a. Thuộc về cơ chế chính sách, dự án giảm nghèo
Nước ta có nhiều văn bản quy định và chính sách về giảm nghèo dấn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét. Sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo( về đối tượng, nội dung, địa bàn,...) là một thực tế và đang trở thành một yếu tố cản trợ hiệu quả thực hiện các chính sách và mục tiêu giảm nghèo. Nguyên nhân là do chưa có sự phân định rõ ràng trong thiết kế các chương trình, dự án. Các chính sách được nhiều bộ, ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ, dấn đến có sự chồng chéo. Số lượng chính sách ban hành nhiều, khó kiểm soát, theo đó một số
đối tượng bị chi phối, tác động cùng lúc bởi nhiều chính sách, ví dụ như: 2 hộ là đối tượng hộ nghèo, có cùng trên 1 xã, được hưởng một chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng các mức hỗ trợ các nhau do đối tượng thụ hưởng từ các chương trình khác nhau như chương trình 30a, chương trình 135,.. sự chồng chéo về chính sách tuy không chồng chéo về nguồn lực, nhưng đã dấn đến sự dàn trải nguồn lực đầu tư, trong khi khả năng bố trí ngân sách của nhà nước còn hạn chế.
b. Thuộc về công tác tổ chức thực hiện giảm nghèo
Có quan điểm thường các chính sách thì tốt nhưng tổ chức quản lý và thực hiện đôi khi còn chưa tốt. Điều đó cũng đúng khi thực hiện chính sách giảm nghèo, để thực hiện chính sách giảm nghèo cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan với nhau và thực tế khâu này ở xã Tả Lèng còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém, nhiều hộ sau 3 năm thực hiện chính sách giảm nghèo vẫn chưa thoát nghèo. Vì vậy việc triển khai thực hiện tốt là khâu then chốt để nâng cao hiệu quả chính sách.
87
c. Thuộc về nhận thức của đối tượng hưởng thụ chính sách
Đối tượng hưởng thụ chính sách là một yếu tố quan trong đến quá trình thực hiện chính sách. Nhất là các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp- chính sách hướng đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các hộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay nhận thức của người dân về vấn đề giảm nghèo còn thấp, bản thân người nghèo không có ý thức vươn lên trong cuộc sống đang còn tư tưởng ỷ lại vào các cấp trên, nhà nước. Họ thiếu quyết tâm thoát nghèo, khi nhận được sự hỗ trợ thì lại dùng không đúng mục đích. Nguyên nhân khiến nhận thức của người dân kém là do trình độ học vấn của người dân còn hạn chế, phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu, tuyên truyền chính sách đến người dân còn hạn chế, làm cho hiểu biết của người dân về chính sách còn thấp.
Do gia đình đông người ăn, đẻ nhiều, thiếu lao động không có điều kiện phát triển sản xuất, thu nhập thấp, ăn uống thiếu thốn dẫn đến ốm đau bệnh tật, trẻ em suy dinh dưỡng.
Trong tất cả các hộ đói nghèo thì mỗi hộ đều có một nguyên nhân khác, nhưng cơ bản tập trung ở một số nguyên nhân chính đó là: thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, đông con,.. trong đó nguyên nhân nào cũng có sự ảnh hưởng trực tiếp và khác nhau dẫn đến tình trạng đói nghèo của người dân.
d. Thuộc về Năng lực của cán bộ thực thi chính sách, dự án giảm nghèo Năng lực của cán bộ là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả công việc. Nếu như cán bộ thực thi tốt, chủ động linh hoạt sáng tạo thì sẽ hỗ trợ đúng đối tượng đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn thì sẽ đạt được kết quả cao. Còn ngược lại, nếu năng lực thực thi của cán bộ còn hạn chế thụ động, kém linh hoạt thì mặc dù mục tiêu của chính sách, dự án rất tốt, chủ trương hết sức đúng đắn nhưng vẫn chưa làm thỏa mãn được nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
88
Nhiều khi việc thuyên chuyển phòng ban trong UBND xã là việc thường xuyên nên có những lúc có những cán bộ không đúng chuyên môn, vấn đề này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo do cán bộ không hề có kinh nghiệm hay kỹ năng thực hiện chính sách, dự án làm quá trình trở nên khó khăn và khó thực hiện hơn.