Nghèo do rất nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, bao gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan
2.1.5.1 Nhóm yếu tố khác nhau
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Đây không chỉ là do thiên nhiên gây ra ngày càng biến đổi phức tạp khó lường mà nó còn do một phần bàn tay con người gây ra. Việc thiếu ý thức trong bảo vệ rừng là một nguyên nhân điển hình gây ra nhiều lũ quét và lốc xoáy, do tàn phá rừng và môi trường thiên nhiên nên tự nhiên không tuân theo quy luật vốn có của nó nữa. Chính việc này gây ra hiệu quả sản xuấ nông nghiệp tụt giảm đáng kể, không ai khác gánh chịu hẩu quả này đó chính là người nông dân. Khi rơi vào cảnh mất mùa thì người
nghèo lại càng nghèo hơn , bên cạnh đó ngoài sản xuất nông nghiệp họ rất khó chuyển đổi canh tác, một phần là vì địa hình phức tạp và một phần là do khí hậu hạn chế khả năng canh tác của họ. Chính vì vậy người đói vẫn còn tồn tại và một phần do điều kiện tự nhiên gây ra, ( Phan Thị Thảo Lam,2016 ). b. Về cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội
+ Trình độ của người thụ hưởng chính sách, dự án
Các hộ nghèo và hộ cận nghèo là đối tượng của chính sách và các dự án hướng tới vừa là người thực hiện vừa là người được thụ hưởng chính sách, dự án giảm nghèo ở địa phương. Sự nhận thức về các dự án, chính sách của người dân là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho dự án, chính sách được thực hiện. Việc đưa dự án vào có đảm bảo hay không là do các hộ có hiệu chấp nhận và thực hiện đúng theo yêu cầu dự án đưa ra hay không? Các hộ chỉ thực hiện dự án khi họ nhận thức được rằng việc thực hiện và tuân theo các quy trình của dự án sẽ mang lại lợi ích cho bản thân những hộ và gia đình
18
được thụ hưởng chính sách của dự án mang lại. Bên cạnh đó trình độ kỹ năng sản xuất, tình trạng kinh tế của các hộ thụ hưởng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của dự án. Nếu các hộ có trình độ, kỹ năng và kiến thức thì việc thực hiện và triển khai dự án sẽ thuận lợi hơn trong việc thực thi và ảnh hượng đến kết quả của dự án.
+ Nguồn lực người thụ hưởng chính sách, dự án
Nguồn lực của hộ nghèo bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực, nguồn lực của họ quyết định đến việc phân bổ thực hiện dự án. Sự tham gia của người dân có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện và kết quả của các dự án. Các đóng góp và sự hợp tác của người dân có thể mang lại những điều kiện tích cực thúc đẩy sự thực thi chính sách được hiệu quả.
Nhà nước có nhiều chủ trương, nhiều dự án lớn đẩy lùi đói nghèo, tuy nhiên không chỉ vậy là hết nghèo, trong thực tế dựa vào sự hỗ trợ từ Nhà nước , từ đó nảy sinh tâm lý ỷ lại, thiếu quyết tâm thoát nghèo nên việc thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn.
b. Cơ chế chính sách, dự án giảm nghèo
Đối với bất cứ một chính sách, dự án nào cũng có hai mặt của nó. Nếu cơ chế chính sách, dự án tốt và phù hợp thì sẽ làm giảm nghèo đói, cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của người dân. Nếu cơ chế, chính sách , dự án không phù hợp có thể gây tác động xấu đến đời sống người dân, làm cho tinh thần nghèo đói càng nghiêm trọng hơn.
c. Công tác tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo
Do đặc trưng của các chương trình, chính sách và dự án thường trên phạm vi rộng và đối tượng thụ hưởng rất lớn nên công tác tổ chức thực hiện có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công và hiệu quả của việc thực hiện giải pháp giảm nghèo. Có tổ chức thực hiện tốt thì những hỗ trợ của nhà nước mới đến được với người dân, mới giải quyết được những khó khăn mà người dân gặp phải. Ngược lại, việc tổ chức thực hiện không tốt dẫn đến những kết quả
19
xấu, làm giảm hiệu quả việc thực hiện các giải pháp nghèo, gây lãng phí đồng vốn của nhà nước và nguồn lực của xã hội.
d. Năng lực của cán bộ thực thi chính sách, dự án giảm nghèo
Năng lực của cán bộ là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả công việc. Nếu như cán bộ thực thi tốt, chủ động linh hoạt sáng tạo thì sẽ hỗ trợ đúng đối tượng đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn thì sẽ đạt được kết quả cao. Còn ngược lại, nếu năng lực thực thi của cán bộ còn hạn chế thụ động, kém linh hoạt thì mặc dù mục tiêu của chính sách, dự án rất tốt, chủ trương hết sức đúng đắn nhưng vẫn chưa làm thỏa mãn được nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Vì vậy năng lực của cán bộ tổ chức thực thi chính sách, dự án có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực thi chính sách, dự án. Tuy nhiên một số cán bộ cũng không thể phát huy được năng lực của mình nếu như môi trường làm việc không phù hợp hoặc không có động lực để phát huy. Năng lực của cán bộ thực thi chính sách, dự án bao gồm nhiều yếu tố: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tuổi tác, sức khỏe, giới tính.
- Trình độ học vấn: Cán bộ thực thi có trình độ học vấn cao thường có thể tiếp cận nhanh hơn với các thông tin kiến thức phục vụ tốt cho quá trình thực thi chính sách, dự án cũng như công việc của họ.
- Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của cán bộ gắn liền với công việc chuyên môn của cán bộ đảm nhận. Nhìn chung cán bộ có chuyên môn càng cao sẽ có năng lực đảm nhận công việc tốt hơn cán bộ khác.
- Tuổi tác, số năm kinh nghiệm làm việc: nó ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực của cán bộ thực thi chính sách, dự án và kết quả công việc. Cán bộ càng có nhiều năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực hoạt động sẽ có năng lực hơn cán bộ khác và dễ dàng thành công hơn trong công việc.
- Giới tính và sức khỏe: Cán bộ thực thi chính sách với đặc điểm công việc được triển khai trên phạm vi rộng, có những cán bộ thường xuyên phải xuống cơ sở và thống nhất làm việc theo thời gian hành chính, do đó nam giới
20
thường có ưu thế hơn nữ giới trong hầu hết các công việc như vậy. Mặt khác, khi tiếp xúc với nhóm ảnh hưởng của người dân đôi khi phụ nữ lại có ưu thế hơn bởi sự khéo léo và tinh tế sẵn có.