Nhóm giải pháp về phát triển cá nhân lao động nữ nhậpcư (học tập,

Một phần của tài liệu Ths công tác xã hội Công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư. Từ thực tiễn của khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương (Trang 90 - 111)

(học tập, tham gia hoạt động xã hội, hỗ trợ lẫn nhau,…)

3.2.2.1.Tăng cường vai trò của phương tiện truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách xã hội đối với nữ CNLĐ

Xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị, tổ chức công đoàn, của doanh nhân và công nhân lao động. Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, sự đồng thuận xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động.

Các cơ quan truyền thông, nhất là các cơ quan báo chí, xuất bản của Công đoàn nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc truyền bá các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống, tinh hoa văn hoá nhân loại đến với công nhân lao động. Chú trọng khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, tập hợp công nhân xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong KCN, KCX; kịp thời ngăn chặn các sản phẩm văn hoá độc hại, thông tin sai trái tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của công nhân lao động.

Thông tin đại chúng đó là các phương tiện như: Báo, đài, vô tuyến truyền hình, Internet… và các loại phương tiện thông tin khác. Các nhân tố này ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xã hội hoá cá nhân. Bởi vì hiện nay các phương tiện truyền thông

đại chúng là một phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu cho các cá nhân đồng thời cũng là phương tiện giải trí phổ biến đặc biệt ở các đô thị lớn. Chính truyền thông đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những định hướng và các quan điểm đối với các sự kiện và những vẫn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Trên các phương tiện truyền thông, riêng với truyền hình cần có các chương trình dành riêng cho nhómLĐNNC. Tập trung vào các nội dung liên quan đến giáo dục chính sách xã hội đối với LĐNNC tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước hiện nay. Hướng tới nâng cao trách niệm của các cơ quan đoàn thể và chính quyền trong việc thực hiện chính sách với người lao động, giáo dục sức khoẻ giới tính, về dân số kế hoạch hoá gia đình, về kinh nghiệm nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng chống tệ nạn xã hội. Hình thức tuyên truyền là thông qua các tiểu phẩm, phim truyền hình, các cuộc thi về tìm hiểu chính sách pháp luật của Nhà nước giúp cho LĐNNC nói riêng và CNLĐ nói chung có nhận thức đúng đắn hơn về thực thi chính sách với người lao động, quyền lợi của người lao động, nâng cao sức khoẻ cho bản thân.Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh truyền thông qua các kênh khác như báo viết, đài phát thanh, Internet, áp phích tờ rơi. Đây cũng là một kênh thông tin quan trọng đối với người sử dụng lao động và LĐNNC nếu như không có điều kiện xem truyền hình.

Nội dung thông điệp nhằm nâng cao hiểu biết các chính sách xã hội, vận động thực hiện đúng chính sách và xử lý các vi phạm về thực hiện chính sách với người lao động, kiến thức về giới, sức khoẻ sinh sản, các bệnh nghề nghiệp trong lao động. Hậu quả của các vi phạm thực hiện chính sách, cảnh báo nguy cơ, gây hậu quả nghiêm trọng, qua đó nâng cao nhận thức của nữ CNLĐ, người sử dụng lao động, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các đoàn thể xã hội về thực hiện chính sách với người lao động.

Tóm lại, để việc thực hiện chính sách đối với nữ CNLĐ cần phải kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, ý thức tự giác của nữ công nhân và sự cam kết gắn liền chủ sử dụng lao động.

Trong công tác thông tin tuyên truyền hoạt động công tác xã hội đối với người lao động cần chú ý các điểm sau:

- Xây dựng cơ chế phổ biến thông tin nhạy cảm giới có thể thông qua: Cơ hội việc làm, dạy nghề, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sức khoẻ sinh sản, dịch vụ tư vấn xã hội về tiết kiệm hoặc đầu tư nguồn tiền chuyển về, thông tin trên các kênh gửi tiền.

- Phổ biến thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động, khuyến khích việc ký kết hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cũng như giảm thiểu những nguy cơ bị tổn thương đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

- Tăng cường thông tin tới cộng đồng về tiền chuyển về: Thu hút các kênh truyền thông cung cấp thông tin tới người lao động về sự đa dạng của hệ thống các kênh giữ tiền và chuyển tiền, cung cấp thông tin về những thủ tục có liên quan. Những thông tin này phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, việc truyền thông phải được thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau để những người lao động ở mọi ngành nghề khác nhau đều có cơ hội tiếp cận, đặc biệt là lao động nữ.

3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp tại các KCN.

Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người lao động như thế nào phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của Công đoàn doanh nghiệp. Theo chúng tôi, để nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho LĐNNC doanh nghiệp

ngoài nhà nước cần phải xuất phát từ đặc điểm quan hệ lao động và tình hình thực tế trong từng loại hình doanh nghiệp để xác định nội dung chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ CNLĐ và lựa chọn nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn cho phù hợp.

Người cán bộ công đoàn cần có có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác công đoàn. Có tài năng và ý chí, tức là những người có trí tuệ, có kiến thức rộng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, nắm vững pháp luật, trước tiên là pháp luật có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của LĐNNC và công đoàn, cán bộ công đoàn phải có trách nhiệm với công việc. Là người cán bộ có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, sáng tạo, có kỹ năng và nghiệp vụ công tác công đoàn. Đây là yêu cầu quan trọng đối với cán bộ công đoàn cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cán bộ công đoàn cơ sở phải có khả năng và phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tập hợp đoàn viên và người lao động, đặc biệt cán bộ công đoàn phải có kỹ năng thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và tập thể người lao động. Trước tiên, chủ tịch công đoàn cơ sở cần thường xuyên coi trọng việc liên hệ mật thiết với LĐNN, tôn trọng và lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của LĐNNC, để có cương trình kế hoạch hoạt động sát với thực tế, nhằm tập hợp được trí tuệ, giải quyết và đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của LĐNNC.

Nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở phải được hết sức quan tâm. Cần chú trọng lựa chọn những cán bộ nữ công có trình độ chuyên môn, am hiểu chính sách pháp luật, có nhiệt tình, có phương pháp vận động thuyết phục và có bản lĩnh vững vàng. Đặc biệt công đoàn cơ sở cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn và phổ biến chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ nữ công.

Công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng định mức lao động, nội qui lao động và kiến nghị với chủ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho LĐNNC. Phát hiện kịp thời các trường hợp người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với LĐNNC trái với qui định của pháp luật.

Thường xuyên kiểm tra và kiến nghị với các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý những vi phạm pháp luật đối với nữ CNLĐ. Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những bức xúc của LĐNNC để có kế hoạch giúp đỡ hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết. Cần quan tâm xem xét mối quan hệ giữa Ban Chấp hành CĐCS với chủ doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện cho tập thể người lao động trong đơn vị là Ban Chấp hành công đoàn, quan hệ này là mối quan hệ cơ bản, quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của nữ CNLĐ, của tổ chức công đoàn và cả người sử dụng lao động ở doanh nghiệp. Do vậy xây dựng củng cố mối quan hệ này không phải chỉ là trách nhiệm của công đoàn cơ sở mà còn là trách nhiệm của người sử dụng lao động của tất cả các tổ chức và của mọi người trong doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động phải được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu chung là sản xuất, kinh doanh; đảm bảo việc làm ổn định, tăng dần thu nhập cho người lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động, ngƣời lao động và lợi ích của Nhà nước. Để xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa Ban Chấp hành công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động thì vai trò Chủ tịch công đoàn rất quan trọng. Chủ tịch công đoàn cần ủng hộ người sử dụng lao động khi họ đề ra chủ trương, kế hoạch đúng đắn và tổ chức thực hiện nó theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước. Cần vận động nữ CNLĐ và tổ chức cho họ

thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Chủ động tham gia và tổ chức cho người lao động tham gia cùng với người sử dụng lao động tháo gỡ khó khăn, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Ngoài ra, cần xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa công đoàn với người sử dụng lao động là điều kiện rất quan trọng để công đoàn có thể làm tròn chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho LĐNNC trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự ủng hộ, tạo điều kiện của chủ doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để công đoàn hoạt động có hiệu quả. Do vậy, công đoàn cần phải xây dựng được quan hệ hợp tác giữa công đoàn với người sử dụng lao động. Để làm được điều này công đoàn cơ sở phải thường xuyên nắm chắc hoạt động của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp, để cùng chia sẻ với chủ doanh nghiệp trên tinh thần vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì đời sống người lao động. Do vậy, cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực, trình độ, có bản lĩnh, phương pháp hoạt động và nhiệt tình với công tác công đoàn là rất cần thiết.

Về tiền lương, tiền công đối với người lao động, công đoàn cần đặc biệt chú trọng tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương, trả lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo trình độ lao động, theo chất lượng sản phẩm nhằm khuyến khích, động viên nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo cho LĐNNC có nhiều cơ hội được nâng cao đời sống tinh thần và hưởng thụ văn hoá. Khuyến khích họ phấn đấu vì sự phát triển thịnh vượng của doanh nghiệp.

Về sức khoẻ của LĐNNC, công đoàn chủ động đề xuất với chủ doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, sức khoẻ sinh sản cho nữ công nhân lao động, tham gia quản lý nhà trẻ mẫu giáo tại doanh nghiệp nếu có, chăm sóc tốt con em nữ công nhân lao động để LĐNNC yên tâm sản xuất kinh doanh.

Vận động LĐNNC hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy các tiềm năng trong LĐNNC, động viên các chị phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vận động LĐNNC trong các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trong lao động. Cần có các hoạt động sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời những LĐNNC có thành tích tốt trong thi đua. Nắm chắc hoàn cảnh gia đình, điều kiện của từng LĐNNC trong doanh nghiệp, kịp thời chia sẻ, giúp đỡ khi họ có khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, hoạt động tuyền truyền giáo dục cần được quan tâm hơn nữa, cần tuyên truyền, phổ biến đến LĐNNC đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của LĐNNC như các chính sách về việc làm, tiền lương, chính sách cải thiện điều kiện lao động cho LĐNNC. Tuyên truyền các hoạt động giáo dục về giới, về dân số kế hoạch hoá gia đình, về kinh nghiệm nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng chống tệ nạn xã hội trong LĐNNC.

Giáo dục LĐNNC nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ. Đề xuất với công đoàn cơ sở, chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho LĐNNC được học tập nâng cao tình độ. Giáo dục LĐNNC có ý thức chấp hành tốt kỷ luật lao động, ủng hộ những chủ trƣơng, biện pháp đúng của người sử dụng lao động, đồng thời đấu tranh với những vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, vận động LĐNNC ở doanh nghiệp ngoài nhà nước tự học hỏi nâng cao kiến thức y học lao động, chăm sóc sức khoẻ, phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp và kịp thời chữa trị. Cần quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về những giá trị truyền thống, những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế doanh

nghiệp... cho nữ CNLĐ. Tăng cường đối thoại, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người lao động, những ý kiến đề xuất của tổ chức Công đoàn, của chủ doanh nghiệp để có hướng giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc.

Tăng cường giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hoá và tác phong lao động công nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật cho công nhân lao động; xây dựng hình ảnh người công nhân lao động mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá hình thức tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân KCN, KCX, tạo điều kiện cho công nhân lao động được thụ hưởng. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với công nhân lao động, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong công nhân KCN, KCX, nhất là ở các thành phố lớn và địa bàn nhạy cảm. Kịp thời đấu tranh, phê phán, uốn nắn nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân lao động.

Chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong doanh nghiệp, KCN, KCX trên địa bàn cư trú của công nhân lao động tổ chức các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở KCN thiết thực, hiệu quả. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động; bình chọn, tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp đạt "Doanh

Một phần của tài liệu Ths công tác xã hội Công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư. Từ thực tiễn của khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương (Trang 90 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w