Xuất giải pháp về vấn đề dân số và KHHGĐ

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 104)

Gia đình có đông nhân khẩu làm mức chi tiêu cao, và làm cho thu nhập BQ đầu người của gia đình giảm xuống. Vì vậy vấn đề về dân số ở các hộ

92

nghèo cần phải được quan tâm hơn nữa, giải pháp về dân số tốt nhất ở đây: Tổ chức tuyên truyền, vận động KHHGĐ đối với những hộ còn trong độ tuổi sinh đẻ, phải thường xuyên đề cập đến vấn vấn đề này trên mọi phương tiện thông tin như: loa, đài, ti vi, báo chí... Những người làm công tác KHHGĐ của Xã nên đến từng ấp để tuyên truyền, tổ chức những đêm diễn văn nghệ lồng ghép tạo cho người dân có tinh thần thoải mái, xây dựng những vở kịch đề cập đến hậu quả của việc đông con để người dân xem, dễ hiểu và dễ đi sâu vào lòng người nhằm giúp cho công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. Xã nên tổ chức những buổi hội thảo về dân số để giáo dục cho người dân, để qua đó họ sẽ thấy được tầm quan trọng của việc sinh đẻ có kế hoạch, xem đó là vấn đề có ảnh hưởng đến đời sống của gia đình họ và xã hội trong tương lai.

93

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”, đã tập trung nghiên cứu được

những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện giải pháp giảm nghèo; đồng thời phân tích đánh giá tình hình thực một số giải pháp XĐGN trên địa bàn thời gian qua và đưa ra phương hướng, đề xuất để hoàn thiện thực hiện các giải pháp giảm nghè trong thời gian tới. Những nội dung cụ thể mà nghiên cứu đã đạt được:

Thứ nhất là hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về đói nghèo. Đây là căn cứ để nhận diện người nghèo và xây dựng kế hoạch thực hiện XĐGN. Về lý luận đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Tả Lèng là quá trình đánh giá về công tác tuyên truyền, công tác lập kế hoạch, nguồn lực thục hiện, tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá kết quả các chương trình. Nhìn chung quá trình thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Tả Lèng đã bám sát chủ trương, chính sách của nhà nước.

Thứ hai là về tổng quan thực trạng nghèo đói cuả xã Tả Lèng trong những năm gần đây số hộ nghèo giảm đáng kể trong năm 2019 số hộ nghèo giảm 46 hộ so với năm

2018, tỷ lệ nghèo giảm 6,4% so với năm 2018, song tỷ lệ nghèo của xã vẫn ở mức cao 63,8% tổng số hộ. Với tỷ lệ hộ nghèo giảm đó là một thành quả đáng khích lệ cho bà con xã và là nền tảng để các cấp ủy cán bộ, bà con nơi đây tiếp bước thành công.

Thứ ba là về tình hình thực hiện xóa đỏi giảm nghèo trên địa bàn xã, với sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ bằng các chương trình XĐNG trên địa bàn xã như: Chương trình 30A, chương trình 134, chương trình 135,...mà biến động thu nhập của hộ thời gian qua có những thay đổi tích cực ở tát cả các nhóm hộ, tình hình sản xuất của hộ được ổn định, chuyển đổi hình thức

94

sản xuất theo hướng tích cực nhờ đó mà thu nhập cho bà con được cải thiện, song sự chênh lệch về nguồn lực sản xuất dẫn đến kết quả sản xuất của các hộ là không giống nhau làm nảy sinh chênh lệch giàu nghèo trên địa bàn xã giữa hộ.

Thứ tư là các giải pháp đẩy nhanh XĐGN trên địa bàn xã, từ thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo trong quá trình nghiên cứu: Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, đông con, trình độ tay nghề, trình độ dân trí thấp,...đề xuất những giải pháp để khắc phục thực trạng trên; với các giải pháp về hỗ trợ vốn sản xuấn và vay vốn ; giải pháp về nâng cao trình độ tay nghề mở các lớp dạy nghề, đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ dân trí; giải pháp về KHHGĐ; giải pháp mở các lớp khuyến nông bồi dưỡng kinh nghiệm sản xuất cho bà con, giải pháp về giải quyết công ăn việc làm cho bà con.

5.2. Kiến nghị.

Qua nghiên cứu thực tế công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Tả Lèng Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Tả Lèng những năm tới bản thân tôi xin có một số kiến nghị cụ thể sau:

5.2.1. Về phía Nhà nước.

- Nhà nước cần có các chính sách cho các hộ nông dân nghèo vay vốn bằng các nguồn vốn tín dụng với số vốn vay lớn hơn và thời gian vay dài hơn từ 5 năm trở lên để các hộ nông dân nghèo có thời gian quay vòng đồng vốn.

- Nhà nước cần phải lồng ghép chặt chẽ hơn nữa giữa các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế khác và cần có sự chỉ đạo một cách tập trung, thống nhất

- Nhà nước cần phải có sự chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến XĐGN ở các địa phương. Để các chính sách XĐGN được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả cao.

95

5.2.2. Về phía Ban chỉ đạo XĐGN của xã.

Đề nghị cấp xã cần có bộ phận chuyên trách có trình độ và có nhận thức sâu sắc về công tác XĐGN để cập nhật thông tin thường xuyên và liên tục, tìm ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo xã.

- Đảng bộ chính quyền xã cần quan tâm hơn nữa đối với chương trình XĐGN. Đặc biệt là trong công tác chỉ đạo, triển khai cần có sự đồng bộ, đồng thời cần phải có những giải pháp thiết thực và hiệu quả, phát huy tính chủ động trong sự phối hợp giữa các thành viên với các cơ quan, ban ngành có liên quan.

5.2.3. Về phía hộ nông dân.

Các hộ nông dân cần phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình khi thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, vì đã được Nhà nước trợ giúp, cụ thể là các chương trình, dự án, các nguồn vốn vay. Không nên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước mà phải coi đó là cơ hội thuận lợi để mỗi bản thân người dân phát huy tiềm lực của mình, kết hợp với sự hỗ trợ của nguồn lực bên ngoài như vay vốn ưu đãi của Nhà nước, học hỏi kinh nghiệm làm ăn từ các mô hình kinh tế giỏi, các hộ sản xuất giỏi, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho mình năng động trong sản xuất và kinh doanh. Để tự vươn lên thoát khỏi những khó khăn trước mắt vươn lên làm kinh tế để thoát khỏi đói nghèo.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1997), „ Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế‟, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

2. Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội (2006), „Khung chương trình mục tiêu

Quốc gia về Giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010‟, Hà Nội.

3 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), „Hỗ trợ thực hiện chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội‟, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), „Thống kê hộ nghèo và cận nghèo toàn quốc theo chuẩn nghèo giai đoan 2011-2015‟, Hà Nội.

5. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2007), „Một chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2010 – 2015‟, Hà Nội.

6. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2011), „Đánh giá nghèo theo vùng – Vùng miền núi phía Bắc Việt Nam‟.

7. Huyền Anh 2015, Báo điện tử Chính phủ nƣơc Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vinh danh 38 quốc gia về thành tích xóa đói giảm nghèo. Nguồn <http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Vinh-danh-38-quoc-gia- ve-thanh-tich-xoa- doi-giam-ngheo/171082.vgp>,

8. Hoàng Thị Hiền (2005), „Xóa đói, giảm nghèo đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình- thực trạng và giải pháp‟, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội22,,

9. Hồng Khang, Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh,http://tinhhoa.net/phan-hoa-giau-ngheo-o-viet-nam-ngay-cang-tang- nhanh.html

97

10. La Hoàn, 2013,‟Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam và bài học kinh

nghiệm từ các nước trên thế giới‟, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã

hội quốc gia.

11. Lê Ngọc Hùng 2010. „Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội hiện nay‟, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt nam,

<http://www.vjol.info.vn/index.php/ssir/article/viewArticle/4204>,

12. Lê Quốc Lý, 2012, „Triết lý xóa đói giảm nghèo trong tư tưởng Hồ Chí Minh‟, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,http://dangcongsan.vn/tu- lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books 3105201510003046/index- 31052015954384677.html,

13. Nguyễn Hằng 1993, „Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở ông thôn nước ta hiện nay‟. Nxb Chính trị quốc gia, 1993.

14. Nguyễn Thu Hương (2008),‟ Nghèo đói và giả pháp xóa đói, giảm

nghèo ở Tây Nguyên‟, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh.

15. Nguyễn Minh Định (2011), „Chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum‟, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

16. Ngân Hàng Thế Giới (2004), „Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam‟

17. Nguyễn Ngọc Sơn. 2012. Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 181: 19-26.

18. Nguyễn Hoàng Lý (2005), „Xóa đói, giảm nghèo ở tình Gia Lai, thực trạng và giải pháp‟, luận văn thạc sĩ Kinh tế,, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

98

19. Nguyễn Thị Nhung (2012), „Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam‟, luận án tiến sĩ,

chuyên ngành Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 20 . Nguyễn Vũ Phúc,Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), „Khái niệm về đóinghèo‟, http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-doi-

ngheo/6046668a

21.OXFAM, ActionAid. 2010. Báo cáo tổng hợp vòng 3 năm 2010: Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia. 78tr.

22 .Quốc Hội. 2014. Nghị quyết số 76/2014/QH13: Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

23. Thủ tướng Chính phủ. 2015. Dự thảo Quyết định về việc ban hành các tiêu chí và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

24. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia. 2014. „Hướng tiếp cận mới trong đánh giá đói nghèo ở Việt Nam‟. Tài liệu Viện Kinh tế Việt Nam.

25. Vũ Văn Hiển 2010, „Vấn đề nghèo đói và việc xoá đói giảm nghèo‟, Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, http://vov.vn/vov-binh- luan/van-de-ngheo-doi-va-viec-xoa-doi-giam-ngheo-152907.vov

99

Phiếu điều tra (cán bộ)

(Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tả Lèng ) Phiếu số:...

Ngày phỏng vấn: Ngày... tháng...năm 2020 I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁN BỘ

1. Họ và tên...Giới tính: Nam/Nữ 2.Tuổi(số tuổi)... 3.Chức vụ... 4.Trình độ văn hóa □ Tiểu học □ THCS □ THPT □ Bậc học cao hơn Trình độ chuyên môn □ Trung cấp □ Cao đẳng □ Đại học □ Sau đại học

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ TẢ LÈNG 5. Kể từ năm 2016-2019 xã đã và đang triển khai những giải pháp XĐGN nào? ...

...

6. Ông/bà cho biết, những hạn chế còn tồn tại khi thực hiện công tác XĐGN trên địa bàn?

... ... 7. Theo ông bà nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đói nghèo ở địa phương

100

hiện nay?

... ... Về công tác tuyên truyền

8. Ông/bà cho biết ở xã có thực hiện công tác tuyên truyền không? □ Có □ Không

Nếu không: Tại sao

... ...

9. Ông/bà có thể cho biết , ở địa phương đã thực hiện tuyên truyền dưới hình thức như thế nào để thông báo chính sách tới người dân?

□ Họp dân □ Tờ rơi

□ Loa phát thanh □ Không tuyên truyền

10. Ông/bà đánh giá như thế nào về hoạt động tuyên truyền, vân động thực hiện chính sách XĐGN ở xã ?

□ Tốt □ Kém

□ Trung bình □ Không có ý kiến Về công tác lập kế hoạch thực hiện XĐGN

10. Ông/bà cho biết ở xã có lập kế hoạch thực hiện XĐGN không? □ Có □ Không

11. Ông/bà có thể cho biết kế hoạch XĐGN của xã được thực hiện theo? □ Kế hoạch hàng tháng □ Kế hoạch hàng quý

□ Kế hoach hàng năm □ Kế hoạch khác 12. Ông/bà cho biết cách lập kế hoạch

101

□ Từ trên xuống □ Từ dưới lên □ Có sự tham gia □ Hình thức khác 13. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch? □ Phù hợp □ Không phù hợp Về nguồn lực thực hiện

14. Nguồn kinh phí thực hiện XĐGN có từ đâu? □ Từ NSNN □ Từ các tổ chức cá nhân □ Từ ngân sách xã □ Từ nguồn khác

15. Theo ông bà kinh phí đó đã là đủ để thực hiện XĐGN ở xã chưa? ...

...

16. Theo ông/bà số lượng và chết lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác XĐGN ở xã đã đạt yêu cầu hay chưa?

□ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu Về tổ chức thực hiện giải pháp giảm nghèo

17. Cách xác định hộ nghèo ở xã ông/bà xã định theo phương thức nào? Có hợp lý không?

... ...

18. Theo ông/bà tổ chức thực hiện XĐGn ở xã đã đến đúng đối tượng chưa? Việc phân bổ sử dụng nguồn ngân sách đã hiệu quả hay chưa?

... ...

102

của các chương trình XĐGN trên địa bàn xã Tả Lèng? Đánh giá tính phù hợp cho từng chương trình, dự án này.

... ...

Về giám sát đánh giá kết quả các giải pháp, chương trình XĐGN

20. Ông/bà cho biết xã có thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các biện pháp giảm nghèo?

... ...

21. Ông/bà cho biết ban XĐGN có thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của các hộ nghèo không?

... ...

22. Đánh giá của ông bà về kết quả thực hiện một số giải pháp XĐGN của địa phương trong thời gian qua?

□ Tốt □ Trung bình □ Kém □ Không ý kiến

23. Ông/bà cho biết những sai phạm thường gặp khi thực hiện các chương trình XĐGN ở địa bàn xã Tả Lèng? ... ... Sử lý thế nào? ... ...

103

24. Theo ông/bà định mức hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo như vậy đã phù hợp chưa?

... ...

Cần thay đổi gì cho phù hợp?

...

25. Đánh giá chung của ông/bà về tình hình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Tả Lèng, huyện Tam Đường , tỉnh Lai Châu.

□ Tốt □ Trung bình □ Kém □ Không ý kiến

26. Định hướng cho giải pháp giảm nghèo thời gian tới của địa phương? ...

27. Ông/bà có kiện nghị gì với cấp trên về việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo tại địa phương được tốt hơn không?

...

Xin chân thành cảm ơn ông/bà!

Xác nhận của cán bộ điều tra người điều tra

(Ký và ghi rõ họ tên) ( ký và ghi rõ tên )

104

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN XÃ TẢ LÈNG

(hộ)

Phiếu số: ...

Ngày phỏng vấn: Ngày...tháng...năm 2020

Bản ...xã Tả Lèng - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu I. Một số th ng tin cơ bản

1. Họ và tên chủ hộ:... Tuổi chủ hộ:...Giới tính:...( nam/ nữ) Trình độ học vấn:... Thành phần dân tộc:... Xóm:... Loại hộ: Nghèo □ Cận nghèo □ Khá □

Loại nhà ở: Nhà tạm □ Cấp 4 □ Kiên cố □

Ngành nghề chính: Nông, lâm thủy sản □ Công nghiệp □ TM-DV □ Nhà nước □ Khác □

2. Tình hình nhân khẩu : Lao động của hộ

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)