Nội dung nghiên cứu, lập quy hoạch tài nguyên nước quốc gia phải đảm các nội dung đã được quy định tại: khoản 4, Điều 25 của Luật Quy hoạch; Điều 24, Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch, và Mục IV, Phụ lục III của Nghị định nêu trên. Theo quy định chi tiết đối với quy hoạch tài nguyên nước tại mục IV, Phụ lục III, một trong những nội dung mà quy hoạch tài nguyên nước phải nghiên cứu xây dựng đó là “Định hướng việc xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước “nếu có)”.
Theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, đối với nguồn nước mặt, việc xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác sử dụng tài nguyên nước là nhằm bảo vệ nguồn nước mặt không bị khai thác quá mức, dẫn đến suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước mặt, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và đảm bảo mức tối thiểu cho hoạt động khai thác,
sử dụng nguồn nước. Nội dung này đã được quy định tại khoản 18, Điều 2 của Luật tài nguyên nước về dòng chảy tối thiểu. Mục tiêu, yêu cầu, căn cứ xác định dòng chảy tối thiểu, cũng như vị trí và phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.
Đối với nước dưới đất, ngày 26/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, Nghị định đã quy định rõ, chi tiết, cụ thể “Nguyên tắc khoanh định và các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất – Điều 3”; “Phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất – Điều 4”, và hướng dẫn cụ thế cách xác định để “Khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác tại các Vùng – Điều 6, 7, 8, 9, 10”. Cũng tại Nghị định này, Chính phủ cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các địa phương trong việc thực hiện xác định khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất.
Vì vậy, đối với nội dung “Định hướng việc xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước “nếu có)” quy định trong nội dung quy hoạch tài nguyên nước của Luật Quy hoạch và Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật quy hoạch, xét thấy đã được quy định và hướng dẫn tại 02 văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước nêu trên. Do đó, trong yêu cầu về nội dung lập quy hoạch đề xuất không cần thiết phải thực hiện nội dung này.
Xuất phát từ văn bản quy định nêu trên, trên cơ sở các vấn đề hiện trạng và những thách thức đối với tài nguyên nước đã được trình bày tại mục 1, chương 4 của báo cáo này, các định hướng chiến lược của quốc gia, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững… Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm những nội dung chính sau:
2.1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch
2.1.1. Tên quy hoạch
Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2.1.2. Thời kỳ quy hoạch
Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2.1.3. Phạm vi, ranh giới quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch: toàn bộ phần diện tích đất liền trên lãnh thổ Việt Nam với tổng diện tích khoảng 331.231km2.
2.1.4. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch
Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch bao gồm: nước mặt, nước dưới đất.
2.2. Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
Nhà nước về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật khác có liên quan
- Bảo đảm tính liên kết tổng thể trên phạm vi từng vùng, từng lưu vực sông, nhóm lưu vực sông; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể quốc gia, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, đảm bảo tính đồng bộ về phạm vi, kỳ quy hoạch, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực theo các giai đoạn;
- Bảo đảm tính toàn diện, gắn kết giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng với bảo vệ tài nguyên nước gắn với phòng chống tác hại do nước gây ra; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các đối tượng sử dụng nước; bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nền tảng kỹ thuật và nguồn lực hiện có đồng thời phải có tính linh hoạt, đáp ứng phương thức quản lý, đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra;
- Bảo đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia trên cơ sở khai thác, sử dụng, bảo vệ có hiệu quả nguồn nước nội địa, đồng thời có phương án chủ động để xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước quốc gia trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia và hợp tác quốc tế.
- Bảo đảm tính kế thừa, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật tài nguyên nước, nhất là các hồ, đập trữ nước, điều tiết nước hiện có.
2.2.2. Yêu cầu về mục tiêu lập quy hoạch
Việc xác định các mục tiêu trong quy hoạch tài nguyên nước quốc gia phải bảo đảm các quan điểm, nguyên tắc nêu trên và phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn, phải xác định được các mục tiêu cơ bản, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước (điều hòa, phân bổ tài nguyên nước), bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra đến năm 2030, đồng thời phải xác định được tầm nhìn dài hạn đến năm 2050 đối với tài nguyên nước của quốc gia.
- Về mục tiêu cụ thể, trên cơ sở các mục tiêu tổng quát nêu trên, phải xác định được các mục tiêu, định hướng cơ bản về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo về tài nguyên nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra đến năm 2030 đối với nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất theo vùng kinh tế, theo lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông.
- Các vùng kinh tế bao gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông bao gồm: Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kone - Hà Thanh, sông Ba, Sê San, Srê Pốk, sông Đồng Nai, sông Cửu Long và nhóm các lưu vực sông nhỏ khác còn lại.
a) Điều tra thu thập thông tin dữ liệu nội tại của ngành
- Thu thập các thông tin số liệu về: thực trạng và định hướng, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
- Thu thập thông tin, số liệu quan trắc về tài nguyên nước (tối thiểu 20 năm đối với các lưu vực sông có trạm quan trắc), tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, ngành, đơn vị. Các loại hình tác hại do nước gây ra.
- Thu thập thông tin các kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển của các Bộ, ngành, các lĩnh vực có hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên toàn quốc.
b) Điều tra thu thập thông tin dữ liệu ngoại ngành
- Thu thập các thông tin số liệu về: thực trạng và định hướng, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên toàn quốc.
- Thu thập các thông tin số liệu về: thực trạng và định hướng, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, lĩnh vực, cơ quan tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra tại các địa phương trên toàn quốc.
- Thu thập số liệu về hiện trạng và nhu cầu khai thác thác, sử dụng nước của các ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, nhân tại các địa phương trên toàn quốc.
c) Lập báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, thu thập các thông tin, tài liệu tổng hợp và theo từng đầu mục nội dung.
2.3.2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a) Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường. b) Đánh giá tổng quan về các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước c) Đánh giá tổng quan hiện trạng tài nguyên nước; hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
- Đánh giá tổng quan hiện trạng tài nguyên nước:
+ Tổng quan sơ bộ hệ thống sông, suối, hồ, đầm, phá theo các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông;
+ Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt theo các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông;
+ Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước: + Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các ngành kinh tế: sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, dịch vụ… theo các lưu vực sông và nhóm
- Đánh giá hiện trạng phòng, chống và khắc phục các loại hình tác hại do nước gây ra:
+ Đánh giá hiện trạng: hạn hán, xâm nhập mặn; sạt, lở bờ sông, biển; sụt lún do khai thác nước dưới đất quá mức;
+ Đánh giá hiện trạng các giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2.3.3. Đánh giá tổng quan tác động của việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học
- Đánh giá tổng quan tác động của việc khai thác sử dụng tài nguyên nước đến an ninh nguồn nước theo các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông.
- Đánh giá tổng quan tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến cấp nước sinh hoạt, xóa đói, giảm nghèo, an sinh - xã hội theo các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông.
- Đánh giá tổng quan tác động của việc khai thác sử dụng tài nguyên nước đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông.
- Đánh giá tổng quan tác động của việc khai thác sử dụng tài nguyên nước đến các mục đích khác.
2.3.4. Phân tích, đánh giá tổng quan tác động của các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và các quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a) Phân tích, đánh giá tổng quan tác động của các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và các quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
b) Phân tích, đánh giá tổng quan xu thế biến động tài nguyên nước và nhu cầu khai thác, sử dụng nước phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội:
- Nhận định xu thế diễn biến tài nguyên nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Sơ bộ dự báo nhu cầu nước cho các ngành kinh tế: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, môi trường… giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2.3.5. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; tác động của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên nước trong thời kỳ quy hoạch
a) Phân tích, đánh giá tổng quan thực trạng đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động và các nguồn lực phát triển khác trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.
b) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Phân tích, nhận định xu thế diễn biến các loại hình tác hại do nước gây ra: hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt, lở bờ sông, sụt lún do khai thác nước dưới đất quá mức thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước trên các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2.3.6. Xây dựng, xác định quan điểm, mục tiêu quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Xây dựng, xác định quan điểm quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
- Xây dựng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2.3.7. Định hướng điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài
nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Định hướng phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt và phục hồi nguồn nước dưới đất; bảo vệ chất lượng nước và bảo vệ nguồn sinh thủy.
- Định hướng phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. - Định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.
2.3.8. Xác định yêu cầu chuyển nước giữa các lưu vực sông; xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước quy mô lớn
- Phân tích, xác định lưu vực sông khan hiếm nguồn nước, có nhu cầu chuyển nước. Xác định các lưu vực sông có khả năng chuyển nước.
- Phân tích, xác định yêu cầu chuyển nước giữa các lưu vực sông/vùng kinh tế/thượng lưu/hạ lưu.
- Phân tích, xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước có quy mô lớn.
2.3.9. Xác định thứ ưu tiên lập quy hoạch tổng hợp đối với các lưu vực sông, nguồn nước
- Phân tích, xác định các vấn đề về hiện trạng theo các lưu vực sông và nhóm các lưu vực sông trên toàn quốc;
- Phân tích, xác định các vấn đề cần giải quyết trong kỳ quy hoạch;