Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62)

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Đấy là phương pháp nghiên cứu các hiên tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thống kê qua các số liệu thu thập được để phân tích tình hình XĐGN trên địa bàn xã.

Sử dụng để nghiên cứu tổng hợp, biểu diễn các số liệu thu thập được qua đồ thị, bảng biểu sau đó tính toán các tham số đặc trưng như trung bình, tỷ lệ... để mô tả hiện trạng tình hình triển khai chương trình.

3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh

Từ số liệu thu thập được từ như tình hình sử dụng đât đai xã các năm, tình hình hộ nghèo,số hộ ngheo cân nghèo các năm,...tiến hành so sánh số liệu qua các năm 2017 -2019 để từ đó thấy được biến động, xu hướng của các hiện tượng nghiên cứu những năm gần đây.

So sánh các biện pháp XĐGN của địa phương với những địa phương khác từ đó rút ra những kinh nghiệm và học hỏi những kinh nghiệm.So sánh để đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo của địa bàn nghiên cứu.

Sử dụng để so sánh tình hình sử dụng vốn, tình hình triển khai thực tế thực hiện so với kế hoạch đề ra nhằm đánh giá hiệu quả chương trình và xem xét những khó khăn hạn chế còn mắc phải để có hướng giải quyết khắc phục.

3.2.4.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phân tích môi trường bên ngoài nhằm phát hiện ra cơ hội và thách thức, kết hợp với phân tích môi trường nội bộ để xác định được điểm mạnh và điểm yếu của địa phương, cụ thể là xã Tả Lèng. Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế và các nguồn lực của mình, tổ chức đó có thể thiết lập các kết hợp.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)