Xuất giải pháp cho vấn đề giáo dục và đào tạo – giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 103 - 104)

Trình độ văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng, của địa phương và góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cuộc sống của người nghèo. Qua điều tra thực tế tại địa phương cho thấy, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của xã chiếm tỷ lệ cao, nhưng đa số là chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định khiến cho thu nhập của họ bấp bênh. Vì vậy thực tế đặt ra là phải giáo dục và đào tạo giải quyết việc làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, qua đó thúc đẩy họ nhanh chóng thoát nghèo và không tái nghèo. Qua đó tôi có một số đề xuất như sau:

91

Giáo dục: Xã đã có nhiều cố gắng trong vấn đề giáo dục như: xây mới lại các trường đã xuống cấp, xây dựng thêm trường lớp, có nhiều chính sách hỗ trợ để cho con, em của các hộ nghèo có điều kiện đến trường. Tuy vậy số học sinh nghèo bỏ học giữa chừng vẫn còn, do chi phí giáo dục ngày càng tăng cao nhưng mức thu nhập của các hộ nghèo thấp, dẫn đến các hộ gia đình phải đối diện với những khó khăn. Từ thực tế đó theo tôi giải pháp trước tiên là cần miễn học phí hoàn toàn, hỗ trợ sách vở, quần áo, bút mực...cho những đối tượng thuộc diện khó khăn. Đối với những đối tượng bỏ học giữa chừng nên tổ chức vận động, khuyến khích người có trình độ còn thấp đi học bổ túc văn hoá. Đối với những gia đình nghèo có con học ở các trường cao đẳng đại học trong nước chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ để họ an tâm học.

Đào tạo – giải quyết việc làm: Qua điều tra thực tế tại địa phương cho thấy, đa số người nghèo ở đây có trình độ văn hóa thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, vì vậy khó có cơ hội kiếm được việc làm ổn định và có thu nhập cao. Vì vậy vấn đề đào tạo và giải quyết việc làm ở đây là hết sức quan trọng cần được quan tâm nhiều. Qua đó tôi có một số đề xuất như sau: trước hết cần phải phân loại đối tượng nghèo để từ đó có giải pháp hỗ trợ thích hợp với trình độ mỗi người. Có thể phân loại đối tượng theo độ tuổi và trình độ văn hóa để xây dựng chương trình đào tạo hay mô hình hỗ trợ đào tạo nghề. Theo đó, ở độ tuổi còn khả năng học văn hóa mà trình độ văn hóa còn thấp thì phải cho học văn hóa trước (tối thiểu là cấp II) sau đó gửi vào trung tâm đào tạo để đào tạo nghề. Đối với những người tuổi đã cao mà cần việc làm, có thể giới thiệu cho họ những công việc phù hợp với họ và trước khi làm việc sẽ được đào tạo, kèm cặp 1 khóa ngắn hạn giúp họ hiểu được công việc và cố gắng hết sức để làm việc.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)