Thiếu nước mùa khô

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 66)

1. Các vấn đề

1.3.Thiếu nước mùa khô

Theo tiêu chuẩn quốc tế đánh giá như sau: < 1700 m3/người/năm - thiếu nước; từ 1700 – 4000 m3/người/năm - thiếu nước cục bộ hoặc không thường xuyên, > 4000m3/người/năm - đủ nước

Với tiêu chuẩn trên, các LVS như Đồng Nai, khu vực Đông Nam Bộ có lượng nước bình quân đầu người là 2117 m3/người và 1866 m3/người xếp vào loại lưu vực thiếu nước. Các LVS Cái Ninh Hòa, sông Cái Nha Trang, Mã, Hồng – Thái Bình đang có xu hướng gần mức chỉ đủ nước. Các lưu vực còn lại xếp vào loại đủ nước. Tuy nhiên, nếu xét chỉ số bình quân đầu người trong mùa khô sẽ cho thấy bức tranh khác hẳn. Kết quả cho thấy có tới 3 lưu vực thiếu nước (<1060 m3/người) là Sông Cái Nha Trang, Đồng Nai và các sông Đông Nam Bộ. Các lưu vực có lượng nước bình quân < 2500 m3/người mùa khô thuộc lưu vực thiếu nước cục bộ hoặc không thường xuyên là 8 lưu vực: các sông Quảng Ninh, Hồng – Thái Bình, Mã, Cả, sông Quảng Trị, Hương, Kone, Cái Ninh Hòa. Các sông còn lại vào loại đủ nước.

cao. Theo mức này khu vực Đông Nam Bộ, mức khai thác đã vượt trên 40%, các dòng sông chịu áp lực cao từ việc khai thác sử dụng nước. Tỷ lệ khai thác trên lưu vực Đồng Nai khoảng 35% lượng nước trung bình nên cũng đã gần sát mức áp lực cao. Về mùa khô, bức tranh toàn cảnh đã khác hẳn, có 09 lưu vực sông với mức khai thác đã vượt quá ngưỡng 40% là các sông Bằng Giang –Kỳ Cùng, Quảng Ninh, Hồng-Thái Bình, sông Quảng Trị, sông Cái Nha Trang, sông Đồng Nai và các sông khu Đông Nam bộ và lưu vực Sre Pok. 7 lưu vực sông đang ở trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng khi mức khai thác vượt quá 60% lượng nước mùa khô ở các sông suối trong vùng mặc dù lượng nước mùa khô đã xét đến dung tích trữ trong các hồ và lượng nước chuyển từ lưu vực khác sang.

Hình 37. Tỷ lệ khai thác TNN các lưu vực

Lượng khai thác trung bình trên toàn quốc, có tới trên 85% sử dụng cho NN, 5% cho CN, 4% cho sinh hoạt và du lịch, NTTS và các ngành khác chiếm khoảng 5%. NN vấn là ngành sử dụng nhiều nước nhất, trừ lưu vực Vu Gia-Thu Bồn, Kone – Hà Thanh và sông Cái Ninh Hòa, lượng nước sử dụng cho NN chủ yếu chỉ chiếm khoảng gần 60%, còn lại các lưu vực khác SXNN sử dụng tới 70-90% nhu cầu nước của lưu vực. Sau NN là thủy sản nước ngọt, sử dụng tới 20-28% nhu cầu nước tại sông Cái Nha Trang, cái Ninh Hòa và Kone – Hà Thanh. Đó là mới tính lượng nước ngọt, ngoài ra ĐBSCL còn sử dụng trên 22 tỷ m3 nước lợ và nước mặn cho NTTS. Công nghiệp phát triển mạnh ở lưu vực sông Quảng Ninh, Sê San và Sre Pok nên lượng nước sử dụng chiếm tới 16%-22% nhu cầu nước lưu vực này.

Hình 38. Tỷ lệ sử dụng nước các ngành theo luư vực (%)

Hạ thấp mực nước: hiện nay, do việc khai thác nước dưới dất ngày càng tăng và khó kiểm soát nên đã gây áp lực lên tài nguyên nước dưới đất một số vùng. Đó cũng là nguyên nhân một số khu vực mực nước ngầm bị hạ thấp khá nhiều. Tại vùng đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành hai phễu hạ thấp khu vực đó là khu vực Hà Nội và khu vực Hải Hậu Nam Định. Khu vực Hà Nội có vùng hạ thấp lớn nhất là khu vực Hạ Đình, Mai Dịch, giếng bị hạ thấp sâu nhất tới 32,0m (Hạ Đình), 28m (Mai Dịch). Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long việc khai thác nước dưới đất cũng ngày một gia tăng, ở đây hầu như mực nước dưới đất các tầng đều bị hạ thấp liên tục do lượng khai thác tăng liên tục. Tuy nhiên trị số hạ thấp của các tầng chứa nước thường chỉ một vài mét, trừ các tâm phễu cục bộ như tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An có trị số mực nước hạ thấp tới gần 20 m. Vùng có mực nước ngầm bị hạ thấp lớn nhất là khu vực Hóc Môn và khu vực Thủ Đức với trị số hạ thấp lớn nhất đạt tới 30 m.

1.5. Gia tăng nhu cầu sử dụng nước

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước của các ngành sẽ tăng lên mạnh mẽ. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào năm 2010. Trong đó, tổng lượng nước dùng để tưới cho NN khá lớn, từ 41 tỷ m3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 tỷ m3 (năm 1990), 60 tỷ m3 năm 2000 (chiếm 85%) và 87 tỷ (86%) năm 2017. Mùa khô, tổng lượng nước cần dùng của các ngành rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng của các ngành trong mùa khô năm 2000 khoảng 70,7 tỷ m3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa khô (bao gồm nước mặt, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa khô lên đến xấp xỉ 90 tỷ m3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng

m3). Dự báo đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên đến 120 tỷ m3, với mức tăng 48%. Tình hình khai thác sử dụng nước các lưu vực sông ở mức báo động. Đối với mức khai thác trung bình nhiều năm thì có hai lưu vực là Đồng Nai và các nhóm sông vùng Đông Nam bộ với mức khai thác vượt ngưỡng 40% là 59%-77% lượng nước có. Tuy nhiên trong mùa khô, số lưu vực khai thác vượt ngưỡng 40% lượng nước mùa khô có tới 10 lưu vực là Bằng Giang – Kỳ Cùng, các nhóm sông Quảng Ninh, sông Hồng – Thái Bình, sông Cả, các nhóm sông Quảng Trị, sông Cái Nha Trang, Đồng Nai và nhóm các sông vùng Đông Nam Bộ, Srê Pốk.

Gia tăng dân số với tốc độ xấp xỉ 1,12%/năm, tăng trưởng GDP ở mức 7,5- 8%/năm, trong đó giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2%/năm, công nghiệp và xây dựng 10-10,2%/năm, dịch vụ 7,7-8,2%/năm dẫn đến nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng cả về mặt số lượng và chất lượng, trong khi nguồn nước là hữu hạn, khả năng phát triển TNN còn hạn chế, các yếu tố không bền vững về TNN không suy giảm mà có nguy cơ gia tăng. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Để phát triển xã hội bền vững, người nghèo cần phải có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với nguồn nước, trong khi tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới vẫn còn cao ở mức 25- 26%. Đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phương thức quản lý và phát triển TNN.

Gia tăng nhu cầu sử dụng nước đồng nghĩa với việc gia tăng lượng nước thải vào nguồn nước và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước khi mà việc xử lý nước thải chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Gia tăng nhu cầu nước, gia tăng lượng nước thải vào nguồn nước đã và đang là một trong những áp lực lớn đến TNN quốc gia.

1.6. Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước

Vấn đề mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng TNN của nước ta đang gặp phải những vấn đề vô cùng khó khăn đó là: với việc khoảng 63% tổng lượng dòng chảy đến từ quốc gia phía thượng lưu thì việc khai thác, sử dụng nước của các quốc gia phía thượng lưu sẽ có những tác động lớn đến nước ta, việc chia sẻ nguồn nước giữa các nước đến từ phía thượng lưu là một vấn đề hết sức quan trọng, cần có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách và các hoạt động ngoại giao của Chính Phủ. Mâu thuẫn ở cấp độ vùng: do các lưu vực sông lớn có lưu vực liên tỉnh, mỗi địa phương, mỗi tỉnh lại có phương hướng phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng nước riêng, do đó, việc khai thác nước của các địa phương phía thượng lưu sẽ có tác động, ảnh hưởng đến hạ lưu. Mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước: đây là vấn đề mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước và các hộ sử dụng nước và vấn đề này cần phải giải quyết ở phạm vi lưu vực sông dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước để tránh tình trạng cấp nước cho ngành này mà không xem xét đến yêu cầu dùng nước của các ngành khác có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của lưu vực.

Bên cạnh những mâu thuẫn, việc khai thác sử dụng nước có nơi chưa hợp lý, gây ảnh hưởng đến TNN, môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chính đối tượng khai thác. Công trình khai thác, sử dụng nước chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, xuống cấp, không đồng bộ, sử dụng nước tại một số nơi còn lãng phí, thất thoát nước khá lớn.

1.7. An ninh nguồn nước

Mê Công phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước đến từ nước ngoài, trong đó ĐBSCL lại là vùng quan trọng đảm bảo an ninh về lương thực, ĐBS Hồng là nơi trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước. Trong những năm gần đây, các quốc gia ở thượng nguồn đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng nước trên các sông liên quốc gia, nhất là lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Hồng. Đặc biệt, hoạt động xây đập, chặn dòng làm thủy điện và chuyển nước sang các lưu vực sông khác đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam, đe dọa an ninh nguồn nước của nước ta. Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng hàng chục hồ chứa lớn trên thượng nguồn sông Mê CôngCông, Thái Lan đã xây 10 hồ chứa vừa và lớn và có những kế hoạch chuyển nước xuống phía Nam, Lào và Campuchia dự kiến xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chính Mê Công, Campuchia dự kiến giữ nước Biển Hồ ở một mực nhất định để phát triển thủy lợi…

Do phụ thuộc vào nguồn nước ở các nước thượng nguồn nên để bảo đảm an ninh nước cho Việt Nam và phát triển bền vững, giải pháp hợp tác quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông liên quốc gia, nguồn nước xuyên quốc gia là đặc biệt quan trọng và cấp bách. Các nhà quản lý nước cần chủ động và có biện pháp cụ thể hợp tác tài nguyên nước đối với lưu vực sông Hồng với Trung Quốcvà hợp tác khai thác sông Mê Công với Trung quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và các con sông khác có chung nguồn nước tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, chia sẻ và bảo vệ tài nguyên nước đối với các sông quốc tế, nguồn nước xuyên quốc gia.

1.8. Thiên tai

Do đặc điểm phân bố nguồn nước không đều theo không gian và thời gian, đối nghịch với tình trạng hạn hán kéo dài nghiêm trọng trong mùa khô thì lũ lụt trong mùa mưa ngày càng diễn ra hết sức phức tạp với cường độ và tần suất ngày càng cao. Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban phòng chống lụt bão Trung ương, nước ta là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây. Một trong các loại hình tác hại liên quan đến nước có tần suất xảy ra nhiều nhất đó là: lũ lụt, ngập úng, bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, xói lở/bồi lấp, lốc xoáy. Mỗi năm, ở nước ta thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 1,5 tỷ USD tương đương 1,5% GDP của cả nước.

Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh nước ta là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

1.9. Biến đổi khí hậu

Kịch bản BĐKH và NBD do Bộ TNMT công bố năm 2016 cho thấy:

- Về nhiệt độ trung bình, Nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trưng (RCP) và vùng khí hậu. Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,7oC vào giữa thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,4oC vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung

bình thời kỳ 1986-2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7 đến 2,7oC, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào cuối thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,2oC.

- Về lượng mưa năm và mưa cực trị: Lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở ở tất cả các vùng và tất cả các kịch bản. Lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Mưa cực trị có xu thế tăng. Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ biến từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng Bằng bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đối với lượng mưa cực trị, lượng mưa một ngày lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10 đến 70%. Mức tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Trung Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam) và Đông Nam Bộ.

- Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 58cm (33÷83cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dấu: 53cm (32÷75cm). Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RCP8.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: 78 cm (52÷107 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dấu: 72 cm (49÷101 cm). Nếu nước biển dâng 1m, khoảng 17,57% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích Tp. Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (39,40% diện tích), trong đó tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích).

Như vậy, có thể nhận thấy: Biến đổi của khí hậu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, gia tăng hạn hán vào mùa khô, điều này gây khó khăn trong việc cấp nước và gây mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước của các ngành. Trên các lưu vực sông lớn như sông Hồng – Thái Bình, sông Cửu Long, dòng chảy đã và đang có xu hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt và tăng đối với dòng chảy lũ. Hạn hán, thiếu nước điển hình đã xảy ra liên tiếp trong mùa khô các năm đầu thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 66)