Việt Nam.
Thứ nhất: Nhanh chóng đưa ra quy chế hướng dẫn cho vay thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng; Tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các DNNVV được Chính phủ, Nhà nước chú trọng.
Thứ hai: Xây dựng quy trình cho vay riêng trên cơ sở đặc điểm riêng đối với DNNVV như điều kiện vay vốn, điều kiện về bảo đảm tiền vay, tối ưu và đơn giản hóa hồ sơ, quy trình thủ tục vay vốn... nhằm giúp Chi nhánh tháo gỡ khó khăn khi DNNVV tiếp cận vay vốn theo quy chế hiện nay.
Thứ ba: Có cơ chế linh hoạt cho Chi nhánh loại 1 tự áp dụng ưu đãi về lãi suất cho vay đối với DNNVV trên cơ sở phân tích tài chính, uy tín, quy mô của doanh nghiệp nhằm thuận lợi trong việc tiếp cận cho vay khách hàng mới.
Thứ tư: Cần chủ động nâng cấp hệ thống, đầu tư xây dựng nền tảng tài chính kỹ thuật số, sử dụng quy trình xử lý hệ thống tự động để nâng cao khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ tài chính đến đại đa số DNNVV. Nghĩa là, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin liên kết với các DNNVV, triển khai và cung cấp các giải pháp quản lý dòng tiền để cho phép các DN có thể tự giao dịch với ngân hàng thông qua hệ thống này một cách nhanh chóng và thuận tiện với chi phí thấp, giúp các DNNVV nâng cao năng lực quản lý tài chính, đáp ứng các điều kiện khi tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn trong và ngoài nước.