2.1.3.1 Mục tiêu của đánh giá xoá đói giảm nghèo
Đánh giá xóa đói giảm nghèo là sự nhìn nhận, phân tích có cơ sở dựa trên các số liệu thu thập của địa phương để từ đó đề xuất các phương án giải pháp cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư (Nguyễn HoàngLý, 2005).
2.1.3.2 Nhiệm vụ của đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo
Nhằm đưa gia những mặt tích cực và mặt còn tồn tại để xử lý từ đó có những biện pháp tác động nhằm nâng cao đời sống người dân của xã về kinh tế,văn hóa xã hội, môi trường và bộ mặt nông thôn.
Để đạt được mục tiêu đề ra là giảm nghèo chúng ta cần phải áp dụng nhiều biện pháp giảm nghèo khác nhau nhằm giải quyết căn bản vấn đề đói nghèo, song sau mỗi dự án mỗi chương trình xóa đói giảm nghèo đã thực hiện thì luôn tồn tại những bất cấp cần được giải quyết để từ đó ta có thể có những hướng giải quyết, biện pháp xóa đói giảm nghèo hiệu quả hơn đó là một phần lý giải việc cần thiết phải thực hiện đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo.
Đánh giá xóa đói giảm nghèo trên nhiều khía cạnh:
- Về kinh tế: Phân tích đánh giá thu nhập của hộ, hướng sản xuất, mô hình, quy mô sản xuất của hộ, biến động thu nhập của hộ trong những năm qua dưới tác động của sự hỗ trợ chương trình xóa đói giảm nghèo.
- Về văn hóa xã hôi, đời sống: Đời sống nông thôn, trình độ dân trí, số trẻ đến trường, tỷ lệ thất nghiệp, mức sống của người dân,...Đó là những vấn đề cần phải xem xét đánh giá sau mỗi chương trình dự án xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Hoàng Lý, 2005).
17