịch vụ chuyên nghiệp và những tiện ích khác.
VSIP được xem như một trong những Khu Công Nghiệp kiểu mẫu tại Việt Nam với sự tham gia góp vốn đầu tư và chuyển giao kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp thị đầu tư của các tập đoàn có uy tín như Sembcorp Industries, Ascendas, United Overseas Land, KMP Group, Mitsubishi Corporation và Becamex (Việt Nam).
Đến nay, VSIP đã và đang phát triển tổng cộng 05 dự án tại miền Nam (tỉnh Bình Dương), miền Bắc (tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) và gần đây nhất là dự án tại miền Trung (tỉnh Quảng Ngãi) với tổng quỹ đất hơn 6.000 Ha bao gồm đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ.
Trong năm 2015, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động ổn định, các doanh nghiệp mới được cấp chứng nhận đầu tư và tăng vốn đầu tư cũng đã tiến hành triển khai nhanh dự án. Doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ổn định và tăng cao hơn so với năm 2014.
Một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2015 như sau:
Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đạt 300 triệu đô la Mỹ, bằng 100% so với năm 2014 và bằng 100% so với kế hoạch năm 2015.
Doanh thu của các doanh nghiệp trong năm 2015 đạt 6,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 27,5% so với năm 2014 và tăng 27,5% so với kế hoạch năm 2015, Trong đó xuất khẩu đạt 4,75 tỷ đô la Mỹ, tăng 21,8% so với năm 2014 và tăng 18,8% so với kế hoạch năm 2015.
Nhập khẩu của các doanh nghiệp trong năm 2015 đạt 4,21 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,9% so với năm 2014.
Nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong năm 2015 đạt 60 triệu đô la Mỹ, bằng 92,3% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch năm 2015.
Công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu D cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá đi các nước Asean trong năm 2015 đạt 3.500 bộ với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 136 triệu đô la Mỹ, tăng 25% về số bộ mẫu D được cấp và tăng 13,4% về kim ngạch xuất khẩu so với năm 2014.
Các Doanh nghiệp thu hút và giải quyết việc làm mới cho 5500 lao động, nâng tổng số lao động đang làm việc tại các Doanh nghiệp lên 136.500 lao động.
Trong năm 2015, Ban Quản lý đã thực hiện các nhiệm vụ về quản lý lao động như sau:
Cấp mới, cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài: là 862 GPLĐ (đạt 133,4% so năm 2014), trong đó: Cấp mới 376 giấy phép lao động người nước ngoài (đạt 132,4% so năm 2014) và cấp lại cho 486 giấy phép lao động người nước ngoài (đạt 134,2% so năm 2014) cho các doanh nghiệp.
Tiếp nhận 66 bản Nội quy lao động (đạt 188,57% so năm 2014). Ngoài ra, trong năm, Ban Quản lý đã tiếp nhận 37 bản thỏa ước lao động tập thể và 22 thang, bảng lương; thông báo chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài cho 221 Doanh nghiệp với 628 vị trí nhà quản lý, 356 vị trí chuyên gia và 107 vị trí lao động kỹ thuật.
Tổng hợp tình hình thực hiện điều chỉnh lương theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Đảm bảo trực tết theo phân công và nắm tình hình an ninh trật tự tại Khu công nghiệp trong những ngày trước, trong và sau Tết; tình hình người lao động trở lại làm việc sau Tết, tổng hợp báo cáo Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh và Sở Lao động Thương binh Xã hội.
Tổng hợp lịch nghỉ Tết và thưởng cho người lao động của các doanh nghiệp; tổng hợp số liệu báo cáo lao động 6 tháng đầu năm 2015 gửi sở LĐTBXH.
Ban Quản Lý triển khai thực hiện tiếp nhận hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của các doanh nghiệp theo ủy quyền của Ủy Ban Nhân Dân các Huyện, Thị xã, Thành phố theo Thông tư số 32/2014/TT- BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Tham dự và mời các Doanh nghiệp tham dự tập huấn các văn bản hướng dẫn Luật Lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong năm 2015, Ban quản lý đã phối hợp công đoàn VSIP vận động thành lập mới 16 công đoàn cơ sở với 899 đoàn viên công đoàn, nâng tổng số