Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 70 - 72)

1. Các vấn đề

1.9. Biến đổi khí hậu

Kịch bản BĐKH và NBD do Bộ TNMT công bố năm 2016 cho thấy:

- Về nhiệt độ trung bình, Nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trưng (RCP) và vùng khí hậu. Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,7oC vào giữa thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,4oC vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung

bình thời kỳ 1986-2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7 đến 2,7oC, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào cuối thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,2oC.

- Về lượng mưa năm và mưa cực trị: Lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở ở tất cả các vùng và tất cả các kịch bản. Lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Mưa cực trị có xu thế tăng. Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ biến từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng Bằng bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đối với lượng mưa cực trị, lượng mưa một ngày lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10 đến 70%. Mức tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Trung Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam) và Đông Nam Bộ.

- Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 58cm (33÷83cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dấu: 53cm (32÷75cm). Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RCP8.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: 78 cm (52÷107 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dấu: 72 cm (49÷101 cm). Nếu nước biển dâng 1m, khoảng 17,57% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích Tp. Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (39,40% diện tích), trong đó tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích).

Như vậy, có thể nhận thấy: Biến đổi của khí hậu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, gia tăng hạn hán vào mùa khô, điều này gây khó khăn trong việc cấp nước và gây mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước của các ngành. Trên các lưu vực sông lớn như sông Hồng – Thái Bình, sông Cửu Long, dòng chảy đã và đang có xu hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt và tăng đối với dòng chảy lũ. Hạn hán, thiếu nước điển hình đã xảy ra liên tiếp trong mùa khô các năm đầu thế kỷ 21. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán được dự đoán sẽ tăng lên khoảng một cấp trên tất cả các lưu vực trong những năm tới, tiếp tục gia tăng quá trình hoang mạc hóa, mặn hóa, xâm thực bờ biển, xói lở bờ. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu lượng mưa giảm 10% thì sẽ làm dòng chảy mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chỉ tính riêng lượng nước phát sinh trong vùng) giảm 4,8% vào năm 2020, 14,5% vào năm 2050 và 33,7% vào năm 2100. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Theo dự báo, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m, khi đó nhiều vùng thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)