Cao trình đỉnh bến được xác định theo 2 tiêu chuẩn
2.1.2.1. Tiêu chuẩn chính
Đỉnh = Hp= 50% + a
Trong đó:
Hp 2,0 + 2 = 4,0 (m)
2.1.2.2. Tiêu chuẩn kiểm tra
Đỉnh = Hp= 1÷5% + a’
Trong đó:
Hp= 1÷5% - Cao trình mực nước ứng với tần suất 1÷ 5% của đường tần suất mực nước: Hp= 1÷5% = +3,6m
a’ - Độ vượt cao của bến: a’ = 1m
Đỉnh = Hp= 1÷5% + a’ =3,6 + 1 = + 4,6 (m)
Chọn Đỉnh = +5.00m
2.1.2.3. Chiều sâu khu nước trước bến
H0 = Hct + z4
Trong đó:
Hct - Chiều sâu chạy tàu
Hct = T + z0 + z1 + z2 + z3
T - Mớn nước tàu chở đầy hàng: T = 5,5m
z0 - Độ dự phòng do sự nghiêng lệch tàu do xếp hàng hóa lên tàu không đều và do hàng hóa bị xê dịch. Theo bảng 6 – 22TCN 207-92 ta có:
Z0 = 0,017.B= 0,017.10,5 = 0,1785 (m)
z1 - Độ dự phòng chạy tàu tối thiểu tính với an toàn lái tàu. Theo bảng 3 – 22TCN 207-92 ta có:
z1 = 0,04.T = 0,04.5,5 = 0,22 (m)
z2 - Dự phòng do sóng. Vì công trình nằm trên vùng có chiều cao sóng trung bình hs < 1m. Theo bảng 4 – 22TCN 207-92 ta có:
z2 = 0
z3 - Dự phòng về tốc độ tính tới sự thay đổ mớn nước của tàu khi chạy so với mớn nước tàu neo đậu khi nước tĩnh. Vì dùng tàu lai dắt nên z3 = 0
z4 - Dự phòng do sa bồi. Lấy phụ thuộc vào mức độ sa bồi dự kiến trong thời gian giữa hai lần nạo vét duy tu nhưng không được nhỏ trị số 0,4m để đảm bảo tàu nạo vét có năng suất
z4 = 0,4m
Như vậy ta có:
Hct = 5,5 + 0,1785 + 0,22 + 0,4 = 6,3 (m)
H0 = 6,3 + 0,4 = 6,7 (m)
2.1.2.4. Cao trình đáy bến
Độ sâu khu nước trước bến được xác định dựa vào độ sâu chạy tàu và độ sâu thiết kế
ĐB = MNTTK – H0
Trong đó:
MNTTK - Cao trình mực nước thấp thiết kế: MNTTK = +0,8m H0 - Chiều sâu thiết kế
§ Ønh bÕn MNCTK MNTTK H Z +Z +Z +Z Z b Hct Ttt TD H 0 1 2 3 4 § ¸y bÕn ĐB = MNTTK – H0 = 0,8 – 6,7 = –5,9 (m) Chọn ĐB = –6 (m)
2.1.2.5. Chiều cao tự do của bến
Chiều cao tự do của bến xác định theo công thức
Htd = Đỉnh – ĐB = 5 – ( –6 ) =11 (m)
2.1.2.6.Chiều dài cầu chính
Chiều dài của bến cho tàu có trọng tải 3.000 DWT được xác định theo công thức sau :
Lb = Lt + d(22TCN207- 92) Trong đó:
+ Lt: chiều dài tàu tính toán, Lt = 80m.
+ d: khoảng cách giữa tàu và điểm cuối đoạn thẳng tuyến bến, tra Bảng8 - TCN207- 9
Với chiều dài tàu nằm trong khoảng 100150m tra được d = 10m. Vậy Lb = 80 + 10 = 90m. Chọn Lb = 90m.
2.1.2.7. Chiều rộng cầu chính
Việc xác định chiều rộng bến phải dựa vào công nghệ khai thác trên bến và sự ổn định của kết cấu. Đây là bến tầu khách nên bến không cần các sàn đỡ công nghệ.
Chiều rộng cầu chính được thiết kế là 6m
2.1.2.8. Chiều dài cầu dẫn
Cầu dẫn nối từ cầu chính vào bờ, căn cứ vào tuyến mép trong cầu chính, tuyến kè bờ quy hoạch. Chiều dài cầu dẫn được thiết kế là 19m
2.1.2.9. Chiều rộng cầu dẫn
Chiều rộng cầu dẫn đảm bảo cho các phương tiện như ô tô, xe nâng vận chuyển thiết bị an toàn. Chọn chiều rộng cầu dẫn là 6m.
2.1.2.10. Khu nước trước bến
2.1.2.10.1. Chiều rộng khu nước
Khu nước cho tàu neo đậu và đi lại thỏa mãn 2 điều kiện sau
Đảm bảo cho tàu đến và rời bến được an toàn và thuận tiện. Khi tàu vào cảng neo đậu thì nhất thiết mũi tàu phải quay về ngược hướng với hướng của dòng chảy. Do đó khu nước trước bến phải đủ chiều rộng cho tàu quay vòng
Ngoài các vấn đề nêu trên khi tàu đỗ ở bến thì chiều rộng của khu nước phải đảm bảo cho các tàu khác qua lại một cách dễ dàng, tuỳ số lượng tàu hay ít mà chiều rộng khu nước được lấy như sau:
BKN = (2÷3)Bt + B
Trong đó
BKN - Chiều rộng khu nước
Bt - Chiều rộng tàu tính toán Bt = 10 m
B - Chiều rộng an toàn khi chạy tàu. Vì tàu đang neo đậu bốc xếp hàng hóa trên bến chỉ có 1 tàu nên B = 0
BKN = (2÷3)Bt + B =( 2÷3)* 10 + 0 = 20 ÷ 30 (m)
Như vậy chọn BKN = 30 (m)
2.1.2.10.2. Chiều dài khu nước
Chiều dài khu nước được xác định theo công thức sau
LKN = Lt + 2d
Trong đó
Lt - Chiều dài tàu tính toán: Lt = 80 (m) d - Khoảng cách dự phòng: d = 20 (m)
LKN = Lt + 2d = 80 + 2*20 = 120 (m)