Định hướng nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với lao động nữ

Một phần của tài liệu Ths công tác xã hội Công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư. Từ thực tiễn của khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương (Trang 77 - 80)

1.3.1 .Nội dung công tác xã hội đối với lao động nữ nhập cư

3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với lao động nữ

Xã hội luôn luôn vận động, đặc biệt trong điều kiện chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH- HĐH và hội nhập quốc tế, thì sự vận động của xã hội ngày càng nhanh. Do vậy, cần phải thường xuyên xây dựng hoàn thiện chính sách xã hội cho phù hợp. Thực tế hiện nay cho thấy trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các chính sách đối với LĐNNC và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ chưa được xây dựng hoàn thiện một cách đồng bộ, chưa thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lao động nữ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Để bảo vệ quyền lợi của LĐNNC có hiệu quả thì vấn đề quan trọng là phải tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với lao động nữ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Mặt khác khi có chính sách xã hội rồi thì vấn đề quyết định là thực thi cho đúng và tham gia giám sát tốt việc thực thi chính sách đối với lao động nữ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ cho hợp lý. Chính sách ưu đãi các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được thể hiện trong Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996, sau này là Nghị định 30 về "Hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ". Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 03/ LĐTBXH và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 79/TT-BTC và Thông tư 99/TT BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Có thể nói chính sách lao động đối với nữ CNLĐ là khá cụ thể, chi tiết.

Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ cho nên việc thực thi trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Có những quy định, Điều khoản của Bộ luật Lao động không thể thực hiện được vì chưa có văn bản hướng dẫn.Trách nhiệm của công đoàn và cơ quan pháp lý trong việc kiểm tra giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa thường xuyên gắn với các hoạt động tại doanh nghiệp. Thực tế, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước này đã thành lập tổ chức công đoàn, nhưng có không ít công đoàn cơ sở chưa khẳng định được vai trò, vị trí của mình, chưa thực sự là người đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Tình trạng vi phạm các cam kết trong lĩnh vực tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, bảo hộ lao động, nhất là vi phạm các qui định về điều kiện và thời gian làm việc, vi phạm các cam kết về tiền lƣơng, tiền công lao động vẫn còn xảy ra. Đặc biệt, tình trạng không đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nói chung, nữ CNLĐ nói riêng đã gây cho người lao động thiệt thòi rất lớn về nhiều mặt. Do vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích nữ CNLĐ là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Rõ ràng, việc nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, nhất là đối với nữ CNLĐ, không chỉ mang lại giá trị sản phẩm hàng hoá, hiệu quả kinh tế cho đất nước, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao giá trị sức lao động, đảm bảo việc làm ổn định, thu nhập cao, tạo cơ hội tìm kiếm được việc làm cho CNLĐ khi phải sắp xếp lại lao động. Thực trạng trình độ chuyên môn tay nghề của nữ CNLĐ nhất là khu vực ngoài Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế. Vẫn còn một bộ phận nữ CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa thấy sự cần thiết của việc nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, cường độ lao động cao, thời gian lao động kéo dài làm cho nữ công

nhân mệt mỏi về sức lực, trí tuệ, nên rất khó khăn trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Trong vai trò là ngƣời phụ nữ với thiên chức mang thai, sinh con và nuôi con cũng ảnh hưởng đến việc học tập nâng cao trình độ của nữ CNLĐ. Chính sự hạn chế về trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của nữ CNLĐ đã ảnh hưởng tới trực tiếp việc làm, thu nhập của họ. Do vậy nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp là một yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho cho nữ CNLĐ, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngoài ra, nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ nói chung và cho nữ CNLĐ nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Để nâng cao sức khoẻ cho nữ CNLĐ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân mỗi người công nhân, còn đòi hỏi phải có sự quan tâm chung của toàn xã hội. Thực tế cho thấy, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã nghiên cứu ban hành một hệ thống các chính sách đối với lao động nữ khá đầy đủ. Bộ luật Lao động cũng qui định rõ trách nhiệm của công đoàn trong việc nghiên cứu tham gia với người sử dụng lao động lập kế hoạch bố trí nữ CNLĐ theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà, tạo điều kiện cho lao động có việc làm thường xuyên, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ. Điều 118 Bộ Luật Lao động cũng ghi rõ: Doanh nghiệp sử dụng nhiều nữ CNLĐ phải phân công người trong bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp làm nhiệm vụ theo dõi vấn đề nữ CNLĐ. Mặc dầu chính sách đã được qui định cụ thể rõ ràng, song trong thực tế việc thực thi chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâmđến cải thiện điều kiện làm việc cho nữ CNLĐ. Nữ CNLĐ vẫn phải lao động trong những điều kiện có nhiều bụi, tiếng ồn, không khí ô nhiễm, nhà xưởng chưa đảm bảo. Các chính sách về chăm sóc sức khoẻ cho nữ CNLĐ chưa được thực hiện đầy đủ. Nhiều nơi nữ CNLĐ phải kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động nhưng lương không tăng, các điều kiện cần thiết cho vệ sinh phụ nữ không đảm bảo đối với cho nữ CNLĐ khu

vực ngoài nhà nước. Do vậy, quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho cho nữ CNLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công đoàn, người sử dụng lao động và của toàn xã hội.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với laođộng nữ nhập cư tại khu công nghiệp ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Ths công tác xã hội Công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư. Từ thực tiễn của khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w