LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ HỌC KHOA SAU ĐẠI HỌC ĐH NGÂN HÀNG (Trang 84 - 91)

Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là một nghệ thuật tác động vào con người sao cho họ khơng những chỉ tuân thủ các mệnh lệnh mà cịn tự nguyện, hăng hái làm việc.

Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng đến các hoạt động của một nhĩm cĩ tổ chức hướng tới thành tích mục tiêu” (Rauch & Behling, 1984, trang 46). House và cộng sự (1999, trang 1984) thì cho rằng “…lãnh đạo là khả năng của một cá nhân ảnh hưởng, thúc đẩy và cho phép những người khác đĩng gĩp vào hiệu quả và thành cơng của tổ chức. . . .”. George R.Terry (1960) thì lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng tới con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của tổ chức. Robert Tannenbaum, Irving R. Weschler và Fred Massarik (1961) định nghĩa lãnh đạo là ảnh hưởng liên nhân cách thực hiện trong tình huống và được định hướng thơng qua quá trình truyền thơng nhằm đạt được mục đích hoặc những mục đích chuyên biệt. Bên cạnh định nghĩa về lãnh đạo của một số tác giả nêu trên, nhiều tác giả khác cũng đưa ra các định nghĩa theo quan điểm của mình, nhưng nhìn chung, nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý đều thừa nhận: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhĩm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định.

Với cách hiểu như trên, cĩ thể rút ra một số đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về phạm trù này. Đĩ là:

1) Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng của chủ thể lãnh đạo với những cá nhân hoặc một nhĩm người nhất định.

77

Ảnh hưởng là tịan bộ các biện pháp do một người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ hoặc hành vi của một hoăc nhiều cá nhân khác. Vì vậy, ảnh hưởng thực chất là sự tác động bên này sang bên khác. Bên thực hiện sự tác động trong quá trình gây ảnh hưởng được gọi là chủ thể lãnh đạo và bên chịu sự tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động của nĩ được gọi là đối tượng lãnh đạo.

Trên thực tế, chủ thể lãnh đạo cĩ thể tác động gây ảnh hưởng trong các trường hợp như:

- Cần sự giúp đỡ của người khác. - Giao việc cho người khác.

- Địi hỏi người khác phải đạt điều gì hoặc hịan thành nhiệm vụ nào đĩ. - Cần khởi xướng hoặc tạo ra những thay đổi nhất định trong tổ chức. Tất nhiên, sau khi tác động, thường đối tượng cĩ những thay đổi nhất định về hành vi hoặc nhận thức. Sự thay đổi đĩ cĩ thể diễn ra theo ba hướn chù yếu sau:

- Họ tích cực, nhiệt tình tham gia theo yêu cầu của chủ thể lãnh đạo. - Họ phục tùng chấp hành.

- Họ kháng cự chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau, như: + Phản đối ra mặt.

+ Trì hõan cơng việc. + Vơ hiệu hĩa.

+ Cĩ vẻ chấp hành nhưng ngấm ngầm phá hoại. (đối với người lãnh đạo, đây là hướng tiêu cực nhất).

2) Lãnh đạo chỉ thực hiện được khi cĩ đối tượng bị lãnh đạo. Đối tượng ở đây cĩ thể là một tổ chức, một cá nhân hay một nhĩm người nhất định.

3) Lãnh đạo được tiến hành nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định cụ thể. 4) Hoạt động lãnh đạo luơn gắn với những điều kiện cụ thể nhất định.

Phẩm chất của người lãnh đạo

Người lãnh đạo dù được quan sát với gĩc độ nào thì trước hết vẫn là một thành viên trong tổ chức. Vì thế, họ cĩ đủ đặc điểm của đặc điểm của một cá nhân và cá nhân đĩ sinh hoạt và chịu tác động của đồn nhĩm, tất nhiên là cá nhân đặc biệt này chắc chắn phải cĩ “cái gì đĩ” để được đặt ở cương vị lãnh đạo.

78

Vậy, để trở thành nhà lãnh đạo hữu hiệu thì phải:

- Cĩ mặt ở mọi nơi, nắm bắt mọi việc, lắng nghe mọi người, nhưng khơng làm việc của người khác.

- Cá tính rõ nét nhất là lạc quan, bền bỉ để luơn hướng về mục đích của tổ chức và cĩ những phẩm chất đặc biệt là :

+ Điềm tĩnh để làm chủ tình huống. + Trung thực với cộng sự.

+ Cởi mở song cương quyết.

+ Giản dị để tín hiệu khơng bị hiểu lệch lạc. + Nhiệt tình.

- Về tâm lý lãnh đạo: Vượt lên trên tâm lý cá nhân, tâm lý của đồn nhĩm, người lãnh đạo cĩ một tâm lý đặc thù thể hiện dưới dạng uy tín. Uy tín lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng đến người khác, cảm hố người khác, làm cho người khác tin tưởng, tuân phục một cách tự nguyện. Nguồn gốc của uy tín lãnh đạo từ hai nguồn: do quyền lực và do phẩm chất cá nhân người lãnh đạo. Uy tín cũng cĩ hai loại: uy tín thực sự và uy tín giả.

Uy tín thực sự: Được hình thành, củng cố và phát huy tác dụng theo thời gian, trên cơ sở hoạt động và thành tích mà nhà quản trị và ê kíp đạt được. Uy tín thực sự được tạo lập lâu dài nhưng mất đi thì rất nhanh. Đĩ là sức ép khắc nghiệt mà nhà quản trị phải “sống” với nĩ suốt đời.

Uy tín giả:

+ Do sự sợ hãi của cấp dưới. + Do khoảng cách quản trị. + Do cơng nhận.

+ Do tốt bụng. + Do mua chuộc.

Đặc điểm của uy tín giả là dễ tạo lập, dễ mất đi.

Stogdill (1974) đã tổng kết và đánh giá lần thứ 2 trên cơ sở nghiên cứu 163 đề tài và rút ra 13 phẩm chất chính của người lãnh đạo thành cơng như:

79 - Am hiểu mơi trường xã hội

- Tham vọng và định hướng thành tựu - Quyết đốn

- Cĩ tinh thần hợp tác - Mạnh dạn

- Đáng tin cậy (chỗ dựa của nhân viên)

- Thống trị (cĩ khả năng ảnh hưởng đến người khác) - Nghị lực

- Kiên trì - Tự tin

- Chịu đựng được sự căng thẳng - Sẵn sàng chịu trách nhiệm

Cũng theo Stogdill, rất khĩ để nhà lãnh đạo cĩ đầy đủ các phẩm chất này ở mức độ cao, song nhà lãnh đạo càng cĩ nhiều phẩm chất ở mức độ cao thì khả năng thành cơng càng cao.

Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là cách thức mà theo đĩ người lãnh đạo cư xử đối với các nhân viên dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định.

Phân loại theo mức độ tập trung quyền lực

Nghiên cứu của Kurt Lewin vào những ăm 1930s tại Trường đại học Iowa của Mỹ về lý thuyết đặc điểm nhà lãnh đạo phụ thuộc vào tố chất. Đặc điểm là những tính cách cá nhân riêng cĩ của một nhà lãnh đạo, chẳng hạn như trí thơng minh, giá trị, sự tự tin, và phong thái. Trường phái này xuất phát từ ý tưởng đơn giản: tìm hiểu yếu tố nào tạo nên nhà lãnh đạo thành cơng và sử dụng hệ thống đặc điểm đĩ làm cơ sở để đào tạo các nhà lãnh đạo thành cơng trong tương lai. Theo Lewin cĩ 3 phong cách lãnh đạo chủ yếu sau đây:

- Phong cách độc đốn: Là phong cách trong đĩ người lãnh đạo sẽ trực tiếp ra các quyết định mà khơng cần tham khảo ý kiến người dưới quyền.

80

+ Đặc điểm: Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thơng tin để thực hiện nhiệm vụ, các chỉ thị, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo,

thơng tin một chiều từ trên xuống là chủ yếu, rất ít khi từ dưới lên. + Ưu điểm: Giải quyết vấn đề một cách nhanh chĩng, kịp thời.

+ Nhược điểm: Chủ quan, khơng phát huy được sáng tạo, kinh nghiệm của cấp dưới.

- Phong cách dân chủ: Là phong cách trong đĩ người lãnh đạo ra các quyết định trên cơ sở bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến cấp dưới.

+ Đặc điểm: Thu hút người lao động tham gia vào cơng tác quản trị; người lãnh đạo chỉ giải quyết các vấn đề quan trọng, cịn lại giao cho cấp dưới; thơng tin 2 chiều: từ trên xuống và từ dưới lên. Các thành viên cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Ưu điểm: Khai thác được những sáng kiến, kinh nghiệm của người dưới quyền, từ đĩ tạo ra sự thỏa mãn cho họ vì được thực hiện cơng việc do chính mình đề ra.

+ Nhược điểm: Tốn kém thời gian, tiền bạc.

- Phong cách tự do: Là phong cách trong đĩ người lãnh đạo cho phép người dưới quyền ra các quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra quyết định.

+ Đặc điểm: Người lãnh đạo rất ít tham gia vào hoạt động của tập thể, thường chỉ nêu ý tưởng rồi giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho cấp dưới. Cấp dưới được tự do ra quyết định, được hành động theo cách mà họ cho là tốt nhất; thơng tin theo chiều ngang là chủ yếu giữa các thành viên với nhau, từ lãnh đạo xuống rất ít.

+ Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người dưới quyền. + Nhược điểm: Dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn vơ chính phủ trong tổ chức.

Phân loại theo mức độ quan tâm đến cơng việc và con người

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio tiến hành khảo sát các nhà lãnh đạo để nghiên cứu hàng trăm chiều kích của hành vi lãnh đạo. Họ đã xác định hai hành vi lớn, gọi là sự quan tâm con người và quan tâm đến cơng việc.

Sự quan tâm liên quan đến chiều hành vi định hướng con người, là mức độ mà các nhà lãnh đạo quan tâm đến cấp dưới, tơn trọng những ý tưởng, cảm xúc của họ, và

81

thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau. Lãnh đạo quan tâm thể hiện sự thân thiện, thực hiện truyền thơng cởi mở, phát triển tinh thần đồng đội, và đứng về phía lợi ích của cấp dưới. Lãnh đạo quan tâm đến cơng việc liên quan đến chiều hành vi định hướng nhiệm vụ, biểu hiện mức độ các nhà lãnh đạo định hướng vào nhiệm vụ, chỉ đạo hoạt động cơng việc cấp dưới hướng tới việc đạt được mục tiêu. Lãnh đạo cĩ phong cách này thường cĩ những chỉ thị, chỉ tiêu kế hoạch về thời gian, nhấn mạnh thời hạn, và xác định lịch trình rõ ràng cho hoạt động cơng việc.

Hình 4.1.Mơ hình phong cách lãnh đạo của trường đại học OHIO

Nguồn: Likert.R, New Patterns of Management. (New York: McGraw-Hill: 1961).

Theo mơ hình của Đại học bang OHIO thìcăn cứ vào mức độ quan tâm của nhà quản trị đến cơng việc và con người cĩ thể chia thành bốn loại phong cách lãnh đạo:

S1: Người lãnh đạo theo đuổi hệ thống cơng việc và ít chú ý yếu tố con người. S2: Người lãnh đạo theo đuổi năng suất cao, tập thể tốt.

S3: Người lãnh đạo theo đuổi xây dựng một tập thể tốt và ít chú ý đến cơng việc.. S4: Người lãnh đạo mặc tình thế xảy ra.

Quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Đại học Ohio cho rằng phong cách S2 là tốt nhất, tuy nhiên trên thực tế điều này khơng phải luơn luơn đúng trong mọi tình huống. Điều này cho thấy tính phức tạp của cơng việc lãnh đạo và nĩ cũng thể hiện tính nghệ thuật trong việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với tập thể nhựng nhân viên của nhà quản trị.

82

Sơ đồ lưới thể hiện phong cách lãnh đạo của R.Blake và J.Mouton

Sơ đồ lưới về phong cách lãnh đạo được xây dựng căn cứ trên mức độ quan tâm đến sản xuất (cơng việc) và mức độ quan tâm đến con người, nhưng ở đây các mức độ được phân biệt chi tiết hơn. Trên sơ đồ lưới sẽ cĩ năm phong cách đặc trưng, đĩ là:

Hình 4.2. Sơ đồ lưới phong cách lãnh đạo

Nguồn: Robert R. Blake and Jane S. Mouton, The Managerial Grid III (Houston: Gulf, 1985); and Robert R. Blake and Anna Adams McCanse, Leadership Dilemmas-Grid Solutions (Houston: Gulf,

1991), 29.

- Phong cách 1.1: Nhà quản trị ít quan tâm đến cơng việc và con người. Họ chỉ bỏ ra những nổ lực tối thiểu để duy trì cơng việc, cách quản trị này thường làm cho tình hình hoạt động của cơng ty ngày càng xấu đi.

- Phong cách 1.9: Nhà quản trị quan tâm tối đa đến con người nhưng ít quan tâm đến cơng việc. Phong cách quản trị này mang tính xuê xoa kiểu gia đình nên thường khơng đem lại kết quả như mong muốn.

- Phong cách 9.1: Nhà quản trị quan tâm tối đa đến cơng việc nhưng ít quan tâm đến con người. Phong cách quản trị này mang tính độc đốn cao nên nĩ chỉ thích hợp trong những trường hợp nhất định.

- Phong cách 9.9: Nhà quản trị quan âm tối đa đến cơng việc và con người. Đây là phong cách quản trị theo tinh thần đồng đội, trong đĩ nhà quản trị hướng nhân viên tồn tâm tồn ý với cơng việc chung trên cơ sở của mối quan hệ tơn trong và tin cậy lẫn nhau.

83

- Phong cách 5.5: Nhà quản trị quan tâm đến cơng việc và đến con người ở mức độ vừa phải. Đây là phong cách lãnh đạo đạt đến sự cân đối giữa mức độ thực hiện cơng việc và duy trì tinh thần làm việc của nhân viên ở mức độ thỏa đáng.

Lựa chọn phong cách lãnh đạo

Khơng cĩ phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi trường hợp. Thường người ta dựa vào một số yếu tố để lựa chọn phong cách lãnh đạo tối ưu như sau:

- Đặc điểm của người dưới quyền: Trình độ và kinh nghiệm, tuổi tác, cá tính... - Đặc điểm của tổ chức: Loại tổ chức, sự tán đồng ý kiến của các thành viên… - Phong cách của lãnh đạo cấp trên: độc đốn, dân chủ...

- Các tình huống cụ thể: bất ngờ, bất đồng nhĩm, gây hoang mang…

- Đặc điểm của nhà lãnh đạo: một trong ba phong cách cĩ một phong cách tự nhiên nhất đối với nhà lãnh đạo.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ HỌC KHOA SAU ĐẠI HỌC ĐH NGÂN HÀNG (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)