Nông thôn Việt Nam
Thứ nhất: Thiết kế riêng một menu dành cho DNNVV trên trang web chung của hệ thống gồm các menu nhu: Tư vấn khách hàng DNNVV lập hồ sơ vay vốn; Tư vấn khách hàng DNNVV lập phương án kinh doanh, dự án đầu tư...; Hệ thống các văn bản pháp lý hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho DNNVV
Thứ hai: Triển khai dịch vụ tư vấn dành cho khách hàng DNNVV để nâng cao năng lực hoạt động; Tổ chức hội thảo tư vấn đào tạo, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn; Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ DNNVV trong việc lâp báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực.
Thứ ba: Cán bộ lãnh đạo tầm vĩ mô tăng cường sự hợp tác ký kết hợp đồng khung đối với Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, để các DNNVV dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với phí thấp từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua ngân hàng.
Thứ tư: Xây dựng các chính sách riêng cho DNNVV mang tính hệ thống. Đó là việc thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng riêng biệt, bộ phận xây dựng chính sách sản phẩm và bộ phận bán hàng chuyên biệt cho phân khúc khách hàng DNNVV từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh trên toàn hệ thống; Về chính sách phí dịch vụ: Ban hành Gói sản phẩm Combo đa dạng ưu đãi về dịch vụ tài khoản, tiền gửi, tiền vay, quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại và các sản phẩm, dịch vụ khác. Đồng thời, cũng sửa đổi biểu phí dịch vụ, áp dụng phí dịch vụ linh hoạt theo rủi ro của giao dịch .
Thứ năm: Các sản phẩm cho vay tập trung giải quyết và đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động, vốn đầu tư trung dài hạn; Trong đó, điểm cốt lõi là cởi bỏ một số điều kiện về tài sản bảo đảm, giảm tỷ lệ tài sản đảm bảo tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng do vậy các DNNVV có thể thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng. Ban hành nhiều chương trình tín dụng thúc đẩy tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Chương trình tín dụng Đồng hành cùng KH DNNVV; Gói tín dụng “Cho vay linh hoạt - lãi suất cố định”. Cùng với đó là việc đẩy mạnh tối ưu và đơn giản hóa hồ sơ, quy trình thủ tục vay vốn nhằm mục đích hỗ trợ DNNVV tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng.
Thứ sáu: Chủ động tìm kiếm khách hàng để kịp thời tư vấn hỗ trợ, nắm bắt được những khó khăn vướng mắc của DNNVV, đặc biệt về tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, một loạt các sản phẩm thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay cần được ban hành như: sản phẩm cho vay mua ôtô, gói sản phẩm cho vay đầu tư cơ sở lưu trú, gói sản phẩm tín dụng hỗ trợ kinh doanh trung hạn dành cho DN siêu nhỏ... đây là các sản phẩm chuyên biệt cho phân khúc khách hàng nhỏ và vừa.
Thứ bảy: Các sản phẩm tài trợ doanh nghiệp là nhà cung cấp/đại lý tham gia chuỗi liên kết, DN vệ tinh được chú trọng phát triển, đơn cử như gói sản phẩm tài trợ DNNVV là đại lý vé máy bay, sản phẩm cho vay đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi cho Masan Nutri Science, chương trình cho vay đại lý Piaggio, sản phẩm cho vay đại lý phân phối xe ô tô Isuzu Việt Nam.
Kết luận Chương 1
Chương 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về cho vay khách hàng DNNVV của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay khách hàng DNNVV, mục tiêu cho vay của ngân hàng thương mại đồng thời đưa ra các phương hướng để thực hiện mục tiêu đó, các nhóm tiêu chí để đánh giá phát triển hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của NHTM. Bên cạnh đó, trong nội dung của chương thể hiện rõ nét các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay khách hàng DNNVV của NHTM.
Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích tình hình cho vay khách hàng DNNVV của Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai trong Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai. Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Bắc Đồng Nai tiền thân là Agribank chi nhánh Biên Hòa (chi nhánh loại 1, hạng 2), được thành lập và đổi tên từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 theo quyết định số 504/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 17/5/2018 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, trụ sở chính hiện nay đặt tại địa chỉ số 1034, đường Xa Lộ Hà Hội, phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai là chi nhánh loại 1, hạng 1 trực thuộc Agribank. Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai có 1 hội sở trung tâm, 3 chi nhánh loại 2 gồm: Agribank chi nhánh Thành phố Biên Hòa Bắc Đồng Nai; Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai; Agribank chi nhánh huyện Trảng Bom Bắc Đồng Nai và có 8 Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở trung tâm và Chi nhánh loại 2.
Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai là đơn vị hạch toán phụ thuộc Agribank, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán, biển hiệu theo quy định, được thực hiện một số nội dung hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật, NHNN và phân cấp, uỷ quyền của Agribank. Chịu sự quản lý điều hành của Agribank.
Bắt đầu với nguồn vốn hơn 8,000 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4,800 tỷ đồng, số lao động 177 người, sau hơn hai năm thành lập, đến ngày 30/6/2020
Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai đạt nguồn vốn 9,739 tỷ đồng, dư nợ 5,970 tỷ đồng, số lao động 183 người.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai Nam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai
Bộ máy tổ chức Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai gồm 1 Hội sở trung tâm và 3 Chi nhánh loại 2 trực thuộc được thể hiện qua sơ đồ sau.
Tại Hội sở Trung Tâm:
BAN GIÁM ĐỐC Tại Chi nhánh loại 2:
BAN GIÁM ĐỐC ị ị ị ị Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Tổng hợp Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh loại 2
Nguồn theo quyết dịnh 181/QĐ-NHNoBĐN-TH ngày 02/7/2018
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai. thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đồng Nai.
2.1.3.1. Một số lĩnh vực, nghiệp vụ kinh doanh chính Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức huy động vốn khác.
- Cấp tín dụng trong phạm vi phân cấp phán quyết và phê duyệt của Agribank theo quy định.
- Mở tài khoản thanh toán cho các khách hàng và cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế.
- Tham gia hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán song phương, thanh toán liên ngân hàng thanh toán quốc tế và các hệ thống thanh toán khác.
- Thực hiện dịch vụ quản lý thu chi tiền mặt, tư vấn ngân hàng tài chính; dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản...
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng trong và ngoài nước.
- Uỷ thác, nhận uỷ thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản.
- Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của Agribank, cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của Agribank. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền Agribank giao.
2.I.3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Băc Đồng Nai từ lúc hình thành đến thời điểm nghiên cứu
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Dịch vụ và Maketing Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng Tổng hợp Phòng Giao dịch trực thuộc Hội sở
ĐVT: Tỷ đồng. Stt Chỉ tiêu Thực hiện So sánh 2019/2018 31/12/2018 31/12/2019 30/06/2020 +/- % 1 Tổng nguồn vốn (quy đổi VND) 7,93 8 9,18 1 9,739 1,24 3 16 %
2 Tổng Dư nợ (quy đổi
VND) 5,05 8 5,63 4 5,970 576 11 % 3 Tỷ lệ xợ xấu 0.73 0.65% 0.64% -0.08% -11% 4 Tổng DT phí dịch vụ 25 27 14 2 8%
5 Chênh lệch Thu chi
(Chưa lương) 224 269 165 45
20 %
Nguồn từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019 và đến 30/6/2020
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển tốt cụ thể:
- Nguồn vốn huy năm 2019 tăng 1,243 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16% so với năm 2018, đạt 102,7% kế hoạch năm. Đến 30/6/2020 nguồn vốn đạt 9,739 tỷ đồng tăng 585 tỷ đồng so với đầu năm.
- Du nợ tín dụng năm 2019 tăng 576 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11% so với năm 2018, đạt 100% kế hoạch năm. Đến 30/6/2020 du nợ đạt 5,970 tỷ đồng tăng 336 tỷ đồng so với đầu năm.
- Lợi nhuận năm 2019 tăng 45 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20% so với năm 2018, đạt 103,6% kế hoạch năm.
- Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 giảm 11% so với năm 2018.
2.2. Giới thiệu đặc điểm về Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnhĐồng Nai. Đồng Nai.
2.2.1. Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đến ngày 31/12/2019 tỉnh Đồng Nai có 22,398 doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu, theo cục thống kê Việt Nam số luợng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang đứng thứ 5 so với cả nuớc. Số luợng doanh nghiệp tăng qua các năm đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Đồng Nai cũng nhu đóng góp vào sự phát triển chung của cả nuớc.
Bảng 2.2: Số luợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn năm 2015 đến năm 2019 Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thời điểm năm So sánh 2019/2018
2015 2016 2017 2018 2019 (+/-) % BQ năm Số DN DN 9,18 8 13,13 0 18,86 5 21,183 22,398 1,21 5 5.7% 26.2%
Số lao động Nguời 744,174 822,858 0 836,86 5 860,20 864,109 43,90 0.5% %3.9 DT ' thuần đồngTỷ 821,358 972,49 7 1,030,611 1,178,642 1,181,30 0 2,65 8 0.2% 9.7 % Vốn đồngTỷ 624,713 729,222 0 815,49 2 966,15 1,026,811 60,659 6.3% 13.3%
Từ bảng số liệu và đồ thị cho thấy số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng đều qua các năm, mức độ tăng trưởng bình quân 26%. Tuy số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tăng bình quân ở mức 26% nhưng doanh thu chỉ tăng 9.7% và nguồn vốn chỉ tăng 13%, cho thấy số doanh nghiệp tăng chủ yếu là DNNVV vì doanh thu và nguồn vốn tăng chậm.
Năm 2019 có 22,398 doanh nghiệp hoạt động, tăng 1,215 doanh nghiệp, mức độ tăng trưởng 5.7% so với năm 2018. Trong đó DNNVV chiếm tỷ lệ 95% được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.3: Phân theo loại hình DN của tỉnh Đồng Nai năm 2019
Loại hình DN lượngSố DN Số lao động (người) Nguồn vốn (Tỷ đồng) Vốn chủ sở hữu (Tỷ đồng) Doanh thu thuần (Tỷ đồng) 1. Tổng DNNVV 21,32 9 186,847 261,440 5 94,36 7 232,07 + DN siêu nhỏ 12,73 6 40,27 4 53,60 4 28,96 9 19,878 + DN nhỏ 7,60 0 390,52 3 118,11 4 40,72 9 122,11 + DN vừa 99 3 056,05 3 89,72 2 24,67 0 90,08 2. DN lớn 1,07 0 677,262 765,371 254,106 3 949,22 Tổng DN (1+2) 22,39 9 864,109 1,026,811 348,471 1,181,300 Tỷ trọng DNNVV/TÔng DN 95% % 22 25% 27% 20%
Nguồn Cục thống kê Đồng Nai
2.2.2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Biều đô 2.1: Các loại hình DN của tỉnh Đồng Nai năm 2019
■2. DN lớn ■ 1. DNNVV 2 9 Nguồn Cục thống kê Đồng Nai
3 0
c) Thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn; d) Thẩm định khả năng tài chính để trả nợ;
đ) Thẩm định tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh đối với khách hàng áp dụng mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định của NHNN.
(4) . Đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi của TSBĐ đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh (đối với các khoản cho vay có bảo lãnh của bên thứ ba).
(5) . Ghi ý kiến về kết quả thẩm định, ký tắt các trang có nội dung thẩm định của mình và đề xuất việc cho vay hay không cho vay; loại cho vay, phương thức cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả, phí, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, đồng tiền cho vay, TSBĐ (áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Trường hợp không đồng ý cho vay: Nêu rõ lý do không đồng ý cho vay, trình Người quyết định cho vay xem xét quyết định. Ký và ghi rõ họ tên vào phần Người thẩm định trên Báo cáo đề xuất cho vay.
Thứ ba Người quyết định cho vay: là người có thẩm quyền tại Agribank nơi cho vay chấp thuận hay không chấp thuận cho vay, tổ chức thực hiện các hoạt động trực tiếp cho vay và thu nợ đối với khách hàng. Căn cứ hồ sơ khoản vay, Báo cáo đề xuất cho vay, ý kiến đề xuất của Người quan hệ khách hàng, Người thẩm định, Người thẩm định lại (nếu có), Biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu có), Người quyết định cho vay xem xét quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền.
(1). Trường hợp đồng ý cho vay: Đối với khoản vay thuộc thẩm quyền:
(1) Người quyết định cho vay ghi ý kiến đồng ý và ký phê duyệt trên Báo cáo đề xuất cho vay.
(ii) Trường hợp khoản vay do Agribank nơi cho vay quyết định cho vay và phân công cho PGD thực hiện nghiệp vụ giải ngân, quản lý: Ngoài nội dung chấp thuận đồng ý cho vay, phải có thêm nội dung phân công cho PGD được ký kết và sử dụng con dấu của PGD để thực hiện thủ tục giải ngân với khách hàng, thực hiện quản lý hồ sơ và quản lý khoản vay, giao cho Phòng KH đăng ký hạn mức cho vay đối với khách hàng trên hệ thống IPCAS.
b) Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết: Người quyết định cho vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và giao Phòng KH lập hồ sơ, tài liệu có liên quan, Giám đốc Agribank nơi cho vay ký trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) . Trường hợp từ chối cho vay: Ký thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay và lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.
* Trường hợp khoản vay phải thông qua hội đồng tín dụng tại Agribank nơi cho vay, thực hiện theo quyết định số 288/QĐ-HĐTV-KHL ngày 22/06/2020 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng trong hệ thống Agribank.
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai nhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai