Thu nhập của hộ và mức độ nghèo đói

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 75)

4.1.1.1 Mức độ nghèo đói

a, Khái quát chung

- Tổng quan về tình hình nghèo đói tại tỉnh Lai Châu những năm qua:

Đầu năm 2016, tỉnh Lai Châu có tới 6/8 huyện, thành phố là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; 696 thôn bản đặc biệt khó khăn, 23 xã biên giới thuộc các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn. Lai Châu cũng là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước với tỷ lệ lên tới 36,9%. -Giai đoạn 2016 - 2020, tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Lai Châu là hơn 2.344 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng nguồn lực đầy đủ và kịp thời so với nhu cầu để thực hiện từng hoạt động của dự án. Nhờ vậy, tỉnh đã triển khai các chính sách như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo và dạy nghề, nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo; hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội...

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư mới thêm 62 công trình, duy tu bảo dưỡng 56 công trình đường giao thông nông thôn, thủy lợi, trường lớp học thuộc các huyện nghèo; hỗ trợ khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho gần 118.600 hộ; hỗ trợ khai hoang tạo nương rẫy cố định cho 170 hộ; hỗ trợ 167 dự án phát triển sản xuất; nhân rộng 22 mô hình giảm nghèo trên địa bàn các huyện, thành phố...

53

đường giao thông nông thôn; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm, 93% số hộ ở nông thôn được sử dụng điện lưới; tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 84%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,9%. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 90% số thôn, bản có đường giao thông nông thôn; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm, 93% số hộ ở nông thôn được sử dụng điện lưới; tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 84%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,9%.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác giảm nghèo ở Lai Châu hiện vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc. Tỷ lệ hộ nghèo mặc dù giảm nhưng kết quả vẫn chưa thực sự bền vững, có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các dân tộc; số hộ tái nghèo và nghèo phát sinh còn cao; nhiều hộ thoát nghèo lại rơi vào hộ cận nghèo; nguồn lực cho công tác giảm nghèo còn hạn chế. (https://baodansinh.vn/lai-chau-ty-le-ho-ngheo-giam-trung-binh-507-nam- 20200817061647162.htm)

Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác cò hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tìn trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam

54

thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển.

Từ thực trạng đói nghèo của toàn tỉnh cũng như tiếp nối những thành công và mục tiêu XĐGN cuả tinh Lai Châu đề ra các cấp ủy cán bộ và nhân dân xã Tả Lèng đã cùng chung sức vào đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo tại xã.

- Khái quát chung về mức độ nghèo đói của xã: Trong những năm gần đây phong trào xoá đói giảm nghèo của xã Tả Lèng đã được các cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành và các đoàn thể rất quan tâm. Để tập trung nguồn lực, triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả các giải pháp. Đảng bộ xã Tả Lèng xác định: Công tác xoá đói giảm nghèo là một mục tiêu rất quan trọng, các cấp các ngành của huyện phải coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết, cần phải tập trung giải quyết và phải xây dựng thành mục tiêu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đói nghèo là một trong những vấn đề nổi cộm luôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm tại các vùng miền trong cả nước nói chung và địa bàn xã Tả Lèng nói riêng. Đặc biệt là trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công cuộc XĐGN tại địa bàn. Tuy nhiên, công cuộc XĐGN vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Xã Tả Lèng trong những năm gần đây đã có những bước chuyển mình rõ rệt về đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội nhưng xã vấn còn là xã nghèo với tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao cụ thể bảng 4.1:

Bảng 4.1. Tình hình nghèo đói trên địa bàn xã Tả Lèng giai đoạn 2017- 2019

Năm

Nghèo Cận nghèo Số hộ thoát nghèo

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2017 468 57,5 135 16,6 50 37.03 2018 419 50,2 134 16 53 39,5 2019 373 43,8 127 14,9 48 37,8

55

Qua giai đoạn 3 năm 2017- 2019, UBND xã Tả Lèng đã đạt được những thành về XĐGN cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm 57,5% năm 2017 xuống còn 50,2% năm 2018 với mức giảm đáng kể 7,3% vượt mức mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh đề ra cho giai đoạn 2017 – 2019 (6%) là 1,3%, đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã còn 373 hộ với tỷ lệ nghèo là 43,8% với mức giảm đáng kể xét trong giai đoạn 2017 – 2019 giảm 13,7% đó là một trong những thành quả lớn của cấp ủy cán bộ và người dân xã Tả Lèng, phản ánh sự quyết tâm chung sức đồng lòng của người dân nơi đây và phải nói đến sự quan tâm không hề nhỏ của Nhà nước trong XĐGN ở xã. Cũng trong giai đoạn 2017- 2019 những hộ được xét thoát nghèo liên tục tăng, theo đó là tỷ lệ kết quả xét các hộ thoát nghèo cũng tăng lên, cụ thể: Năm 2017 trên địa bàn xã có 468 hộ nghèo thì có 50 hộ thoát nghèo và có 50/134 số hộ được xét đã thoát nghèo với tỷ lệ là 37,03% thì tính đến năm 2019 số hộ 48 thoát nghèo với tỷ lệ là 37,8% so với năm 2017. b, Các thôn trong xã

Bảng 4.2. Tình hình đói nghèo các bản xã Tả Lèng năm 2019

TT Tên bản Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ cân nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo 1 Thèn Pả 126 31 24,6 38 30,2 2 Tả Lèng Lao Chải 131 53 40,5 19 14,5 3 Hồ Pen 75 26 34,7 9 12

4 Pho lao chải 84 39 46,4 11 13,1

5 Pho Xin Chải 120 56 46,7 7 5,8

6 San Tra Mán 82 30 36,6 16 19,5

7 Lùng Than 90 52 57,8 16 17,8

8 Phìn Ngan Lao Chải 62 34 54,8 2 3,2

9 Phìn Ngan Xin Chải 82 52 63,4 9 11

Tổng 852 373 43,8 127 14,9

56

Qua số liệu ta thấy bảng 4.1, 4.2 ta thấy tỷ lệ hộ nghèo của xã Tả lèng giảm 6,4% từ 50,2 % năm 2017 xuống 43,8% năm 2019. Song tỷ lệ nghèo vẫn ở mức cao với số hộ nghèo lên đến 43,8% tổng số hộ, với những bản vùng sâu thì tỷ lệ còn trên 50% tức là hơn nữa bản là hộ nghèo:

- Tiêu điểm là 3 bản: Phìn Ngang Xin Chải 63,4%, Lùng Than 57,8%, Phìn Ngang lao Chải 54,8% năm 2019

Từ bảng tổng hợp số hộ nghèo năm 2019 có thể thấy mức độ nghèo đói của xã Tả Lèng là bức thiết. Tại sao lại nói như vậy bởi lẽ có tới 100% số bản trong xã đều có hộ nghèo thậm chí bản có tỷ lệ nghèo thấp nhất trong xã có hộ nghèo cũng chiếm tới 24,6%. Ngoài ra, từ bảng ta còn nhận thấy đó là mức độ chênh lệch giàu nghèo giữa các bản là tương đối đáng kể với tỷ lệ nghèo chênh lệch cao(24,6% Bản Thèn Pả với 63,4% bản Phìn Ngang Xin Chải) điều đó cũng là rào cản cho việc phát xây dựng kế hoạch XĐGN của xã và phát triển đồng bộ nền kinh tế xã hội tại đây. Các bản có tỷ lệ nghèo cao là những bản có đường đi lại khó khăn nên việc tiếp cận bà con và tuyên truyền hỗ trợ XĐGN gặp phải nhiều khó khăn.

4.1.1.2 Thu nhập của hộ

a, Thu nhập của hộ 3 bản nghiên cứu: Thu nhập của hộ dân cư là thước đo sự phát triển điều kiện sản xuất cũng như điều kiện sống của họ. Khi thu nhập của hộ thấp thì họ phải đối mặt với những bất lợi về sản xuất, đời sống và cả các vấn đề về bất bình đẳng trong xã hội, họ luôn là những người phải chịu những sự thiệt thòi. Qua điều tra 40 hộ dân trên đại bàn xã Tả Lèng thì thu nhập của hộ chủ yếu từ các lĩnh vực nông nghiệp (trồng rừng, trồng lúa, chăn nuôi), phi nông nghiêp và đi làm thuê.

57

Bảng 4.3. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra

STT

Chỉ tiêu

Bản Pho lao Chải (16) Bản Tả Lèng Lao Chải (12) Bản Hồ pên (12) Giá trị (tr.đ) cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) cấu (%) Giá trị (tr.đ) cấu (%) I Tổng thu nhập hộ/ năm 484,8 100 396,3 100 451 100 1 Nông nghiệp 244,8 50,58 216,3 54,58 225 49,89

2 Phi nông nghiệp 70 14,44 84 21,2 68 15

3 Đi làm thuê và thu

nhập khác 170 35,1 180 45,42 158 35,03 II TNBQ/Hộ/ năm 30,3 33,025 37,58 1 TNBQ nông nghiệp/Hộ/năm 15,3 18,025 18,75 2 TNBQ phi nông nghiệp/Hộ/năm 4.375 7 5,67 3 TNBQ đi làm thuê và các thu nhập khác/ Hộ/năm 10,625 15 13,17

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy thu nhập của các hộ thuộc các bản không có sự chênh lệch rõ ràng: Bản Hồ Pen có thu nhập bình quân/hộ/năm cao nhất với 37,58 triệu đồng/năm và thấp nhất là bản Pho Lao Chải với 30,3 triệu đồng/năm.

Cũng dễ hiểu vì hầu như thu nhập chính của các hộ chủ yếu là từ nông nghiệp, vì địa bàn cách chở nên chủ yếu người dân vẫn tự cung cấp là chủ yếu, trình độ lao động thấp nên số người đi làm thuê ở các bản lên các thành phố lớn làm nhưng chủ yếu là lao động chân tay nên thu nhập của họ không đáng kể mặc dù lực lượng lao động đi làm thuê là khá đông.

58

Thu nhập là thước đo phân chia các nhóm hộ, nó là cơ sở thể phân chia ra thành các chuẩn nghèo hàng năm để đánh giá mức độ nghèo đói của các hộ dân. Trên cơ sở tiêu chí mới về chuẩn nghèo 2016- 2020 thì hộ nghèo ở nông thôn có thu nhập dưới 0,7 triệu đồng/người/tháng và hộ cận nghèo có thu nhập từ 0,71 triệu đồng đến 1 triệu đồng/người/tháng và nhóm hộ còn lại là nhóm hộ có thu nhập khá dựa trên cơ sở đó đi vào thực tiễn của địa phương ta phân chia ra thành các nhóm hộ: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, và hộ có thu nhập khá.

Bảng 4.4. Tình hình thu nhập của các nhóm hộ điều tra

Stt Chỉ tiêu Hộ khá (08) Hộ cận nghèo (20) Hộ nghèo (12) Giá trị (tr.đ) TNBQ /Hộ/n ăm (tr.đ) cấu (%) Giá trị (tr.đ) TNB Q/Hộ /năm (tr.đ) cấu (%) Giá trị (tr.đ) TNB Q/Hộ /năm (tr.đ) cấu (%) I Tổng thu nhập hộ/năm 560 70 100 900 45 100 180 15 100 1 Nông nghiệp 269 33,63 48,04 630 31,5 70 121 10,08 67,22

2 Phi nông nghiệp 240 30 42,86 210 10,5 23,34 10 0,83 5,56

3 Thu nhập khách 51 6,4 9,12 70 3,5 7,78 49 4,08 27,22

II TNBQ/hộ/năm 70 45 10,08

1 Số khẩu (người) 32 95 71

2 TNBQ/khẩu/tháng 1,46 0,79 0,14

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Với những thống kê đã điều tra và bảng hỏi 40 hộ những năm trước thì có tới 13 hộ trên tổng số 40 hộ nghiên cứu là hộ nghèo nhưng trong những năm gần đây dưới những sự hộ trợ từ các chương trình, dự án XĐGN đã có 11 hộ thoát nghèo, cụ thể bao gồm 10 hộ thoát nghèo lên cận nghèo và 01 hộ thoát nghèo trở thành hộ có thu nhập khá. Cụ thể từng nhóm hộ:

Hộ khá có thu nhập khá cao bình quân trên/hộ/năm 70 triệu đồng chủ yếu là sản xuất nông nghiêp chăn nuôi quy mô nhỏ và có hiệu quả kèm theo các nhóm hộ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận cao, trong 8 hộ khá có 01 hộ đã thoát nghèo từ việc chuyển đổi hình thức sản xuất và sự hỗ trợ từ các chương trình XĐGN của xã những năm qua (hộ ông Vàng A Páo nhập trên 63,63 triệu đồng/hộ) công tác XĐGN tại địa bàn xã.

59

Hộ cận nghèo có thu nhập tương đối song vẫn ở mức thấp với thu nhập 45 triệu đồng/hộ/năm, ở nhóm hộ cận nghèo hình thức sản xuất chủ yếu của hộ là nông nghiệp và đi làm thuê nhưng do việc nguồn vốn, điều kiện sản xuất và đất sản xuất thiếu thốn cộng thêm việc thiếu kinh nghiệm sản xuất và số khẩu trong hộ lớn nên việc sản xuất thu nhập của hộ vẫn càn hạn chế.

Hộ nghèo là nhóm hộ có thu nhập thấp 15 triệu đồng/hộ/năm với mức thu nhập bình quân trên khẩu dưới 0,4 triệu đồng/tháng, họ chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính (100% số hộ nghèo) và đi làm thuê do việc thiếu nguồn lực sản xuất, số khẩu đông, kinh nghiệm sản xuất thiếu,...thu nhập không đủ chi tiêu và phục vụ cho cuộc sống, nên các hộ trong nhóm hộ nghèo luôn trong tình trạng “Bóc ngắn cắn dài” (Điều tra và xử lý số liệu, 2019).

Nhìn chung, theo số liệu của bảng 4.4 ta có thể thấy được thu nhập giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau lớn về thu nhập giữa các nhóm hộ: Hộ nghèo, cận nghèo và hộ khá. Từ bảng số liệu ta có thể thấy thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo chủ yếu là từ nông nghiệp và làm thuê xấp xỉ 80% thu nhập từ nông nghiệp ở nhóm hộ cận nghèo và xấp xỉ 78% ở nhóm hộ nghèo, ngoài ra thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo từ đi làm thuê là chủ yếu nhưng trình độ chuyên môn và chủ yếu là lao động chân tay nên có thu nhập chưa cao cụ thể như thu nhập từ đi làm thuê của nhóm hộ nghèo chiếm tới 27% thu nhập hàng năm và hộ cận nghèo là 7,78%; Só sánh với nhóm hộ khá thì nguồn thu nhập từ nông nghiệp là chủ yếu với 48,04%, tuy nhiên ở nhóm hộ này thì họ đã có sự chuyển đổi hình thức sản xuất trong nội bộ ngành về cây trồng và vật nuôi cộng thêm điều kiên vật chất kỹ thuật, chuyên môn canh tác tốt hơn nên đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn; ở nhóm hộ có thu nhập khá thì ngoài sản xuất nông nghiệp. Bình quân thu nhập/hộ/năm của các nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với các nhóm hộ khá và cận nghèo, nhóm hộ nghèo có bình quân thu nhập của khẩu/tháng chỉ bằng xấp xỉ 7/73 thu nhập của

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)