Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 64 - 67)

* Mục đích của giải pháp:

Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, con người luôn là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động tín dụng. Con người ở đây là đội ngũ cán bộ tín dụng (cán bộ quan hệ khách hàng/Giao dịch viên cho vay, thu nợ/cán bộ thẩm định/cán bộ phê duyệt cho vay) là chủ thể của mọi hoạt động, từ việc hoạch định chính sách đến việc tiếp nhận, tư vấn, thẩm định phương án/dự án và xét duyệt cấp tín dụng. Đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh hiện nay đã đảm bảo đủ điều kiện và tiêu chuẩn của một cán bộ ngân hàng hiện đại, nhưng hoạt động ngân hàng luôn phát triển rất nhanh cùng công nghệ hiện đại và các NHTM đều nhắm đến việc phục vụ khách hàng nhanh nhất. Do vậy, để hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Chi nhánh luôn đảm bảo bắt kịp được các tiến bộ và sự phát triển của nền kinh tế thì Chi nhánh phải luôn chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có đủ về số lượng, chất lượng để sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu, nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của DNNVV.

* Kết quả mong đợi từ giải pháp:

Mỗi cán bộ tín dụng cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức, cụ thể: các cán bộ tín dụng phải có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành tài chính ngân hàng hoặc chuyên ngành phù hợp, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng, kiến thức về lĩnh vực tài chính, có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng (khả năng tiếp thị giới thiệu sản phẩm, khả năng thẩm định phương án/dự án, phân tích thông tin, đánh giá khách hàng...), đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao.

Giải pháp được thực hiện sẽ giúp Chi nhánh có được đội ngũ cán bộ vừa có trình độ, có tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của Agribank và của khách hàng vừa giúp Chi nhánh xây dựng đựơc hình ảnh, thương hiệu tốt, nâng cao vị thế là một trong những NHTM Nhà nước hàng đầu trên địa bàn.

* Cách thức thực hiện:

Để xây dựng nguồn nhân lực giỏi sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc, Chi nhánh cần quan tâm từ khâu tuyển chọn đầu tiên đến khâu đào tạo, luân chuyển, đánh giá và chi lương thưởng hợp lý nhằm khuyến khích cán bộ hay xử phạt kịp thời những trường hợp vi phạm quy định cho vay, đạo đức nghề nghiệp cụ thể:

- Tuyển chọn: Xét trên nhu cầu công việc chuyên môn cần thiết, Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đánh giá hồ sơ và ứng cử viên tại thời điểm nhận hồ sơ. Hội đồng tuyển dụng tại Chi nhánh phải thực hiện vòng phỏng vấn thật thận trọng, khách quan để phân tích, đánh giá bước đầu về các tố chất quan trọng khác ngoài trình độ của cán bộ như: sự nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình, khả năng nắm bắt tâm lý tốt, có óc phân tích, tính trung thực,. để chọn ra những ứng cử viên xuất sắc, đáp ứng tiêu chuẩn của một cán bộ tín dung.

- Đào tạo và tự đào tạo: Chi nhánh cần thường xuyên: cử lãnh đạo Phòng, các cán bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là cán bộ mới tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm do Trường đào tạo cán bộ Agribank tổ chức, người được cử đi học phải có trách nhiệm phổ biến lại nội dung đã học để tất cả các cán bộ liên quan đến công tác tín dụng được cập nhật; có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí để cho các cán bộ tự nguyện tham gia các khóa học liên quan đến chuyên môn, pháp luật do các trường/đơn vị khác tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,.. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng có thể mở lớp tự đào tạo về nghiệp vụ,...cho các cán bộ qua hình thức tự thuê các chuyên gia, giảng viên từ các trường đại học, trung tâm hoặc cử cán bộ cũ có kinh nghiệm hoặc lãnh đạo phòng trực tiếp đào tạo, hướng dẫn cho các cán bộ tín dụng cũ/mới.

- Ngoài các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần được cập nhật thường xuyên các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; tình hình phát triển, biến động kinh tế thế giới, trong nước và của địa phương; chiến lược phát triển của ngành,. qua hệ thống văn bản, công văn của

Chính phủ, của NHNN, các quy định của Nhà nước, các tạp chí kinh tế có uy tín, luật trong các lĩnh vực liên quan qua hệ thống luật Việt Nam (luật các TCTD, luật Dân sự, luật Thương mại, luật đất đai.).

- Không chỉ nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, mỗi cán bộ tín dụng của Chi nhánh nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ Ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động nhạy cảm nhất trong kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, rủi ro tín dụng khi xảy ra sẻ ảnh hưởng lớn đến ngân hàng, đặc biệt nếu có sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng. Do đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Thường xuyên theo dõi tâm tư, cuộc sống gia đình, quá trình kinh doanh (nếu có) của cán bộ tác tín dụng để kịp thời phát hiện những khó khăn đang xảy ra trong cuộc sống gia đình, hoạt động kinh doanh riêng của cán bộ tín dụng dẫn đến thiếu tiền thông đồng với khách hàng vi phạm pháp luật. Công tác đào tạo và nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là việc làm khó khăn nhất, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và phải duy trì thường xuyên.

- Đánh giá, luân chuyển và chi lương, thưởng, xử phạt cán bộ hợp lý:

Việc xét duyệt chi lương kinh doanh hàng tháng phải thực sự công tâm, thưởng phạt theo đúng kế hoạch giao, đồng thời khen thưởng đề bạc miễn nhiệm hàng năm nhằm khuyến khích động viên cán bộ làm công tác tín dụng nói chung phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra Chi nhánh cần tiến hành kiểm tra trình độ cán bộ làm công tác tín dụng qua các cuộc thi trực tuyến trên hệ thống nội bộ hàng năm, kiểm tra hoặc kiểm tra khoản vay của khách hàng theo định kỳ hoặc đột xuất để có đánh giá chính xác, khách quan về từng cán bộ tín dụng, từ đó có kế hoạch điều chuyển, luân chuyển vị trí công tác phù hợp.

Về mức lương, thưởng: mặc dù hiện nay Agribank đã tiến hành chi trả lương, thưởng theo hệ số thu hút đối với cán bộ làm công tác tín dụng, nhưng vẫn có sự cào bằng giữa cán bộ quản lý khách hàng DN và cán bộ quản lý khách hàng cá nhân nên chưa thật sự có sự khác biệt lớn để tạo động lực khuyến khích cán bộ quản lý khách hàng DN cho vay mở rộng khách hàng. Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai cần xem xét xây dựng lại tiêu chí cũng như mức thưởng hợp lý, kịp thời đối với cán bộ quản lý khách hàng DN để khích lệ, tạo động lực để cán bộ quản lý cho vay khách hàng DN phát huy hết năng lực và phấn đấu. Vì đây là những cán bộ quản lý dư nợ lớn, đóng góp lớn hơn vào kết quả kinh doanh và cũng là người dễ bị ảnh hưởng về thu nhập về trách nhiệm hơn so cán bộ cho vay khách hàng cá nhân.

về hình thức xử phạt đối với những cán bộ vi phạm quy định, quy trình cho vay và đạo đức nghề nghiệp: Agribank cũng đã xây dựng quy chế xử phạt từ nhân viên đến lãnh đạo Phòng, lãnh đạo Chi nhánh,... nếu để phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu hay lỗi tác nghiệp do các nguyên nhân chủ quan từ phía các bộ Ngân hàng hay do nguyên nhân khách quan nào khác trong tất cả các buớc từ truớc, trong và sau cho vay. Quy định xử phạt từ hình thức trừ thu nhập, chuyển công tác, kỷ luật đến sa thải,. quy định này có uu điểm là tạo cho cán bộ có trách nhiệm với công việc, với quyết định cấp tín dụng và theo dõi, thu hồi nợ, tránh vi phạm đạo đức nghề

nghiệp nhung cũng vì do quá chi tiết, xử phạt cả những truờng hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan dù có thể khắc phục đuợc và chua xảy ra tổn thất nên đã tạo áp lực lớn cho cán bộ quản lý khách hàng. Do vậy, nhiều cán bộ làm công tác tín dụng vì sợ bị phạt ảnh huởng đến thu nhập cũng nhu uy tín của bản thân nên có tâm lý thận trọng hoặc máy móc trong quá trình xử lý hồ sơ vay ảnh huởng đến kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh và hình ảnh của Agribank với khách hàng.

- Chi phí, nguồn lực để thực hiện giải pháp:

Các chi phí: chi phí đào tạo, bồi duỡng cán bộ hạch toán vào chi phí hoạt động của Chi nhánh; chi phí khen thuởng từ nguồn qũy khen thuởng.

Nguồn lực: với luợng cán bộ của Chi nhánh nhu hiện nay, Phòng Tổng hợp làm tham muu cho Ban lãnh đạo để thực hiện công tác đánh giá, luân chuyển cán bộ hợp lý căn cứ vào yêu cầu công việc của từng bộ phận, từng nghiệp vụ cũng nhu trình độ hiện tại của cán bộ làm công tác tín dụng từ đó chuyên viên phòng nhân sự sẽ phối hợp với các truởng, phó phòng xác định nhu cầu nhân sự cho từng phòng để có kế hoạch sắp xếp, thực hiện luân chuyển cán bộ phù hợp với khả năng và sở truờng của từng cán bộ. Xây dựng lại quy chế khen thuởng và quy định xử phạt phù hợp và sát với thực tế hơn.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w