1.3.1 .Nội dung công tác xã hội đối với lao động nữ nhập cư
2.3. Đánh giá khái quát kết quả công tác xã hội đối với lao động nữ nhập
những vấn đề đặt ra.
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
- Các mô hình tập hợp trong nữ công nhân lao động nhập cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế của nữ công nhân nhà trọ nâng cao kiến thức về xã hội, về luật pháp, về Giới, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau khi sống xa nhà, tạo điều kiện cho các em gắn bó hơn với các hoạt động xã hội của địa phương, từng bước hòa nhập với cộng đồng nơi cư trú.
Nhiều nữ CNLĐ ở khu trọ tại KCN VSIP cho biết từ khi có mô hình, họ đã hiểu hơn về pháp luật, biết cách phòng tránh các tệ nạn xã hội và có thể tự bảo vệ quyền hợp pháp của bản thân, đồng thời được nâng cao kiến thức xã hội.
2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót và nguyên nhân2.3.3. Những hạn chế 2.3.3. Những hạn chế
Hiện nay, Đảng và nhà nước đã có các chính sách hướng đến việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân như: Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa CN ở các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1780/QĐ-TTg, mục tiêu phấn đấu năm 2015 có 70% số CN và người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa. Nghị quyết hội nghị
lần thứ ba ngày 17/2/2014 của ban chấp hành tổng liên đoàn lao động Việt Nam khóa XI về “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”. Các chính sách đã có, nhưng vấn đề quan trọng ở đây là các chính sách đó có đến được tận tay công nhân, bộ phận thực hiện chính sách có thực hiện như đã nêu ra hay không. Thực tế cho thấy rằng Nguyên nhân lớn nhất là chính sách có nhưng thực thi chính sách không đến nơi đến chốn. Ở đây có trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, Đảng, đoàn thể. Bản thân công nhân lao động vừa thoát ra khỏi người nông dân và khoác lên mình chiếc áo xanh công nhân, bản chất nông dân chưa được gột bỏ hết.Tính chất bấp bênh của việc làm, của sự tồn tại các doanh nghiệp... khiến việc thực thi các chính sách vụn vặt. Vì vụn vặt chắp vá nên mạnh doanh nghiệp nào, doanh nghiệp đó làm. Khâu kiểm tra, đôn đốc kiểm soát thực thi pháp luật kém.
Bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế, tạo việc làm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, thai sản…là những vấn đề cơ bản mà an sinh xã hội cần giải quyết đối với công nhân. Tuy nhiên, công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước thường không được hưởng chế độ này là do chủ doanh nghiệp thường trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội hay công nhân không muốn tham gia bảo hiểm xã hội do lo ngại thu nhập sẽ thấp hơn.
Tình trạng bấp bênh trong chính sách bảo hiểm xã hội của công nhân dẫn đến sự bất cập trong chính sách trợ cấp ốm đau, thất nghiệp, thai sản cho công nhân. Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phần lớn lao động nữ nghỉ thai sản nhưng không được hưởng hoặc ít được quan tâm đến chế độ thai sản. Người lao động ốm đau cũng không được chế độ thăm hỏi, trợ cấp do nguồn kinh phí thực hiện chế độ này chủ yếu được trích từ quỹ bảo hiểm xã hội nhưng người công nhân lại không tham gia đóng quỹ.
Phần lớn công nhân khi rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc không có việc làm thường xuyên đều không được nhận trợ cấp thất nghiệp. Có thể nói sự vi phạm về quyền lợi người lao động ở các khu công nghiệp khiến người lao động ít thiết tha gắn bó lâu dài với người sử dụng lao động, với các khu công nghiệp. Đời sống người công nhân vì vậy ngày càng bấp bênh, khó khăn. Những cuộc đình công, bãi công của công nhân ở các khu công nghiệp vẫn liên tục xảy ra, làm cho việc quản lý lao động hiện nay gặp thêm những khó khăn. Cần có tiếng nói và nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích người lao động cũng như tham gia cùng với nhà nước quản lý người lao động ở các khu công nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy, LĐNNC ít được tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi giải trí sau giờ làm việc cho nên nhận thức về xã hội,hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống, về sức khoẻ còn nhiều hạn chế. Trong khi, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng đã quan tâm tổ chức các họat động văn hoá, thể thao, tạo điều kiện để người lao động tham gia vui chơi giải trí sau thời gian làm việc, tuy nhiên mức độ tham gia và được tham gia các hoạt động này tại các doanh nghiệp của LĐNNC không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu có thể là điều kiện khách quan là các doanh nghiệp không tổ chức thường xuyên và thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi chưa hợp lý nên mức độ tham gia của LĐNNC còn rất khiêm tốn.
Các mô hình chưa đủ sức để tác động, giáo dục và quản lý lực lượng lao động nhập cư với xu hướng ngày càng tăng.
2.3.4. Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện
Trên thực tế việc thực thi các chính sách pháp luật về lao động nữ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều vấn đề và chưa thực sự đi vào cuộc sống của công nhân lao động nữ. Nhiều hoạt động mang tính hình thức,
đối phó và do chính sự bất cập, thiếu đồng bộ trong việc thực thi chế độ chính sách pháp luật đối với người lao động.
Với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận, việc người chủ sử dụng lao động vận dụng tối đa những điều luật pháp không cấm và sử dụng tối đa sức lao động của người lao động mà chỉ muốn chi trả cho họ khoản chi phí thấp nhất có thể là điều thường xảy ra trong thực tiễn. Không những vậy, một thực tế là đối với những vấn đề không được nêu rõ hoặc nêu chung chung trong luật mà chỉ mang lại lợi ích cho người lao động và làm tăng chi phí của doanh nghiệp sẽ không được doanh nghiệp áp dụng hoặc áp dụng đầy đủ như việc quan tâm đến đời sống của người lao động nữ bao như: Nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, thể dục thể thao, nơi trông giữ trẻ, mẫu giáo...Đây là những vấn đề mang tính xã hội, không trực tiếp thuộc trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những vấn đề này một mình doanh nghiệp khó có thể làm được nếu không có sự hỗ trợtích cực, quyết liệt của Nhà nước, các cấp, các ngành liên quan.
Bên cạnh đó, một phần không nhỏ lao động nữ khu công nghiệp, khu chế xuất chưa nắm được các quy định của chính sách pháp luật và phần lớn lao động nữ làm việc trong các khu công nghiệp đến từ các vùng nông thôn, trình độ tay nghề còn hạn chế, chủ yếu làm việc thủ công nên khi tìm được một công việc có thu nhập đã được coi là một sự may mắn nên dẫn đến tình trạng cam chịu, chấp nhận làm việc khi người chủ doanh nghiệp chưa áp dụng, thực thi các chế độ chính sách pháp luật đối với người lao động theo quy định..
2.3.5. Nguyên nhân
- Thứ hai là: Ở địa phương còn thiếu những loại hình dịch vụ xã hội
CTXH với nhóm, CTXH với cộng đồng…) để có một mô hình can thiệp giúp đỡ, giải quyết các vấn đề xã hộinhư vấn đề trẻ lao đông sớm một cách có chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cao hướng đến sự trợ giúp cộng đồng một cách tốt nhất.
- Thứ ba là: Công tác trợ giúp giải quyết vấn đề trẻ lao động sớm còn
chưa hiệu quả bởi còn thiếu một đội ngũ những nhân viên CTXH chuyên nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để trợ giúp, giải quyết các vấn đề xã hôi mà các cá nhân, nhóm, cộng đồng đang gặp phải trong đó có vấn đề đối với LĐNNC.
- Thứ ba, tâm lý ngại giao tiếp, e dè khi tham gia các hoạt động xã hội của chính những LĐNNC vẫn còn tồn tại khá phổ biến.
Kết luận Chương 2
Trong chương này tác giả đã trình bày và phân tích bốn vấn đề lớn đó là: Một là đặc trưng nhân khẩu xã hội của nhóm nữ công nhân nhập cư bao gồm độ tuổi, trình độ học vấn, quê quán, tình trạng hôn nhân, ghề nghiệp trước khi đến khu công nghiệp; Hai là đánh giá các hoạt động công tác xã hội đối với lao động nữ nhập cư ở KCN VSIP trong thời gian qua. Những thành tựu đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng cùng những khó khăn vướng mắc. Từ đó, để đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong chương tiếp theo.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ NHẬP CƯ
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với lao độngnữ nhập cư tại các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay