Từ những ưu điểm, nhược điểm của 2 phương án em thấy phương án 1 có ưu điểm hơn phương án 2. Phù hợp với điều kiện chịu tải trọng và địa chất nơi xây dựng công trình có thể thi công trong nước, đáp ứng về yêu cầu khai thác sử dụng
Như vậy Chọn phương án 1 làm phương án thiết kế kỹ thuật
Chương 4
Thiết kế kỹ thuật phương án chọn.
Phương án chọn là phương án I: kết cấu cầu tàu bệ cọc cao, đài mềm có dầm ngang, dầm dọc và bản mặt cầu trên nền cọc vuông BTCT M400 400x400mm.
4.1. Tính toán cọc cầu chính.
Theo tiêu chuẩn thiết kế TCXD 205-98, sức chịu tải của cọc được kiểm tra theo công thức sau:
Ntt R
(5-1)
Trong đó:
R: sức chịu tải của cọc theo vật liệu.
R = .(mb . Rn . Fb + ma . Ra . Fa) (5-2)
: hệ số phụ thuộc độ mảnh của cọc. mb: hệ số điều kiện làm việc của bê tông:
mb = 0,85 . 0,80 = 0,68
0,85: hệ số điều kiện làm việc khi đổ bê tông theo phương thẳng đứng. 0,80: hệ số điều kiẹn làm việc khi đổ bê tông dưới nước.
ma: hệ số làm việc của cốt thép, ma = 1,0.
Ra: cường độ chịu nén của cốt thép, Ra = 2700 (kG/cm2). Rb: cường độ chịu nén của bê tông M400, Rnb = 245 (kG/cm2). Fa: diện tích chịu nén của cốt thép, Fa = 22,6(cm2)
Fb: diện tích bê tông chịu nén, Fb = 1693,32(cm2). Xác định độ mảnh của cọc theo công thức:
= (4-3)
Trong đó:
lu: chiều dài chịu uốn của cọc, lu = 17,341(m). d: đường kính cọc, d = 0,4m
=
Tra phụ lục 8 xác định được: = 0,54 R = 0,54. ( 0,68 . 245 . 1693,32 + 1 . 2700 . 22,6) = 185288,64 (kG) R = 185,28864(T). * Nội lực tính toán: Ntt = n.nc.md.kn.N + Gc (4-4) Trong đó:
Kn: Hệ số bảo đảm (với công trình cấp III), Kn = 1,15
nc: Hệ số tổ hợp tải trong cơ bản, nc = 1
n: Hệ số vượt tải, n = 1,25 mđ: Hệ số điều kiện làm việc phụ, mđ = 1
N: lực dọc lớn nhất trong cọc lấy từ kết quả giải khung.
N = 53,24(T)
Gc: trọng lượng bản thân cọc.(chiều dài cọc l = 29 (m)
Gc = 18,617 (T)
Ntt = 1,25 . 1 . 1 . 1,15 . 53,24+ 18,617 = 95,15 (T) So sánh Ntt và R ta thấy: Ntt R.
Kết luận: Cọc hoàn toàn chịu được tải trọng khai thác trên bến.