1.3.1 .Nội dung công tác xã hội đối với lao động nữ nhập cư
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác xã hội đối với lao động nữ
2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kỹ năng công tác xã hội đối với lao động
Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương
- Kỹ năng giao tiếp
Đây là một kỹ năng rất quan trọng trong suốt tiến trình CTXH cá nhân. Chúng ta có thể hiểu kỹ năng giao tiếp tức là bao gồm hàng loạt những hoạt động như cử chỉ, lời nói, hành vi nét mặt, cử chỉ điệu bộ… mà con
người tiến hành trao đổi thông tin với nhau. Trong CTXH, kỹ năng giao tiếp hiệu quả hay không hiệu quả sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của tiến trình trợ giúp thân chủ. Yêu cầu của của kỹ năng này là NVCTXH phải tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gũi, tự nhiên, cởi mở và tin tưởng giữa thân chủ và NVCTXH.
- Kỹ năng tạo mối quan hệ chuyên nghiệp
Kỹ năng tạo mối quan hệ chuyên nghiệp là kỹ năng cơ bản và cần thiết của người thực hành CTXH. Trong thực hành CTXH, phải nhận thúc rằng mối quan hệ giữa tôi và thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp, khác với mối quan hệ xã hội bình thường. Công cụ chính thực thi trong CTXH chính là bản thân con người thực hành CTXH phải có kiến thức và kỹ năng. Vì thế, chúng ta dễ quên khi hành nghề và ứng xử theo lối bình thường (phản ứng theo cảm xúc tự nhiên). Mối quan hệ giúp đỡ đòi hỏi phải có các kỹ năng sau:
* Kỹ năng quan hệ cá nhân, nhóm và cộng đồng * Kỹ năng tham vấn, vấn đàm
* Tạo sự thay đổi.
- Kỹ năng đánh giá
Đây là một kỹ năng cần thiết, đòi hỏi NVCTXH phải biết vận dụng nó một cách hiệu quả. Tôi đã sử dụng hai phương pháp đánh giá đó là đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan.
* Đánh giá khách quan:Từ việc đánh giá thực trạng vấn đề cũng như
cách giải quyết vấn đề sớm dựa trên cđối với lao động nữ nhập cư dựa trên công cụ bảng hỏi có thể là phiếu đánh giá nhanh dùng để phỏng vấn thu thập thông tin về cách suy nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của người dân và của các cơ quan ban ngành chức năng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
* Đánh giá chủ quan: Tôi đã dựa vào số liệu, thông tin, chỉ báo thu
thập được từ trong quá trình điều tra, quan sát để rút ra những kết luận cuối cùng để xác định, đánh giá tình hình của LĐNNC tại địa bàn nghiên cứu.
Kỹ năng lắng nghe không chỉ đơn giản là người nghe thu nhận thông tin từ người trả lời mà còn là sự thể hiện sự lắng nghe tích cực, lắng nghe không chỉ là bằng tai mà còn là lắng nghe bằng tâm.Khi tôi làm việc với thân chủ có thể là những phụ nữ hay những thành viên liên quan như bạn bè, gia đình người thân của thân chủ thì đòi hỏi phải chăm chú lắng nghe những gì thân chủ tâm sự giải bày, tỏ thái độ, lời nói thể hiện sự đồng cảm và hiểu rõ những gì mà thân chủ giãi bày. Chúng ta phải khiến cho thân chủ hiểu là bản thân họ được tôn trọng được sẻ chia có như vậy, tiến trình CTXH cá nhân mới đem lại hiệu quả.
- Kỹ năng vấn đàm
Đây là một hình thức tác động qua lại giữa cá nhân thân chủ với cán sự công tác xã hội. Trong đó, tôi có ý thức với mục đích và kế hoạch của mình cùng làm việc và trao đổi với thân chủ. Trong mối quan hệ này, tôi là người chủ động xác định mục đích và kế hoạch, xác định nội dung các câu hỏi trong vấn đàm. Thân chủ tiến hành luận giải, phân tích vấn đề đặt ra như cùng thân chủ làm rõ thực trạng, nguyên nhân của vấn đề là như thế nào? Hệ quả, tác động của vấn đề này đối với cá nhân, gia đình và xã hội như thế nào? Sau đó, tôi cùng thân chủ trao đổi bàn bạc, tìm kiếm lựa chọn ra cách giải quyết vấn đề của thân chủ một cách tối ưu nhất.
- Kĩ năng can thiệp
Kĩ năng can thiệp chính là NVCTXH xác định được lúc nào mình mới hành động để trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Trong toàn bộ tiến trình CTXH với LĐNNC, tôi chỉ đóng vai trò như là chiếc cầu nối để hỗ trợ khách hành lúc nào cho là cần thiết. Ví dụ như trong giai đoạn vạch kế hoạch trị liệu cho LĐNNC thì lúc nào thân chủ và gia đình không tìm ra phương cách để giải quyết vấn đề đang gặp phải của mình thì lúc đó tôi mới thể hiện vai trò của mình là giúp thân chủ cùng gia đình bàn bạc trao đổi để tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề của thân chủ một cách có hiệu quả nhất.
Thấu hiểu (Empathy) là cảm nhận điều mà thân chủ đang cảm nhận. Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc, hiểu biết chính xác cái thế giới của thân chủ (C. Roger). Để sử dụng được kỹ năng này, tôi phải đặt được mình vào thế
giới của thân chủ để hiểu thân chủ nhận thức thế nào? Và cảm nhận sự việc ra sao?. Có thể nói thấu hiểu là khả năng nhận biết, cảm nhận, hiểu cảm xúc của người khác thông qua cử chỉ, lời nói, hành vi của người đó và khả năng giao tiếp đúng mực để hiểu người đó.
2.3. Đánh giá khái quát kết quả công tác xã hội đối với lao động nữnhập cư tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương và