Xây dựng kênh phân phối trực tiếp cho sản phẩm phân đạm.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩn tại công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất hà bắc (Trang 110 - 115)

- Điện thoại: 0393855493 Fax: 039385

b.Xây dựng kênh phân phối trực tiếp cho sản phẩm phân đạm.

Đối với sản phẩm phân đạm mặc dù xét ở góc độ hiệu quả kinh tế trước mặt thì loại hình kênh phân phối trực tiếp không thể hiệu quả bằng loại hình kênh phân phối gián tiếp, tuy nhiên Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc muốn thu nhận được thông tin phản hồi từ khách khàng một cách chính xác và nhanh chóng thì các loại hình kênh phân phối gián tiếp lại không thể đáp ứng tốt bằng loại hình kênh phân phối trực tiếp, do đó để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của

khách hàng trong thời gian tới Công ty nên xây dựng một kênh trực tiếp phục vụ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm phân đạm.

Để xây dựng được một kênh phân phối thuộc loại hình kênh phân phối trực tiếp cho sản phẩm phân đạm của mình, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc không thể lựa chọn những khách hàng là các hộ nông dân mà phải tập hợp một số khách hàng tương đối lớn, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì khách hàng được gọi là lớn chỉ có các Lâm trường, Nông trường, vì vậy Công ty có thể trực tiếp cung cấp sản phẩm phân đạm cho các đối tượng này theo kênh phân phối trực tiếp của mình.

* Tăng cường sử dụng các tiện ích của Internet

Trong giai đoạn hiện nay ngày càng nhiều trung gian phân phối và khách hàng tìm kiếm thông tin trên Internet, do đó Công ty cần tận dụng triệt để xu hướng này bằng cách thường xuyên cập nhật những thông tin có chọn lọc, có định hướng marketing lên trang Web của Công ty; quảng cáo trên một số trang Web phổ biến nhất như: Vietnamnet, vnexpress, dantri…

Đề tàiPhân tích và đề xuất biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắcđược nghiên cứu ở trên là sự kết hợp giữa những cơ sở mang tính lý luận chung với việc phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ tại Công ty để tìm ra những ưu, khuyết điểm còn tồn tại trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm chỉ ra những mặt mạnh cần phát huy trong thời gian tới đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao kết quả tiêu thụ ở Công ty.

Đây là một đề tài tương đối rộng, có nhiều mối quan hệ kinh tế và các biến số trong Mar - mix luôn biến động, phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu, em đã cố gắng vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống logic, lịch sử kết hợp với việc vận dụng những nguyên lý cơ bản của tư duy đổi mới để nghiên cứu. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức và thời gian thực tập hạn chế, trong đề tài này em chỉ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị mang tính chất định hướng để có thể tạo ra hiệu quả cao hơn cho công tác tiêu thụ ở Công ty.

Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của cô Th.S Bùi Thanh Nga, cùng sự khuyên bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên Phòng tiêu thụ ở Công ty Phân đạm Hà Bắc.

Cuối cùng, cho phép em được bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn, các cán bộ nhân viên Phòng tiêu thụ ở Công ty đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này!

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Chu Quang Viên

PHỤ LỤC

Đơn vị: triệu đồng Khoản mục Mã số 2007 2008 2009 1. DT bán hàng và CCDV 00 865.353 1.329.849 1.264.965 2. Các khoản giảm trừ 02 0 0 0 3. DT thuần bán hàng & CCDV 10 865.353 1.329.849 1.264.965 4. Giá vốn hàng bán 11 499.539 675.729 744.59

5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 20 365.814 654.12 520.375

6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 88.429 132.54 137.29

7. Chi phí tài chính 22 6.47 25.06 23.591

- Chi phí lãi vay 23 6.125 6.055 4.153

8. Chi phí bán hàng 24 3.191 8.303 5.65

9. Chí phí quản lý doanh nghiệp 25 48.66 72.206 61.834

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 395.923 681.09 566.59

11. Thu nhập khác 31 2.354 1.821 3.414

12. Chi phí khác 32 468 263 374

13. Lợi nhuận khác 40 1.886 1.558 3.04

14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 50 397.809 682.648 569.63

15. Chí phí thuế TNDN hiện hành 51 65.092 114.368 139.644

16. Chi phí thu nhập DN hoãn lại 52 0 -3.082 0

17. Lợi nhuận sau thuế 60 332.717 565.198 429.986

Phụ lục 2: bảng cân đối kế toán qua các năm

TÀI SẢN 2007 2008 2009

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.111.801 1.421.763 1.744.629 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 104.666 122.281 108.449 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 781.500 1.014.500 1.325.875

3.Các khoản phải thu 18.753 20.811 25.627

4.Hàng tồn kho 203.509 260.150 282.543

5.Tài sản ngắn hạn khác 3.374 4.020 2.135

B.TÀI SẢN DÀI HẠN 88.401 94.622 104.319

1.Tài sản cố định 29.415 49.633 60.118

2.Đầu tư tài chính dài hạn 57.815 41.595 41.742

3. Tài sản dài hạn khác 1.171 3.394 4.919 TỔNG TÀI SẢN 1.200.202 1.516.385 1.848.948 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 500.580 492.710 533.097 1. Nợ ngắn hạn 150.439 133.737 162.845 2 Nợ dài hạn 350.140 358.972 370.251 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 699.622 1.023.675 1.315.851 1. Vốn chủ sở hữu 650.056 956.130 1.237.017

2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 49.566 67.534 78.834

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Cơ sở của Quản lý Tài chính Doanh nghiệp (TS. Nghiêm Sỹ

Thương – ĐHBK Hà Nội)

2. Phân tích Hoạt động Kinh doanh (Lê Thị Phương Hiệp – ĐHBK Hà Nội)

3. Bài giảng môn học Marketing cơ bản, TS Nguyễn Tiến Dũng.

4. Quảng trị Marketing; Philip Kotle; Nhà xuất bản Thống kê.

5. Giáo trình quản lý tài chính; Vũ Việt Hùng; Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩn tại công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất hà bắc (Trang 110 - 115)