Tài nguyên nước mưa

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 32 - 35)

1.1. Phân bố mưa trong lãnh thổ

Lượng mưa năm phân bố rất không đều trong lãnh thổ và biến đổi mạnh theo độ cao địa hình. Sự phân bố không đều trong lãnh thổ thể hiện rất rõ trên bản đồ đường đẳng trị tổng lượng mưa năm trung bình nhiều năm (Xo) với các tâm mưa lớn thường xuất hiện ở sườn núi đón gió mùa tây nam và đông bắc ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hay sườn núi chắn gió mùa đông bắc ở ven biển Trung Bộ. Ngược lại, các tâm mưa nhỏ thường xuất hiện ở sườn núi khuất gió đông nam và tây nam, địa hình lòng chảo, các thung lũng và ven biển khuất gió.

Theo bản đồ đẳng trị tổng lượng mưa năm trung bình nhiều năm được xây dựng trên cơ sở số liệu đo mưa tại 500 điểm đo mưa và 100 trạm khí tượng trên toàn quốc với chuỗi số liệu đồng bộ từ năm 1980 đến 2017 cho thấy:

Các trung tâm mưa lớn có lượng mưa năm Xo > 4.000 mm như tâm mưa Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc trung lưu sông Lô (trạm Bắc Quang: Xo = 4.562,4mm); tâm mưa Bạch Mã (đèo Hải Vân) và vùng núi Trà My tỉnh Quảng Nam, thượng nguồn sông Thu Bồn (trạm Trà My: Xo = 4.187,5mm).

Trung tâm mưa nhỏ với tổng lượng mưa năm trong khoảng (1.000÷2.000)mm thường xuất hiện ở vùng thung lũng hạ lưu sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, thung lũng ở cao nguyên Sơn La từ Yên Châu đến Chiềng Khương tỉnh Sơn La; thung lũng thượng nguồn sông Mã ở Sơn La, khu vực ven biển từ Nam Khánh Hòa đến bắc Ninh Thuận, khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt vùng ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận là vùng khô hạn, ít mưa nhất cả nước với tổng lượng mưa năm dưới 1.000mm (trạm Phan Rang: Xo = 814,5mm).

Sự phân bố của lượng mưa năm trên một số hệ thống sông lớn và vùng thuộc lãnh thổ nước ta như sau:

Lưu vực sông Hồng – Thái Bình: với địa hình phức tạp, gồm vùng đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi, cao nguyên với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất nước ta (3.143m) nên lượng mưa năm phân bố rất không đều trên lưu vực, từ khoảng 1.200 mm đến 5.000 mm và bình quân toàn lưu vực khoảng 2.000mm. Ở lưu vực sông Đà, lượng mưa năm biến đổi trong khoảng (1.200÷3.000)mm; lưu vực sông Lô, lượng mưa năm biến đổi trong khoảng (1.200÷3.000)mm; hạ lưu đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, lượng mưa năm nằm trong khoảng (1.200÷3.000)mm. Các tâm mưa lớn trên lưu vực như: tâm mưa Bắc Quang (Hà Giang), vùng núi Hoàng Liên Sơn, dãy núi Pu Si Lung, vùng biên giới Việt Trung ở tả ngạn sông Đà thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Lưu vực sông Mã: với phần thượng lưu thuộc Sơn La, Điện Biên có lượng mưa trung bình năm trong khoảng (1.400÷2.000)mm, vùng trung và hạ lưu sông thuộc Thanh Hóa với lượng mưa nằm trong khoảng (1.400÷2.000)mm. Một số nơi thuộc thượng nguồn sông Bưởi, sông Âm có lượng mưa tương đối lớn (>2.000 mm) nhưng ở

Lưu vực sông Cả: lượng mưa biến đổi trong phạm vi từ dưới 1.400mm ở thung lũng trung lưu sông (từ biên giới đến Cửa Rào) đến trên 3.200mm ở dãy Trường Sơn Bắc phía tây tỉnh Hà Tĩnh, còn lại phần lớn các nơi lượng mưa trong khoảng (1.600÷1.800)mm, riêng nhánh sông La có lượng mưa tương đối lớn, nằm trong khoảng (2.400÷3.000)mm.

Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn: lượng mưa năm trên toàn lưu vực nằm trong khoảng (2.000÷4.000)mm và phân bố tăng dần từ đồng bằng lên miền núi. Ở vùng đồng bằng lượng mưa năm trên dưới 2.000mm (như Đà Nẵng 2.051mm, Hội An 2.058mm, Giao thuỷ 2.181mm, Ái Nghĩa: 2.094 mm) trong khi đó lượng mưa ở vùng núi tăng lên trên 2.600mm (như Nông Sơn: 2.634mm, Sơn Tân 2.631mm,) đặc biệt vùng núi cao ở thượng nguồn sông Thu Bồn với tâm mưa Trà My với Xo = 4.187,5mm).

Hình 8: Bản đồ đẳng trị tổng lượng mưa trung bình nhiều năm

Lưu vực sông Sê San: với lượng mưa năm trên toàn lưu vực biến đổi trong phạm vi dưới 1.800mm ở vùng trũng Kon Tum đến trên 3.000mm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, thuộc thượng nguồn sông Krông Pơ Kô, còn lại phần lớn các nơi có lượng mưa nằm trong khoảng (1.600÷1.800)mm và bình quân lưu vực khoảng 2.634mm.

Lưu vực sông Srêpôk: Lượng mưa năm trên lưu vực trong khoảng (1.400÷2.400)mm và phần lớn nằm trong khoảng (1.400÷2.000)mm, vùng hạ lưu chỉ khoảng dưới 1.600mm.

Lưu vực sông Đồng Nai: do chịu ảnh hưởng bởi quy luật gió mùa với hai mùa gió gây mưa chính là tây nam và đông bắc nên lượng mưa năm bình quân trên toàn lưu vực đạt khoảng 2.100 mm. Vùng mưa lớn nằm ở trung lưu sông Đồng Nai, thượng nguồn sông Bé, La Ngà với lượng mưa có thể đạt từ (2.600÷3.000)mm. Vùng mưa nhỏ nằm ở ven biển Cần Giờ, Nhà Bè và hạ lưu sông Vàm Cỏ, với lượng mưa chỉ đạt từ (1.800÷2.000)mm.

lượng mưa lại có sự biến đổi khá lớn, từ khoảng dưới 1.000mm đến trên 2.400mm, lớn nhất ở bán đảo Cà Mau (Xo = 2.600mm) và tương đối nhỏ (< 1.000mm) ở khu vực sông Tiền, sông Hậu từ Tân Châu – Châu Đốc đến Cao Lãnh – Long Xuyên.

1.2. Phân bố mưa trong năm

Nước ta nằm trong vùng châu Á gió mùa với hai mùa gió chính trong năm là gió mùa mùa đông thổi từ lục địa ra biển và gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào đất liền. Sự luân phiên theo mùa của các luồng gió đã làm cho các yếu tố khí tượng thủy văn nói chung và mưa nói riêng cũng biến đổi theo mùa, dẫn đến sự phân phối không đều của lượng mưa trong năm. Trong năm, phân làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa mưa nhiều) và mùa khô (mùa mưa ít) với sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa, số ngày mưa, thời gian xuất hiện và khác nhau về tính chất mưa trong từng mùa.

Ở Bắc Bộ, mùa mưa thường bắt đầu vào cuối tháng IV đầu tháng V và kết thúc vào tháng IX hay tháng X. Ở phần lớn các nơi là bắt đàu từ tháng IV, riêng một số nơi ở cao nguyên Sơn La – Mộc Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình bắt đầu từ tháng V. Bắc Trung Bộ với phần lớn mùa mưa bắt đầu từ tháng V. Tuy nhiên, từ nam Quảng Bình trở vào do có mưa “tiểu mãn” vào tháng V, VI nhưng sau đó lượng mưa lại giảm và chỉ thực sự bắt đầu vào mùa mưa từ tháng VIII. Mùa mưa kết thúc vào tháng X ở Thanh Hóa, bắc Nghệ An, tháng XI từ nam Nghệ An đến bắc Hà Tĩnh và tháng XII từ nam Hà Tĩnh trở vào.

Vùng Nam Trung Bộ, mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn nhất so với các nơi khác trên cả nước, thường bắt đầu từ tháng VIII (từ Đà Nẵng đến bắc Bình Định) hay tháng IX (từ nam Bình Định đến Khánh Hòa) kết thúc vào tháng XII.

Vùng Tây Nguyên, mùa mưa bắt đầu từ tháng IV ở Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông, từ tháng V ở các nới khác và kết thúc vào tháng X, có nơi tháng XI.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V và kéo dài cho đến tháng XI.

Bảng 7: Phân phối lượng mưa theo mùa tại một số trạm khí tượng thời kỳ 1980-2017

Trạm

Mùa mưa Mùa khô

T/gian X mưa

(mm)

% so

với năm T/gian

X khô (mm)

% so với năm

Sơn La V-IX 1078,8 76,6 X-IV 330,3 23,4 Hà Giang V-X 2076,4 84,6 XI-IV 379,1 15,4 Tuyên Quang V-IX 1232,9 75,3 X-IV 403,7 24,7 Bãi Cháy V-IX 1513,0 80,3 X-IV 371,2 19,7 Thanh Hóa V-X 1458,9 85,5 XI-IV 247,8 14,5 Vinh V-XI 1792,2 86,7 XII-IV 274,1 13,3 Huế VIII-XII 2377,9 80,3 I-VII 583,1 19,7 Đà Nẵng IX-XII 1651,7 74,3 I-VIII 570,1 25,7

Buôn Ma Thuột V-X 1615,5 87,1 XI-IV 238,3 12,9 Nha Trang IX-XI 837,9 62,1 XII-VIII 512,2 37,9 Phan Rang IX-XI 467,1 57,4 XII-VIII 364,9 42,6 Cần Thơ V-XI 1464,0 92,5 XII-IV 119,0 7,5 Cà Mau V-XI 2139,3 90,0 XII-IV 238,9 10,0

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)