1. Các vấn đề
1.5. Gia tăng nhu cầu sử dụng nước
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước của các ngành sẽ tăng lên mạnh mẽ. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào năm 2010. Trong đó, tổng lượng nước dùng để tưới cho NN khá lớn, từ 41 tỷ m3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 tỷ m3 (năm 1990), 60 tỷ m3 năm 2000 (chiếm 85%) và 87 tỷ (86%) năm 2017. Mùa khô, tổng lượng nước cần dùng của các ngành rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng của các ngành trong mùa khô năm 2000 khoảng 70,7 tỷ m3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa khô (bao gồm nước mặt, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa khô lên đến xấp xỉ 90 tỷ m3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng
m3). Dự báo đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên đến 120 tỷ m3, với mức tăng 48%. Tình hình khai thác sử dụng nước các lưu vực sông ở mức báo động. Đối với mức khai thác trung bình nhiều năm thì có hai lưu vực là Đồng Nai và các nhóm sông vùng Đông Nam bộ với mức khai thác vượt ngưỡng 40% là 59%-77% lượng nước có. Tuy nhiên trong mùa khô, số lưu vực khai thác vượt ngưỡng 40% lượng nước mùa khô có tới 10 lưu vực là Bằng Giang – Kỳ Cùng, các nhóm sông Quảng Ninh, sông Hồng – Thái Bình, sông Cả, các nhóm sông Quảng Trị, sông Cái Nha Trang, Đồng Nai và nhóm các sông vùng Đông Nam Bộ, Srê Pốk.
Gia tăng dân số với tốc độ xấp xỉ 1,12%/năm, tăng trưởng GDP ở mức 7,5- 8%/năm, trong đó giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2%/năm, công nghiệp và xây dựng 10-10,2%/năm, dịch vụ 7,7-8,2%/năm dẫn đến nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng cả về mặt số lượng và chất lượng, trong khi nguồn nước là hữu hạn, khả năng phát triển TNN còn hạn chế, các yếu tố không bền vững về TNN không suy giảm mà có nguy cơ gia tăng. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Để phát triển xã hội bền vững, người nghèo cần phải có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với nguồn nước, trong khi tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới vẫn còn cao ở mức 25- 26%. Đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phương thức quản lý và phát triển TNN.
Gia tăng nhu cầu sử dụng nước đồng nghĩa với việc gia tăng lượng nước thải vào nguồn nước và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước khi mà việc xử lý nước thải chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Gia tăng nhu cầu nước, gia tăng lượng nước thải vào nguồn nước đã và đang là một trong những áp lực lớn đến TNN quốc gia.