1. Các vấn đề
1.2. Phụ thuộc nguồn nước quốc tế
Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các sông có liên quan đến nước ngoài. Phần diện tích nằm ngoài lãnh thổ của các lưu vực sông quốc tế chiếm hơn 70% tổng diện tích của toàn bộ các lưu vực sông. Đặc biệt đối với Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, và cũng là vùng có nhu cầu nước cho nông nghiệp lớn nhưng nguồn nước trong vùng lại phụ thuộc đến 95% lượng nước đến từ các quốc gia phía thượng lưu. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi có thủ đô Hà Nội và Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình) thì có đến 40% tổng lượng nước đến từ Trung Quốc. Trong bối cảnh các nước ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước và xây dựng nhiều công trình khai thác sử dụng và thải nước, chắc chắn nguồn nước chảy về Việt Nam sẽ ngày càng suy giảm, bị biến động cả về số lượng, chất lượng nước, phù sa, dinh dưỡng và nguồn lợi thủy sản và vì vậy Việt Nam phụ thuộc vào việc khai thác sử dụng nước của các
Bên cạnh đó, hiện nay, phía thượng nguồn LVS Hồng nhiều hồ chứa đã và đang trong kế hoạch xây dựng của Trung Quốc. Trên sông Mê Công, phía thượng nguồn Trung Quốc đã và đang xây dựng 8 công trình thủy điện với tổng dung tích hữu ích lên tới 24 tỷ m3 nước. Phần trung lưu sông Mê Công, Lào và Campuchia đang có kế hoạch xây dựng 11 công trình thủy điện, trong đó Lào đang xây dựng hai công trình là Xayabury và Don Sha Hong trong số các công trình này. Mặc dù tổng dung tích hữu ích của các công trình này chỉ khoảng gần 6 tỷ m3 nhưng việc vận hành theo biểu đồ phụ tải ngày sẽ gây những tác động bất lợi cho ĐBSCL, đặc biệt đe dọa đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, mất lượng phù sa và dinh dưỡng cho các cánh đồng lúa ở ĐBSCL. Vì vậy trong các quy hoạch phân bổ TNN Việt Nam phải đặc biệt quan tâm đến việc này. Trong quan hệ quốc tế Việt Nam cần có các bước đi thích hợp để giảm bớt rủi ro do các hoạt động trên dòng chính sông Hồng và Mê Công gây ra