Tài nguyên nước dưới đất

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 51 - 64)

4.1. Mạng lưới quan trắc thủy văn

4.1.1. Mạng quan trắc Quốc gia

Hiện nay, trên cả nước có 44 trạm quan trắc nước dưới đất, 375 điểm và 735 công trình4, trong đó, đồng bằng Bắc Bộ có 12 trạm (209 công trình); Bắc Trung Bộ 03 trạm (46 công trình); duyên hải Nam Trung Bộ có 02 trạm (46 công trình); Tây Nguyên có 10 trạm (218 công trình) và vùng Nam Bộ có 17 trạm (216 công trình).

Hình 33: Biểu đồ số trạm và công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Vùng có 12 trạm quan trắc TNN dưới đất với 126 điểm có tổng cộng 209 công trình quan trắc. Các công trình giếng khoan quan trắc được bố trí quan trắc các tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích đệ tứ (qh và qp) và tầng chứa nước trong các đới khe nứt(n, c-p, t2, o-s). Có 91 công trình quan trắc tầng qh2 và qh1; 82 công trình quan trắc tầng qp2 và qp1; 09 công trình quan trắc tầng n; 03 công trình quan trắc tầng t2; và 02 công trình quan trắc tầng c-p cùng 01 công trình quan trắc tầng o-s.

Vùng Bắc Trung Bộ: hiện có 03 trạm quan trắc với 26 điểm gồm 46 công trình quan trắc phân bố tại hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Trong đó khu vực Thanh Hóa có 1 trạm với 04 điểm quan trắc 01 công trình và 10 điểm quan trắc 2-3 công trình. Khu vực Hà Tĩnh có 2 trạm quan trắc với 02 điểm quan trắc 01 công trình và 10 điểm quan trắc 2-3 công trình. Các công trình quan trắc NDĐ trong vùng Bắc Trung Bộ được bố trí quan trắc các tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích đệ tứ (qh và qp) và tầng chứa nước khe nứt (t2). Trong đó có 11 công trình quan trắc tầng chứa nước qh vùng Thanh Hóa và 06 công trình vùng Hà Tĩnh; quan trắc tầng chứa nước qp có 14 công trình ở Thanh Hóa và 08 công trình ở Hà Tĩnh; quan trắc tầng chứa nước t2 có 07 công trình ở Hà Tĩnh.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Hiện nay, mạng quan trắc có 2 trạm, 26 điểm, 46 công trình. Các công trình quan trắc được bố trí để quan trắc chủ yếu tầng chứa nước qh và qp. Có 17 công điểm có 1 công trình và 12 điểm có từ 2-3 công trình.

Vùng Tây Nguyên: có 10 trạm quan trắc TNN dưới đất với 123 điểm gồm 218 công trình. Các công trình quan trắc nước dưới đất được bố trí để quan trắc các tầng chứa nước trong phù trào bazan là chủ yếu. Một số tuyến công trình quan trắc quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất. Có 90 điểm 1 công trình, 15 điểm 2-3 công trình và 18 điểm 4-6 công trình.

Vùng Nam Bộ: có 17 trạm quan trắc TNN dưới đất với 83 điểm gồm 216 công trình phân bố ở 17 tỉnh thành phố vùng Nam Bộ (Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có công trình quan trắc). Các công trình qiam trắc được bố trí tại 7 tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ và 04 tầng chứa nước khác, trong tầng qh có 23 CT, tầng qp3 có 43 CT, tầng qp2-3 có 29 CT, tầng qp1 có 24 CT, tầng n22 có 28 CT, tầng n21 có 24 CT, tầng n13 có 13 CT, tầng n12-3 có 01 CT, tầng bazan kainozoi có 10 CT, tầng mesozoi có 2 CT và có 11 CT QT mực nước mặt. Vùng có 36 điểm quan trắc 1 công trình; 25 điểm quan trắc 2-3 công trình; và 22 điểm quan trắc có 4-6 công trình.

chưa có công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất. Kết quả quan trắc góp phần cho việc đánh giá và đưa ra các bản tin thông báo, cảnh báo, dự báo TNN dưới đất theo tháng, quý và năm phục vụ công tác quản lý TNN ở Trung ương và địa phương.

4.1.2. Mạng quan trắc do địa phương quản lý

Theo số liệu thống kê tại các địa phương, hiện cả nước có khoảng 30 tỉnh, thành phố là có hệ thống mạng quan trắc TNN dưới đất do địa phương quản lý, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ có đầu tư đầy đủ và hoạt động có hiệu quả, trong đó đáng kể bao gồm Tp. Hà Nội; Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ…. Các khu vực có mạng quan trắc TNN dưới đất do địa phương quản lý, gồm:

- Khu vực Trung du và miền núi phía bắc: Hầu hết các tỉnh chưa có mạng quan trắc nước dưới đất của địa phương, chỉ có một số tỉnh đã đầu tư mạng quan trắc địa phương bao gồm: Thái Nguyên (25 điểm), Quảng Ninh (9 điểm) và Lào Cai (3 trạm).

- Khu vực Đồng bằng Sông Hồng: Thành phố Hà Nội (77 trạm với 135 công trình), Bắc Ninh (33 công trình), Thái Bình (9 công trình), Hà Nam (3 cụm với 7 lỗ khoan), Ninh Bình (2 trạm). Riêng Tp. Hải Phòng không có do nước dưới đất khu vực ven biển hầu hết bị nhiễm mặn.

- Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Quảng Nam (19 công trình), Khánh Hòa (9 công trình), Ninh Thuận (6 công trình), Bình Định (6 công trình). Một số tỉnh hiện chưa có mạng quan trắc địa phương như Quảng Trị, Quảng Bình.

- Khu vực Tây Nguyên: Gia Lai với 18 công trình, các tỉnh Đắc Lắc, Kon Tum không có.

- Khu vực đồng bằng Nam Bộ: thành phố Hồ Chí Minh (15 trạm), Bình Phước (40 công trình), Bình Dương (36 công trình), Cần Thơ (16 điểm với 48 lỗ khoan), Đồng Tháp (14 điểm), Sóc Trăng (34 điểm), Tiền Giang (14 điểm), Hậu Giang (8 điểm với 24 lỗ khoan), Bà Rịa-Vũng Tàu (20 công trình), Đồng Nai (13 công trình); còn lại các địa phương khác hầu như chưa có.

Nhìn chung hệ thống quan trắc tài nguyên nước dưới đất ở một số địa phương còn thiếu và yếu. Mức độ quan tâm và đầu tư còn hạn chế, chưa đúng mức. Hệ thống quan trắc tại một số tỉnh đã có còn thưa và chưa đáp ứng được việc giám sát tài nguyên nước dưới đất một cách chính xác cho toàn vùng, mà chỉ mang tính dạng điểm, cục bộ cho một khoảnh diện tích, tầng chứa nước khu vực nhất định. Việc giám sát, đưa ra cảnh báo, dự báo đối với mức độ hạ thấp mực nước, nhất là xâm nhập mặn còn rất hạn chế, dẫn đến việc giám sát và cảnh báo gặp nhiều khó khăn.

4.2. Đặc điểm cơ bản các tầng chứa nước

Nguồn nước dưới đất ở nước ta khá phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên với tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 55 tỷ m3/năm. Do đặc điểm địa hình và cấu trúc địa chất của lãnh thổ nước ta phức tạp, nên điều kiện địa chất thuỷ văn của lãnh thổ cũng rất phức tạp, hình thành nhiều tầng, đới, thành hệ chứa nước, cấu trúc chứa nước khác nhau. Tuy nhiên, theo thành phần thạch học, dạng tồn tại của nước dưới đất cũng như điều kiện địa hình mà mỗi vùng miền có các đặc điểm địa chất thủy văn khác nhau. Dưới đây là mô tả tóm lược những đặc điểm cơ bản của các tầng chứa nước chính phân chia theo các vùng miền trên toàn quốc.

4.2.1. Vùng Đông Bắc Bộ

Vùng này có 4 tầng chứa5 nước trong đất đá lỗ hổng và khe nứt gồm các thành tạo bở rời, cacbon, lục nguyên, biến chất và các thành tạo magma xâm nhập. Đá biến chất có chứa lớp hay thấu kính carbonat, phổ biến với diện rộng ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai. Trầm tích lục nguyên cacbon phổ biến ở các vùng Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. Chủ yếu là đá vôi đá vôi đôlômit và đá vôi sét. Trầm tích cacbonat lục nguyên chỉ có một số ít ở vùng Đông Bắc. Trầm tích cacbonat phổ biến ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Các thành tạo macma xâm nhập chủ yếu là Granit phân bố chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, Tây Hà Giang (khối sông Chảy).

Nước lỗ hổng trong các thành bở rời (các thành tạo Đệ Tứ): phân bố hẹp dọc theo các thung lũng sông tạo nên các bãi bồi và thềm bậc I. Các thềm và bãi bồi kéo dài từ 500 - 2.000m, rộng một vài trăm đến 500m như thành phố Tuyên Quang, khu Lâm Thao - Bãi Bằng, Phổ Yên - Thái Nguyên. Thành phần đất đá gồm cuội tảng, cuội sỏi, cát, sét... nằm hỗn độn, càng lên trên hạt càng mịn, bề dày biến đổi mạnh, vài mét đến vài chục mét.

Nước khe nứt - karst trong các thành tạo cacbonat: các nghiên cứu về nước Karst vùng Đông Bắc Việt Nam cho thấy: Chiều sâu phân bố nước karst rất khác nhau: khu vực Quảng Ninh đạt đến 120 m; vùng Bắc Sơn - Lạng Sơn đạt 100m; khu vực Cao Bằng khoảng 80m, riêng ở độ sâu 40 - 45m nước khá phong phú; ở Quản Bạ - Hà Giang có thể gặp ở độ sâu 18 - 25m và đến 80m; còn tại Đồng Văn, Mèo Vạc - Hà Giang nước karst phân bố thành các dòng gian tầng, chiều sâu phân bố đạt tới mức xâm thực địa phương của sông Nho Quế (500 - 700m). Nhìn chung, nước nhạt, trừ vùng ven biển Quảng Ninh nước bị nhiễm mặn, M = 3 - 18g/l. Trữ lượng động đóng vai trò chủ yếu.

Nước khe nứt vỉa trong các thành tạo lục nguyên: phân bố rất rộng rãi, nước thường được chứa ở trong các khe nứt của các đá hạt thô như cuội kết, cát kết và bị ngăn bởi các đất đá hạt mịn như sét kết, làm cho nước dưới đất tồn tại dưới dạng các vỉa và nước có áp. Mức độ chứa nước của các đất đá không đều. Tuy nhiên, không biến đổi mạnh như nước trong các thành tạo cacbonat và nhìn chung mức độ chứa nước chủ yếu là kém đến rất kém. Đôi nơi có mức độ chứa nước trung bình. Nước trung tính, có chất lượng đáp ứng các nhu cầu làm nguồn cấp nước cho ăn uống sinh hoạt.

Nước khe nứt, khe nứt mạch trong các thành tạo biến chất và các thành tạo magma xâm nhập: Các thành tạo biến chất phân bố chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái. Các thành tạo macma xâm nhập phân bố chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, Tây Hà Giang (khối sông Chảy). Mức độ chứa nước của các thành tạo này không đều. Song, nhìn chung là chứa nước kém đến rất kém. Độ giầu nước tại vùng đánh giá là kém nên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho người dân.

4.2.2. Vùng Tây Bắc Bộ

Nước dưới đất vùng này tồn tại theo hai dạng gồm: nước lỗ hổng (chủ yếu phân bố không nhiều tập trung tại một số thung lũng dọc sông Đà, Sông Hồng, sông Chảy và các suối nhánh); nước khe nứt (tồn tại vận động chủ yếu trong hang hốc, khe nứt Karst của đá vôi, đá biến chất).

trên gồm các trầm tích hạt mịn, cát sét, cát mịn mức độ chứa nước kém đến trung bình. Phần dưới gồm các thành phần hạt thô, cuội tảng mức độ chứa nước khá tốt. Các giếng đào của dân có mực nước cách mặt đất 2- 3 m. Nước trong, tổng khoáng hoá nhỏ. Có thể làm nguồn cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt cho dân dạng nhỏ lẻ.

Tầng chứa nước khe nứt: theo số liệu nghiên cứu, tầng chứa nước giàu nhất và triển vọng nhất đó là tầng chứa nước khe nứt của đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao (T2 đg), Bắc Sơn (C-P1), các phức hệ chứa nước tuổi cổ hơn,... nhìn chung trên đá vôi có nhiều phễu và hang hốc cactơ là nơi thu nước mưa cấp cho các hệ thống hang ở dưới sâu, nên các mạch nước chỉ xuất lộ ở các vị trí thấp trong địa tầng. Nước dưới đất ở vùng có chất lượng tốt, phục vụ ăn uống sinh hoạt cho các đồng bào dân tộc thiểu số nhờ việc lấy nước tại các khe suối, điểm xuất lộ.

4.2.3. Vùng đồng bằng Bắc Bộ

Trong vùng này có một số tầng chứa nước chủ yếu như sau6:

- Tầng chứa nước lỗ hổng, trong trầm tích Holocen (qh): phân bố khá rộng rãi từ trung tâm đồng bằng ra biển, phần từ đỉnh đồng bằng đến Hà Nội chỉ hiện ra thành dải hẹp ven sông Hồng, một số khoảnh, chỏm hẹp ở thung lũng giữa núi hay ở ven các sông nhỏ khác. Tầng này đa nguồn gốc được cấu tạo chủ yếu bởi các lớp hạt mịn gồm cát mịn, đến trung, bột sét và bùn, có nhiều vật chất hữu cơ. Trong tầng tồn tại các lớp chứa nước mỏng, các thấu kính chứa nước. Chiều dày trung bình toàn đồng bằng 13,6m. Tính thấm nước chứa nước của tầng biến đổi mạnh, các lớp cát chứa nước có hệ số thấm từ một vài mét tới hơn chục mét. Tỷ lưu lượng các lỗ khoan thường từ 0,2 tới 1l/s. Tầng chứa nước này chủ yếu được khai thác phục vụ cấp nước gia đình, xong ở một số vùng chúng được khai thác để cấp nước tập trung quy mô nhỏ. Tầng này dễ bị nhiễm bẩn do các tác nhân bề mặt gây ra.

- Tầng chứa nước lỗ hổng, trong trầm tích Pleistocen(qp): Đây là tầng chứa nước sản phẩm, nước của nó được dùng để khai thác cung cấp cho dân sinh kinh tế, các đô thị trọng điểm của đồng bằng như Hà Nội, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.v.v... phân bố rộng khắp đồng bằng và bị phủ kín dưới sâu, chỉ lộ ra trên một số diện tích hẹp ở miền rìa Tây Bắc và Bắc của đồng bằng như tại vùng Sơn Tây, Thạch Thất, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Chiều sâu mái và chiều dày của tầng cũng tăng dần từ vùng rìa vào trung tâm và về phía biển. Tại vùng Hà Nội, chiều dầy của tầng trung bình trong khoảng 30 tới 40 m tại vùng ven biển trong khoảng 50 tới 60 m. Giữa tầng chứa nước Pleistocen và Holocen tồn tại lớp cách thấm nước yếu phân bố không liên tục, tính thấm và chiều dày của lớp này thay đổi mạnh. Tầng chứa nước Pleistocen được chia ra làm 2 lớp chính:

+ Lớp trên có chiều dày thay đổi từ 1 đến 55,7m. Lưu lượng hút nước thí nghiệm các lỗ khoan đường kính nhỏ từ 0,57 đến 10,82 l/s. Đất đá chứa nước có tính chất thấm đa phần từ trung bình đến cao. Độ dẫn nước thay đổi từ 48 đến 756 m2/ngày, đa phần 150-300m2/ngày. Hệ số nhả nước từ 0,04 đến 0,24.

+ Lớp dưới rất giàu nước. Nhiều công trình khai thác tập trung và đơn lẻ đều lấy nước từ lớp này. Công trình gần sông có thể khai thác 50 l/s, còn các công trình xa sông 20 - 30 l/s. Độ dẫn nước từ 700 đến 2000 m2/ngày .

- Tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong trầm tích Neogen(n): Hầu hết tầng nằm chìm dưới trầm tích Đệ Tứ. Phần đỉnh đồng bằng chiều sâu thế nằm của tầng thường chỉ cách mặt đất 5 - 10m nhưng càng về phía Đông Nam tăng lên 100 - 130m và lớn hơn.

Phần diện tích từ Hà Nội ra biển, phần trên mặt cắt Neogen là bột kết, cát kết, cuội sạn kết bị phong hoá mạnh bở rời, phần dưới là cuội kết, sạn kết nứt nẻ giảm theo chiều sâu. Đất đá có độ giàu nước lớn hơn. Lưu lượng các lỗ khoan từ 5 đến 19.4 l/s. Tỷ lưu lượng từ 0,05 đến 5,42 l/sm. Độ dẫn nước 500 - 1000m2/ngày, có nơi tới 1924m2/ngày.

- Tầng chứa nước khe nứt: Đây là các tầng chứa nước thường xuất lộ ở ven rìa đồng bằng dạng núi sót phần lớn bị phủ kín bởi các trầm tích trẻ hơn. Đất đá có độ giàu nước và tính thấm thay đổi rất lớn, thông thường từ nghèo đến trung bình. Nước trong tầng thường là nước nhạt, độ khoáng hoá thấp, ít có triển vọng cấp nước quy mô tập trung. Chất lượng nước tốt đáp ứng cho các nhu cầu ăn uống sinh hoạt. Một số khu vực ven biển vùng Hải Phòng nước trong tầng này bị nhiễm mặn.

4.2.4. Vùng Bắc Trung Bộ

Số liệu điều tra, đánh giá NDĐ cho thấy, trong vùng gồm 2 TCN trong đất đá lỗ

Một phần của tài liệu 1431tt (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)