Tiền trọ một người Tần suất Phần trăm hợp lệ Dƣới 400 9 5.5 Từ 400 đến 500 18 10.7 Trên 500 đến 700 89 52.9 Trên 700 52 30.9 Tổng 168 100
Bảng 2.6 cho thấy trung bình, các chị phải trả gần700.000 đồng/ngườihoặc trên 700.000 đồng/ người cho một chỗ trọ khiêm tốn. Có thể làm một phép tính rất đơn giản là lấy thu nhập trung bình trừ đi tiền nhà và tiền ăn trung bình hàng tháng thì ta sẽ thấy rằng với 4 triệu mỗi tháng các chị sẽ phải sống khá chật vật. Bên cạnh việc phải chi cho nhu cầu không thể thiếu là ăn và ở thì các chi còn phải chi cho các nhu yếu phẩm hàng ngày (như xà bông, giấy vệ sinh, kem đánh răng….) sức khỏe, đi lại, giao tiếp v.v. Nói chung, cuộc sống của mỗi chúng ta để tồn tài hàng ngày chúng ta bỏ sức lao động để kiếm tiền nuôi sống chính cuộc sống của bản thân, và để nuôi sống được chính bản thân chúng ta lại phải bỏ tiền ra để “mua” về những nhu cầu cơ bản. Kiếm tiền và chi tiền cho cuộc sống là quy luật hết sức bình thường, ai cũng phải thực hiện điều đó. Tuy nhiên vấn đề ở đây là tiền kiếm ra như thế nào và tiêu tiền như thế nào để đảm bảo rằng cuộc sống vẫn luôn tốt và có sự tích góp.
Theo quy định mức lương tối thiểu đối với lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại vùng I là 2.700.000đ [22, tr.48]. Đó là lương cơ bản chưa tính tiền tăng ca. Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền ương trả cho người lao động. Số liệu công bố từ cuộc khảo sát 60 doanh nghiệp thuộc 12 tỉnh, thành phố do Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) tổ chức mới đây cho thấy: Tiền
lương tối của lao động ở khu vực doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 70 - 74% mức sống tối thiểu; tiền lương bình quân của người lao động trực tiếp sản xuất và gia đình mới đạt mức gần 3,6 triệu đồng/tháng, trong khi mức chi tiêu trung bình cho cuộc sống của người lao động có nuôi 1 con là khoảng 4,1 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, Kết luận số 23-KL/TW (ngày 29.5.2012) tại Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa XI đã đưa ra quan điểm “Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đến năm 2015 đạt mức nhu cầu tối thiểu”. Tuy vậy, cho đến nay Chính phủ vẫn chưa xác định rõ lộ trình thực hiện chủ trương trên và cả lộ trình để thực hiện Điều 91 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012. Vì thế, nhiều lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện mức thu nhập không đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu của họ và gia đình. Theo phiếu điều tra khảo sát và thực tế khi được hỏi cho thấy các nữ công nhân tại đây rất ít khi phải tăng ca, như vậy với đồng lương trung bình hơn 4 triệu/ tháng trên thực tế đã vượt mức quy định của nhà nước. Tuy nhiên đó là lƣơng trung bình, còn không ít các nữ công nhân vẫn phải nhận lương dưới 2 triệu, con số đó chỉ chiếm 7.2% người được hỏi nhưng cũng đáng để chúng ta phải lưu tâm. Hàng tháng nhận được trên 4 triệu đồng cuộc sống của các chị liệu có thoải mái như mong đợi, khi giá cả đang ngày càng leo thang, mọi thứ chi phí đều trở nên đắt đỏ, chưa kể đến những nữ công nhân đã có gia đình và con nhỏ thì cuộc sống lại càng khó khăn, chật vật hơn. Để nhận được số tiền đó, hàng ngày các chị phải lao động không ngừng nghỉ, làm việc ca kíp, chấp nhận các điều kiện eo hẹp về thời gian, cường độ lao động cao, đòi hỏi độ chính xác, tỉ mỉ cao,…Với bản chất là một người phụ nữ, có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến việc tiết kiệm cho tương lại thông qua đồng lương kiếm được, vậy vừa phải chi tiêu cho cuộc sống vừa có ý nghĩ tích góp, liệu có đủ với con số 4 triệu, chưa kể đến những nữ công nhân thu nhập chưa đến 2 triệu. Điều đó đã “bó hẹp” chất lượng sống của các chị, các chị sẽ phải chật vật và căn ke chi
tiêu hơn với đồng lương thu nhập của mình.Vậy có chắc rằng những nữ công nhân đó sẽ có một cuộc sống không phải lo về tiền bạc, cơm áo?
2.1.4. Nhu cầu của lao động nữ nhập cư Khu công nghiệp VSIP
- Nhu cầu vật chất: việc làm, thu nhập
Đa phần LĐNNC nhập cư có tuổi đời khá trẻ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn hạn chế và phải thuê nhà trọ:Số lượng chủ yếu tập trung từ độ tuổi trên 20 đến 25 tuổi (chiếm 55.3% người trả lời), tức hơn 1/2 trên tổng số. Tiếp đến, độ tuổi trên 25 đến 30 cũng chiếm số lượng khá đông, 24.4% trong tổng số 100% ngƣời trả lời, thứ 3 là từ 16-20 tuổi chiếm 13,7%. Trong nhóm này, cần lưu ý có chị mới 16, 17 tuổi, chưa đến độ tuổi phải lao động thực thụ. Và độ tuổi từ 31 đến 35 tuổi chiếm số lượng hạn chế (4.2% trong tổng số 100%.) Còn lại số lượng nữ công nhân trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ ít hơn Tỷ lệ đã kết hôn 71,7% và đã có con: 62.1%. Có 44,3% LĐN nhập cư chưa qua đào tạo. Ngay cả đối với lao động đã qua đào tạo, có tới 77% trong số họ phải đào tạo lại tại doanh nghiệp mới có thể để đáp ứng công việc.Tỷ lệ LĐN nhập cư phải thuê nhà trọ hoặc ở nhờ nhà người thân có tỷ lệ cao, chiếm 70,8%, trong khi đó chỉ có 2% được ở nhà của doanh nghiệp và 28,8% ở nhà riêng.
Tiền lương, thu nhập của lao động nữ nhập cư không đủ trang trải cho các chi phí tối thiểu cần thiết: Tiền lương, thu nhập thực tế của đa số người lao động, trong đó có LĐN nhập cư hiện nay còn thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày.Cụ thể, mức lương trên 5 triệu chỉ có 1.8% tương đương với 3 người trả lời. Mức lương chủ yếu của các chị nhận được hàng tháng chủ yếu rơi vào khoảng trên 3 triệu đến 4 triệu chiếm 47.6%, tiếp đến là mức lương trên 4 triệu đến 5 triệu chiếm 22.7%, còn lại 208% các chị nhận được mức lương hàng tháng trong khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu. Do đó, cuộc sống của họ
càng trở nên khó khăn và bấp bênh hơn. Kết quả là 88,8% LĐN nhập cư phải làm thêm giờ để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống ngày càng tăng: chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như ăn ở, đi lại, chi phí khám chữa bệnh và nuôi con nhỏ bình quân hàng tháng của LĐN nhập cư ở mức 5-7 triệu đồng/tháng (quy mô gia đình 3- 4 người). Trong đó chi cho thuê nhà trọ của chị em nhập cư trung bình 700 ngàn đồng/tháng. Đánh giá về thu nhập của mình, LĐN nhập cư cho biết: có 22,8% cho rằng thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống; 39,2% cho rằng phải chi tiêu tằn tiện và tiết kiệm mới đủ sống; 36,4% cho rằng thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống; chí có 1,7% chị em cho biết thu nhập có tích lũy.
Lao động nữ nhập cư có cuộc sống bấp bênh, không có tiết kiệm phòng tránh rủi ro: Với thu nhập thấp, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, trong khi đa phần LĐ nhập cư phải thuê nhà trọ để ở, đời sống của NLĐ đặc biệt là LĐN nhập cư ở trong tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định. Kết quả khảo sát cho biết 56,5% gia đình chi em nữ nhập cư không có tiền tiết kiệm đề phòng lúc gặp khó khăn và tránh rủi ro. Trong những người có tiết kiệm, số tiền cũng không nhiều, mức dưới 1 triệu đồng/tháng, chiếm 78,1%.
- Nhu cầu tinh thần: hưởng thụ và phát triển văn hóa tinh thần
Lao động nữ nhập cư hầu như không có thời gian vàngân sách dành cho đời sống văn hóa tinh thần: Quy hoạch và phát triển các KCN, KCX thiếu đầu tư đúng mức vào các khu dân sinh ngoài KCN, KCX, thiếu đồng bộ trong việc dành quỹ đất và hạn chế về kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho người lao động. Thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống, khiến NLĐ trong đó có LĐN nhập cư hầu như không có thời gian và ngân sách cho việc thụ hưởng các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục, thể thao, chăm sóc sức khỏe để tái tạo sức lao động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình giải trí phổ biến cho LĐN nhập cư là xem ti vi, nghe nhạc (47,7%).
Với cường độ làm việc căng thẳng ở công ty cùng với gánh nặng công việc gia đình khiến cho quỹ thời gian lao động tăng mà thời gian rảnh thì hầu như không có: “Ngoài giờ làm việc,nghỉ nghơi là cách tốt nhất để nữ công
nhân may tự chăm sóc sức khỏe bản thân,đảm bảo cho quá trình tái tạo sức lao động của mình.Cường độ làm việc quá căng thẳng,về đến nhà chị em chỉ muốn ngủ bù”(Trần Thị Hồng Châu “Tìm hiểu Đời sống nữ công nhân nhập cư tại công ty may Việt Tiến”
Phần lớn công nhân khi có thời gian rảnh thì họ dùng vào việc nghỉ ngơi là chủ yếu. Sau những giờ làm việc quá căng thẳng về đến nhà tâm lý chị em ai cũng chỉ muốn lăn ra ngủ cho đỡ mệt để lấy sức đi làm tiếp, có rất ít người xem sách báo hay ti vi.
Với mặt bằng lương chỉ đủ chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu hằng ngày và gửi về phụ gia đình nên rất ít công nhận có điều kiện để mua sắm các loại phương tiện giải trí như radio, tivi, sách báo…Đôi khi sang phòng khác có thể xem nhờ nhưng như vậy rất ngại nên chị em chọn giải pháp “đi ngủ” cho là tốt nhất.
Thực đơn giải trí cho chị em công nhân sau những giờ làm việc hết sức nghèo nàn, ngày nào cũng quanh quẩn với chiếc máy cassetle, thỉnh thoảng thứ bảy, chủ nhật được nghỉ thì đi siêu thị hoặc vào các tiệm net để chat. Nhưng số lượng công nhân biết chat là rất ít, phần lớn họ ra mạng chỉ để tán gẫu với bạn bè chứ không có nhu cầu truy cập nhiều thông tin về vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội...
Với việc hạn chế về các phương tiện giải trí nên công nhân chỉ biết đến nhà máy rồi về phòng trọ,áp lực công việcđang là tâm trạng chung của nhiều công nhân hiện nay.Sức lao động thì đang dần cạn kiệt theo thời gian làm tăng
ca. Tất cả những yếu tố này cũng tác động một lúc dẫnđến tình trạng trầm uất, stress đối với công nhân nữ nhập cư.
Đã đến lúc tất cả chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của người lao động.Các nhà lãnh đạo công ty phải phối hợp với các nhà hoạt động xã hội xây dựng nhiều mô hình hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho công nhân để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và sức khỏe cho người lao động.
- Nhu cầu xã hội: Hòa nhập địa phương, tham gia các đoàn thể,…
Điều kiện nhà ở và các đồ dùng thiết yếu: nhà trọ của LĐN tại các khu dân cư gần cácKCN, KCX diện tích trung bình 10 -15 m2 cho 3 - 4 người. Có 23,0% không khép kín, các công trình vệ sinh, nhà tắm dùng chung; có 35,7% có chỗ nấu ăn nhưng không có nhà vệ sinh; còn lại là nhà trọ khép kín, nhưng phòng vệ sinh chật chội, và thiếu ánh sáng. LĐNNC KCN gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng. Có đến 76% LĐNNC khẳng định có khó khăn trong cuộc sống và một bộ phận không nhỏ LĐN nhập cư chưa lập gia đình bày tỏ sự lo lắng về việc khó lập gia đình vì đời sống quá vất vả.
Quỹ thời gian làm việc căng thẳng với cường độ ba ca một ngày, giờ giấc lại không ổn định nên mỗi khi được nghỉ chị em có thể đi chợ, nghỉ ngơi, ít có điều kiện chăm sóc cho bản thân và tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Ngày nay có nhiều nhà văn hóa, các câu lạc bộ, các lớp học nữ công gia chánh, các buổi hội thao nhưng chị em không thể tham gia một phần vì không có thời gian và phương tiện đi lại, phần vì mặc cảm là công nhân ăn nói không được khéo léo cùng với công việc không được chu đáo trong ăn mặc nên các chị sẽ khép mình hơn:“Chị em ít có thời gian chăm sóc cho bản
thân ít cơ hội tham gia các loại hình giao lưu giải trí.Dù ngày nay cá câu lạc bộ các nhà văn hóa đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú”
Một số chị sau quá trình tham gia các hoạt động xã hội bị các bạn đồng nghiệp nam chêu chọc nên đành thôi: “Xuất phát từ quan điểm con gái lớn
lên phải lấy chồng các chị em nghành dệt may mặc cảm“ế” cộng cái nhìn thương hại hay chế nhạo do vô tình khiến chị em ngày càng co cụm lại”
Đôi khi do mặc cảm mà những lời nói bỡn cợt vô tình làm tổn thương tới tâm hồn mềm yếu của các chị, nó chính là bức tường rào ngăn cách các chị tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí…, hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Nhìn chung, đời sống tinh thần của chị em công nhân nữ nhập cư hết sức nghèo nàn, thêm vào đó là sự mặc cảm về thân phận khiến cho chị em sống rụt rè hơn và có ý niệm lẩn tránh xã hội.
- Nhu cầu thăng tiến
Mong đợi trong công việc và dự định tương lai, phần lớn các chị đã xác định việc làm hiện tại đã ổn định.Chị L.T.V chia sẻ: “Làm đây luôn chứ, kiếm được việc có phải dễ đâu, nên không có ý định bỏ việc”. Nhưng bên cạnh đó còn có khá nhiều chị chưa xem nghề nghiệp đang có thật sự là công việc bền lâu. Chị N.T.N cho biết: “Em cũng không biết được. Tại lương thấp nên nếu có chỗ nào lương cao hơn thì em chuyển”. Do công việc hiện tại của các chị còn gặp nhiều khó khăn, không ổn định, thu nhập bếp bênh nên từ đó mới nảy sinh những mong muốn để tìm được công việc đảm bảo và có thu nhập khá đủ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng, khi các chị còn trẻ tuổi mới bắt đầu xin làm việc thì nguy cơ mất việc rất cao, do công ty chỉ cần lao động tạm thời. Nhưng khi các chị trên 25 tuổi muốn chuyển công việc cũng rất khó khăn vì các công ty chỉ tuyển dụng lao động từ 18 đến 24 tuổi, nên buộc các chị phải chấp nhận làm việc hiện tại.
Khi được hỏi về những ước muốn hiện tại, rất đông các chị tỏ ra quan tâm sâu sắc vấn đề này, rất nhiều chị mong muốn được tăng lương để đỡ phần
khó khăn. Vì trên thực tế do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả đang tăng vùn vụt nhất là các mặt hàng thiết yếu, mà thu nhập của công nhân thì không tăng, gây cho các chị rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một chị chia sẻ: “Tôi mong rằng cơ quan các cấp, chủ nhà máy, hãy hiểu sâu hơn về cuộc sống của chị em công nhân ở đây. Tiền lương thì chưa lên mà cái gì cũng lên giá hết chúng tôi sống sao nổi?”.Không chỉ mong muốn tăng lương, các chị còn mong muốn giảm số giờ tăng ca, vì tăng ca quá nhiềukhông còn thời gian để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó có không ít ý kiến của các chị mong muốn nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn từ phía công ty. Ý kiến của chị B.L: “Tôi muốn các cấp có trách nhiệm hơn về người lao động, nhưphải chăm lo tốt hơn về