Xóa đói giảm nghèo trên thế giới

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33 - 39)

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, xóa bỏ tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng xã hội không còn là mục tiêu của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thế giới. Để giải quyết tận gốc sự đói nghèo, biện pháp duy nhất là phát triển kinh tế. Tuy nhiên phát triển và tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng đi kèm với công bằng xã hội. Để kết hợp hài hòa hai mục tiêu này và tiến đến xóa đói giảm nghèo thì cần có vai trò điều tiết của Nhà nước. Để lựa chọn con đường và giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển, nhất là phát triển bền vững đang là mối quan tâm của các quốc gia, dân tộc. Sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội, về hệ tư tưởng, truyền thống, đặc điểm văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, khiến cho việc lựa chọn mô hình và giải pháp phát triển cũng khác nhau.

2.2.1.1 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Chính phủ Hàn Quốc không chú ý đế việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùngđô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm, chính phủ không thể kiểm soát nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị - xã hội. Để ổn định tình hình chính trị - xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các chính sách kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và

21

một chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản:

- Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ nông dân vay.

- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao. - Thay giống lúa mới có năng suất cao.

- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp nhà ở.

Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân các thành phố lớn để kiếm việc làm. chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn.

Tóm lại, Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn, có như vậy mới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn định và bền vững cho nền kinh tế (La Hoàn, 2013)

2.2.1.2 Bài học từ Trung Quốc

Ngay từ khi Đại Hội Đảng XII của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1984, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhung cái chính là cải cách cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Mục đích của nó là làm thay đổi các quan hệ chính trị, kinh tế ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng về tài chính đã đè quá nặng lên những người nghèo khổ ở nông thôn trong nhiều năm qua, phục hồi ngành sản xuất nông nghiệp.

22

Năm 1985 ông Đặng Tiểu Bình đã nói: "Sự nghiệp của chúng ta sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không có sự ổn định ở nông thôn..". Sau khi áp dụng một loạt các chính sách cải cách kinh tế ở khu vực nông thôn, Trung Quốc đã thu được những thành tựu đáng kể, đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong thể chế chính trị, thay đổi về căn bản về cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi phương thức quản lý, thay đổi căn bản phương thức phân phối, phân phối theo lao động đóng vai trò chính, và Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết cuả Nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trong những năm Trung Quốc thực hiện chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường thì sự phân hoá giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt trong xã hội. Do chính sách mở cửa nền kinh tế, các thành phố lớn thì tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp, tuy có phát triển một số nhà máy công nghiệp ở một số vùng nông thôn, song vùng giàu có thì ngày càng giàu có, vùng nghèo đói thì vẫn nghèo đói, nhất là vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục tình trạng nghèo khổ cho khu vực nông thôn chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, trong đó có các giải pháp về tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng định canh, định cư, khu dân cư mới, chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể cho nền kinh tế - xã hội Trung Quốc trong những năm qua (La Hoàn, 2013).

2.2.1.3 Bài học từ Đài Loan

Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NIES), nhưng là 1 nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt trẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (mặc dù Đài Loan không có các điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực) đó là chính phủ Đài Loan đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển kinh tế -xã hội như:

23

- Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang thêm những nghành sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 91% số trang trại, sản xuất thuần nông chiếm 90%. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động, ttrong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.

- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá nông thôn góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao động nhàn rỗi của khu vực nông nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí được nâng lên và điều kiện sống được cải thiện,Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,2%/năm(1950) xuống còn 1,5%/năm(1985). Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đầu tư thích đáng (La Hoàn, 2013).

2.2.1.4 Bài học từ Braxin

Lập quỹ hỗ trợ cho các gia đình nghèo nhất: Ở Braxin, Quỹ gia đình (Bolsa Familia) được chính phủ của tổng thống Luiz Inacio Lulu da Silva

24

thiết lập vào năm 2003 nhằm cung cấp một khoản lương cơ bản cho 7,5 triệu gia đình nghèo nhất của Braxin (tương đương với 30 triệu dân). Mục đích của Quỹ là cung cấp một mức thu nhập hàng tháng tính theo đầu người là dưới 100 reai/người/tháng ho 11,2 triệu gia đình (bằng một phần tư dân số Braxin) cho đến cuối năm 2006. Đây là chương trình lớn nhất của một thế hệ mới các chương trình xã hội ở châu Mỹ La tinh, được gọi là các kế hoạch trợ cấp tiền mặt có điều kiện. Mục tiêu của các kế hoạch này là giảm tình trạng nghèo của ngày hôm nay, trong trường hợp của Braxin là bằng cách trợ cấp tới mức 95 reai mỗi tháng cho các gia đình nghèo (các chính quyền tiểu bang và địa phương có thể tăng thêm mức lương trên tùy theo khả năng tài chính của các chính quyền này) và ngăn chặn tình trạng tái nghèo trong tương lai bằng cách ràng buộc nhiều điều kiện cho việc trợ cấp tiền mặt này: những người thụ hưởng phải cho con họ đi tiêm ngừa, đến bệnh viện để theo dõi tình hình sức khoẻ của chúng, và cho chúng tiếp tục đi học.

Bộ máy hành chính hiệu quả: Sự thành công của các kế hoạch mới này nhờ có một bộ máy hành chính điều hành có hiệu quả. Ở Braxin, cơ cấu liên bang bao gồm: 5.561 đơn vị quận huyện tự trị, việc thiết lập quĩ Bolsa Familia ở đây không đơn giản. Ban đầu, tổng thống Lula gây rối rắm nhiều hơn là củng cố quỹ. Ông tạo ra hai bộ chống nghèo đói và chương trình trợ cấp tiền mặt có điều kiện khác nữa. Bị chỉ trích nặng nề, chính phủ Braxin phải suy nghĩ lại cách làm của mình ở bốn chương trình trợ cấp tiền mặt có điều kiện, được họp lại thành ra quỹ Bolsa Familia. Bộ phát triển xã hội được thiết lập để điều hành quỹ. Một quan chức của chính quyền đã cho biết là thời kỳ chuyển tiếp của quỹ rất lộn xộn. Người ta quên đi việc kiểm tra chất lượng. Các kiểm toán nhà nước và giới truyền thông đã phát hiện có sự gian lận trong phân phối các khoản tiền và có sự chểnh mảng trong việc theo dõi các điều kiện ràng buộc. Với hàng triệu người hưởng thụ ghi tên vào danh sách và quyền lợi tăng lên gấp 3 lần số tiền 65 reai, quĩ Bolsa Familia có vẻ như muốn

25

được lòng dân hơn là một chính sách xã hội, với một đội ngũ công chức chuyên nghiệp phụ trách và có sự cố vấn của Ngân hàng Thế giới - nơi cho vay 572 triệu đôla để giúp mở rộng và cải thiện quỹ. Quỹ Bolsa Familia tự điều chỉnh lại các hoạt động của mình. Theo đó, các cơ quan cấp liên bang, cấp quận, huyện, các tổ chức phi chính phủ cùng chính những người thừa hưởng đều tham gia vào việc điều hành quỹ. Nhiệm vụ của họ là bắt đầu hướng đến mục tiêu và nhận diện chính xác người thụ hưởng. Nhưng Bộ Phát triển xã hội của Braxin mới là cơ quan quyết định ai trong số họ xứng đáng được hưởng khoản tiền đó. Người thụ hưởng đó sẽ rút tiền qua một thẻ điện tử tại chi nhánh ở địa phương của ngân hàng nhà nước. Thông qua các danh sách duy nhất này, chính quyền có thể kiểm tra xem ai xứng đáng nằm trong danh sách này. Những người được coi là không xứng đáng là vì họ không thuộc diện gia đình nghèo đói hoặc họ được một số người có quyền thế ở địa phương ban cho cái đặc ân là tên của họ được ghi danh vào danh sách này để đổi lấy lá phiếu ủng hộ trong các kỳ bầu cử tới. Theo hợp đồng mới với chính phủ liên bang thì các chính quyền địa phương phải thành lập các “hội đồng xã hội” gồm các quan chức ở địa phương và đại diện của các tổ chức chính phủ để theo dõi việc thực thi quỹ. Các chính quyền địa phương cũng được cấp ngân sách để cập nhật các danh sách duy nhất tại địa phương. Qua chương trình chuyển giao tiền mặt có điều kiện này, chính phủ Braxin cũng tranh thủ với các gia đình thụ hưởng, buộc họ phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc kèm theo để khỏi bị mất số tiền họ nhận được. Chẳng hạn như tất cả trẻ trong gia đình đều phải được đi học, đến lớp đều đặn cho đến khi chúng được 15 tuổi, bằng không gia đình sẽ bị phạt và mức phạt cao nhất là gia đình sẽ mất đi số tiền đã được chuyển giao. Kết quả là số học sinh bỏ học nửa chừng giảm mạnh, và số học sinh đăng ký theo học bậc trung học tăng lên khả quan (La Hoàn, 2013).

26

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã tả lèng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)