Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và sự phục hồi cảm giác thần kinh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mối LIÊN QUAN GIỮA mức độ DI LỆCH của gãy XƯƠNG hàm dưới và sự PHỤC hồi THẦN KINH XƯƠNG ổ dưới SAU PHẪU THUẬT (Trang 84 - 100)

kinh xƣơng ổ dƣới đánh giá bằng các thử nghiệm lâm sàng

Sự phục hồi cảm giác thần kinh ở trong nghiên cứu này là khi các thử nghiệm lâm sàng đánh giá cảm giác về mức bình thƣờng. Không phục hồi cảm giác thần kinh là khi các thử nghiệm lâm sàng đánh giá cảm giác ở mức độ giảm cảm giác nhẹ, trung bình, nặng hoặc mất cảm giác.

3.5.1.Mối liên quan giữa bên gãy và sự phục hồi cảm giác thần kinh Bảng 3.20: Mối liên quan giữa bên gãy và sự phục hồi cảm giác

Bên gãy Bình thƣờng n(%) Giảm cảm giác n(%) p 1 tuần sau phẫu thuật

Phải 2 (8) 23 (92)

0,660**

Trái 3 (13) 20 (87)

1 tháng sau phẫu thuật

Phải 9 (36) 16 (64)

0,597*

Trái 10 (43,5) 13 (56,5)

3 tháng sau phẫu thuật

Phải 14 (56) 11 (44)

0,971*

Trái 13 (56,5) 10 (43,5)

6 tháng sau phẫu thuật

Phải 17 (68) 8 (32)

0,412*

Trái 13 (56,5) 10 (43,5)

**Phép kiểm Fisher exact test, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05 *Phép kiểm Chi square, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05

Tỉ lệ phục hồi cảm giác thần kinh ở bên trái cao hơn ở bên phải tại thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng sau phẫu thuật. Riêng tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật tỉ lệ phục hồi cảm giác bên phải cao hơn bên trái. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa (p>0,05). Nghĩa là sự phục hồi cảm giác thần kinh 2 bên phải và trái là nhƣ nhau theo thời gian.

3.5.2.Mối liên quan giữa thời gian tiền phẫu và sự phục hồi cảm giác thần kinh Bảng 3.21: Mối liên quan giữa thời gian tiền phẫu và sự phục hồi cảm giác

Thời gian tiền phẫu Bình thƣờng n(%) Giảm cảm giác n(%) p 1 tuần sau phẫu thuật

< 10 ngày 5 (17,9) 23 (82,1)

0,66**

≥ 10 ngày 0 20 (100)

1 tháng sau phẫu thuật

< 10 ngày 15 (53,6) 13 (46,4)

0,019* RR=1,7

≥ 10 ngày 4 (20) 16 (80)

3 tháng sau phẫu thuật

< 10 ngày 20 (71,4) 8 (28,6) 0,012*

RR=2,3

≥ 10 ngày 7 (35) 13 (65)

6 tháng sau phẫu thuật

< 10 ngày 22 (78,6) 6 (21,4)

0,007* RR=2,8

≥ 10 ngày 8 (40) 12 (60)

**Phép kiểm Fisher exact test, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05 *Phép kiểm Chi square, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05

Theo thời gian 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật, nhóm BN thời gian tiền phẫu < 10 ngày có tỉ lệ phục hồi cảm giác thần kinh luôn cao hơn so với nhóm BN thời gian tiền phẫu ≥ 10 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê

chỉ tại thời điểm 1, 3 và 6 tháng sau phẫu thuật (p<0,05) còn tại thời điểm 1 tuần sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.5.3.Mối liên quan giữa việc nhổ RCL 3 và sự phục hồi cảm giác thần kinh Bảng 3.22: Mối liên quan giữa nhổ RCL 3 và sự phục hồi cảm giác

RCL 3 Bình thƣờng n(%) Giảm cảm giác n(%) p 1 tuần sau phẫu thuật

Nhổ 3 (7,3) 38 (92,7)

0,148*

Không nhổ/ Không có 2 (28,6) 5 (71,4)

1 tháng sau phẫu thuật

Nhổ 15 (36,6) 26 (63,4)

0,412*

Không nhổ/ Không có 4 (57,1) 3 (42,9)

3 tháng sau phẫu thuật

Nhổ 22 (53,7) 19 (46,3)

0,445*

Không nhổ/ Không có 5 (71,4) 2 (28,6)

6 tháng sau phẫu thuật

Nhổ 25 (61) 16 (39)

0,696*

Không nhổ/ Không có 5 (71,4) 2 (28,6)

*Phép kiểm Fisher exact test, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05

Tại thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật, tỉ lệ phục hồi cảm giác thần kinh ở nhóm có nhổ RCL 3 luôn thấp hơn so với nhóm không nhổ/ không có RCL 3. Tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghĩa là tỉ lệ phục hồi cảm giác ở 2 nhóm theo thời gian là giống nhau.

3.5.4.Mối liên quan giữa hình thái gãy và sự phục hồi cảm giác thần kinh Bảng 3.23: Mối liên quan giữa hƣớng đƣờng gãy và sự phục hồi cảm giác

Hƣớng đƣờng gãy Bình thƣờng n(%) Giảm cảm giác n(%) p 1 tuần sau phẫu thuật

Thuận lợi 1 (10) 9 (90)

1,000*

Không thuận lợi 4 (10,5) 34 (89,5)

1 tháng sau phẫu thuật

Thuận lợi 4 (40%) 6 (60%)

1,000*

Không thuận lợi 15 (39,5) 23 (60,5)

3 tháng sau phẫu thuật

Thuận lợi 6 (60%) 4 (40)

1,000*

Không thuận lợi 21 (55,3) 17 (44,7)

6 tháng sau phẫu thuật

Thuận lợi 7 (70) 3 (30)

0,722*

Không thuận lợi 23 (60,5) 15 (39,5)

*Phép kiểm Fisher exact test, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05

Tại thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật, tỉ lệ phục hồi cảm giác thần kinh ở nhóm đƣờng gãy thuận lợi thấp hơn nhóm đƣờng gãy không thuận lợi. Ngƣợc lại tại 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật, tỉ lệ phục hồi cảm giác thần kinh ở nhóm đƣờng gãy thuận lợi cao hơn ở nhóm không thuận lợi. Tuy nhiên sự tất cả khác biệt trên đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghĩa là đƣờng gãy thuận lợi và không thuận lợi có tỉ lệ phục hồi cảm giác thần kinh theo thời gian là nhƣ nhau.

Bảng 3.24: Mối liên quan giữa hƣớng di lệch xƣơng tối đa và sự phục hồi cảm giác

Hƣớng di lệch Bình thƣờng n(%) Giảm cảm giác n(%) p 1 tuần sau phẫu thuật

Trên – dƣới 2 (9,5) 19 (90,5)

1,000**

Ngoài – trong 2 (13,3) 13 (86,7)

Gần – xa 1 (8,3) 11 (91,7)

1 tháng sau phẫu thuật

Trên – dƣới 5 (8,3) 16 (91,7)

0,141**

Ngoài – trong 8 (53,3) 7 (46,7)

Gần – xa 6 (50%) 6 (50%)

3 tháng sau phẫu thuật

Trên – dƣới 9 (42,9) 12 (57,1)

0,189*

Ngoài – trong 11 (73,3) 4 (26,7)

Gần – xa 7 (58,3) 5 (41,7)

6 tháng sau phẫu thuật

Trên – dƣới 9 (42,9) 12 (57,1)

0,058**

Ngoài – trong 12 (80) 3 (20)

Gần – xa 9 (75) 3 (25)

**Phép kiểm Fisher exact test, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05 *Phép kiểm Chi square, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05

Tỉ lệ phục hồi cảm giác thần kinh theo thời gian giữa các chiều hƣớng di lệch xƣơng tối đa khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghĩa là xƣơng gãy di lệch tối đa theo hƣớng nào thì sự phục hồi cảm giác thần kinh đều giống nhau.

3.5.5.Mối liên quan giữa mức độ di lệch và sự phục hồi cảm giác thần kinh

Mối liên quan giữa mức độ di lệch ORD và sự phục hồi cảm giác

3.5.5.1.

Bảng 3.25: Mối liên quan giữa mức độ di lệch ORD và sự phục hồi cảm giác

Mức độ di lệch ORD Bình thƣờng n(%) Giảm cảm giác n(%) p 1 tuần sau phẫu thuật

≤ 6 mm 5 (13,9) 31 (86,1)

0,312**

> 6 mm 0 (0) 12 (100)

1 tháng sau phẫu thuật

≤ 6 mm 19 (52,8) 17 (47,2) 0,001**

RR=2,1

> 6 mm 0 (0) 12 (100)

3 tháng sau phẫu thuật

≤ 6 mm 26 (72,2) 10 (27,8) 0,000*

RR=3,3

> 6 mm 1 (8,3) 11 (91,7)

6 tháng sau phẫu thuật

≤ 6 mm 27 (75) 9 (25) 0,004**

RR=3,0

> 6 mm 3 (25) 9 (75)

**Phép kiểm Fisher exact test, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05 *Phép kiểm Chi square, sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05

Tại thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật, tỉ lệ phục hồi hoàn toàn cảm giác thần kinh ở nhóm BN có mức độ di lệch ORD ≤ 6 mm là 13,9% và ở nhóm độ di lệch ORD > 6mm không có sự hồi phục. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tại thời điểm 1 tháng tỉ lệ phục hồi hoàn toàn cảm giác thần kinh ở nhóm BN có mức độ di lệch ORD ≤ 6mm cao hơn ở nhóm độ di lệch ORD > 6mm, sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thông kê (p<0,05). Với RR = 2,1 có thể nói

rằng nguy cơ không hồi phục cảm giác thần kinh ở nhóm ORD > 6 mm cao hơn gấp 2,1 lần nhóm ORD ≤ 6,0 mm

Tại thời điểm 3 và 6 tháng sau phẫu thuật tỉ lệ phục hồi hoàn toàn cảm giác thần kinh ở nhóm BN có mức độ di lệch ORD ≤ 6mm cao hơn ở nhóm độ di lệch ORD > 6mm, sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thông kê (p<0,05). RR tại 3 tháng là 3,3 và tại 6 tháng là 3,0 có thể nói rằng nguy cơ không hồi phục ở nhóm ORD > 6 mm cao hơn nhóm ORD ≤ 6,0 mm gấp 3,3 lần tại 3 tháng và cao hơn gấp 3 lần tại 6 tháng.

Mối liên quan giữa mức độ di lệch bờ dưới xương hàm dưới và sự phục

3.5.5.2.

hồi cảm giác

Bảng 3.26: Mối liên quan giữa mức độ di lệch bờ dƣới và sự phục hồi cảm giác

Mức độ di lệch bờ dƣới Bình thƣờng n(%) Giảm cảm giác n(%) p 1 tuần sau phẫu thuật

≤ 6 mm 5 (13,5) 32 (86,5)

0,576*

> 6 mm 0 (0) 11 (100)

1 tháng sau phẫu thuật

≤ 6 mm 18 (48,6) 19 (51,4) 0,032*

RR=1,8

> 6 mm 1 (9,1) 10 (90,9)

3 tháng sau phẫu thuật

≤ 6 mm 25 (67,6) 12 (32,4) 0,006*

RR=2,5

> 6 mm 2 (18,2) 9 (81,8)

6 tháng sau phẫu thuật

≤ 6 mm 27 (73) 10 (27) 0,011*

RR=2,7

> 6 mm 3 (27,3) 8 (72,7)

Tại thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật, tỉ lệ phục hồi hoàn toàn cảm giác thần kinh ở nhóm BN có mức độ di lệch bờ dƣới ≤ 6mm là 13,5% ngƣợc lại ở nhóm độ di lệch bờ dƣới > 6mm không có sự hồi phục. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật tỉ lệ phục hồi hoàn toàn cảm giác thần kinh ở nhóm BN có mức độ di lệch bờ dƣới ≤ 6mm cao hơn ở nhóm độ di lệch bờ dƣới > 6mm, sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thông kê (p<0,05). Với RR = 1,8 có thể nói rằng nguy cơ không hồi phục cảm giác thần kinh ở nhóm di lệch bờ dƣới > 6 mm cao hơn gấp 1,8 lần nhóm di lệch bờ dƣới ≤ 6,0 mm

Tại thời điểm 3 và 6 tháng sau phẫu thuật tỉ lệ phục hồi hoàn toàn cảm giác thần kinh ở nhóm BN có mức độ di lệch bờ dƣới ≤ 6mm cao hơn ở nhóm độ di lệch bờ dƣới > 6mm, sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thông kê (p<0,05). RR tại 3 tháng là 2,5 và tại 6 tháng là 2,7 có thể nói rằng nguy cơ không hồi phục ở nhóm di lệch bờ dƣới > 6 mm cao hơn nhóm di lệch bờ dƣới ≤ 6,0 mm gấp 2,5 lần tại 3 tháng và cao hơn gấp 2,7 lần tại 6 tháng.

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1.Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu 4.1.1.Giới tính và nguyên nhân chấn thƣơng 4.1.1.Giới tính và nguyên nhân chấn thƣơng

Trong nghiên cứu này nam giới chiếm đa số với 89,6% và cao gấp 8,6 lần nữ giới. Đồng thời tai nạn giao thông là nguyên nhân chính (91,6%) gây ra chấn thƣơng. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong nƣớc và thế giới.

Bảng 4.1: Tỉ lệ nam giới và tỉ lệ TNGT giữa các nghiên cứu

Nghiên cứu Năm Quốc gia Nam giới (%) TNGT (%)

Hoàng Văn Quý 2021 Việt Nam 89,6% 91,6%

T Saravanan [63] 2020 Ấn Độ 88% 72%

Maher M. Abosadegh [10] 2019 Malaysia 82,2% 83,1%

Carolina Sbordone [65] 2019 Ý 67,9% 27,2%

Blair S York [80] 2019 New Zealand 75,1% 6%

Trần Huỳnh Lê [3] 2017 Việt Nam 89,1% 85,9%

Trần Thị Thủy Tiên [6] 2017 Việt Nam 81% 86,2%

Neel Patel [55] 2016 Mỹ 82,5% 6,8%

Nguyễn Văn Tuấn [8] 2012 Việt Nam 76% 90%

Phạm Văn Liệu [4] 2011 Việt Nam 81,9% 73,2%

Dựa vào kết quả của nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác trong nƣớc đƣợc trình bày ở Bảng 4.1 đã góp phần xác định TNGT là nguyên nhân chính gây ra chấn thƣơng gãy XHD nói chung và gãy góc hàm nói riêng tại Việt Nam. Điều này có thể lý giải bởi nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển với một số lƣợng xe gắn máy khổng lồ di chuyển chen chúc cùng nhiều loại xe nhƣ xe tải, xe buýt, xe oto con, xe 3 bánh, xe đạp trong khi những con đƣờng thì chật hẹp, xuống cấp nên rất dễ gây ra tai nạn cho ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông. Đi kèm với kinh tế chƣa phát triển là trình độ văn hóa còn thấp dẫn đến ý thức chấp hành luật giao thông kém, sử dụng rƣợu bia khi lái xe, tụ tập đua xe trái phép… đều góp phần tăng số lƣợng các vụ tai nạn giao thông. Những đặc điểm trên không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn đúng cho các nƣớc đang phát triển khác, theo nghiên cứu của Maher M. Abosadegh và cs (2019) ở Malaysia thì TNGT chiếm 83,1%, theo T Saravanan và cs (2020) ở Ấn Độ thì TNGT chiếm 72%... Trái lại nguyên nhân chính gây chấn thƣơng có sự khác biệt rõ ràng ở các nƣớc đã phát triển, nhƣ ở Mỹ theo Neel Patel và cs (2016) thì TNGT chỉ chiếm 6,8% trong khi ẩu đả là nguyên nhân chính chiếm 85,4%. Tƣơng tự ở New Zealand theo Blair S York và cs (2019) thì tỉ lệ TNGT là 6%, tỉ lệ ẩu đả chiếm 38%, ở Ý theo Carolina Sbordone và cs (2019) thì tỉ lệ TNGT là 27,2% còn tỉ lệ ẩu đả là 30,4%…. Giải thích cho việc TNGT không còn là nguyên nhân chính gây ra chấn thƣơng hàm mặt là do ở các nƣớc đã phát triển thì xe hơi cá nhân, xe buýt, tàu điện ngầm trở thành phƣơng tiện chính khi di chuyển, những phƣơng tiện này có mức độ bảo vệ con ngƣời cao, giảm thiểu va đập trong khi xe máy không có gì bảo vệ ngƣời lái và ngƣời ngồi sau, nên khi va chạm với quán tính lao về phía trƣớc thì phần đầu mặt có xu hƣớng va chạm với mặt đất hay phƣơng tiện đối diện gây ra chấn thƣơng hàm mặt.

Dù ở Việt Nam, các nƣớc đang phát triển hay ở các nƣớc đã phát triển, tỉ lệ nam giới bị chấn thƣơng luôn cao hơn nữ giới (Bảng 4.1). Điều này có thể do tính cách của nam giới thƣờng chủ quan, lái xe với tốc độ cao, đua xe, vƣợt ẩu, không chấp hành luật giao thông, uống rƣợu bia khi lái xe… Đồng thời với tính hiếu thắng và nóng nảy thì những cuộc ẩu đả của nam giới xảy ra thƣờng xuyên hơn nữ giới.

Những yếu tố trên giải thích vì sao chấn thƣơng hàm mặt luôn có tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới.

4.1.2.Tuổi

Trong nghiên cứu này, nhóm tuổi 18-30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 68,8%, nhóm tuổi 31 – 40 tuổi đứng thứ 2 chiếm tỉ lệ 14,5%, thấp nhất là nhóm tuổi >50 tuổi chỉ chiếm 6,2%. Tỉ lệ này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.

Bảng 4.2: Nhóm tuổi thƣờng gặp chấn thƣơng giữa các nghiên cứu

Nghiên cứu Năm Quốc gia Tổng số BN Nhóm tuổi thƣờng gặp (%)

Hoàng Văn Quý 2021 Việt Nam 48 18 – 30 (68,8)

Trần Huỳnh Lê [3] 2017 Việt Nam 503 21 – 30 (41,9)

Trần Thị Thủy Tiên [6] 2017 Việt Nam 442 21 – 30 (37,8)

Nguyễn Văn Tuấn [8] 2012 Việt Nam 51 20 – 30 (54,4)

Phạm Văn Liệu [4] 2011 Việt Nam 403 21 – 30 (41,6)

Nguyễn Thị Kim Khôi [2] 2011 Việt Nam 314 21 – 30 (59,2)

T Saravanan [63] 2020 Ấn Độ 50 20 – 30 (36)

Blair S York [80] 2019 New Zealand 1535 16 – 30 (43,5)

Neel Patel [55] 2016 Mỹ 103 21 – 30 (40,8)

Arif Rashid [60] 2013 Anh 1261 20 – 29 (39)

Từ kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đƣợc trình bày ở Bảng 4.2 thấy đƣợc rằng nhóm tuổi 21 – 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất từ 40 – 60% trong

gãy xƣơng hàm dƣới. Nhóm tuổi 21 – 30 tuổi là nhóm tuổi chính trong học tập, lao động sản xuất và tích cực tham gia các hoạt động xã hội nên thƣờng xuyên tham gia giao thông. Nhóm tuổi 31 – 40 tuổi trong nghiên cứu này (Biểu đồ 3.2) chiếm tỉ lệ thứ 2 (14,5%) tƣơng tự nghiên cứu của Trần Huỳnh Lê là 22,3%, Trần Thị Thủy Tiên là 21,7%, Neel Patel và cs tại Mỹ là 24,3%, Arif Rashid và cs tại Anh là 20%... đây cũng là nhóm tuổi lao động sản xuất chính, tham gia nhiều ngành nghề và cũng thƣờng xuyên tham gia giao thông. Nếu gộp 2 nhóm tuổi thành nhóm tuổi 21 – 40 tuổi sẽ chiếm tỉ lệ khoảng 60 – 80%, từ đây có thể kết luận gãy xƣơng hàm dƣới tại Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới thƣờng gặp nhất ở ngƣời trẻ trong độ tuổi lao động.

4.1.3.Bên chấn thƣơng

Trong nghiên cứu này (Biểu đồ 3.4) tỉ lệ gãy xƣơng hàm dƣới bên phải (52,1%) và trái (47,9%) gần tƣơng đƣơng nhau, điều này cho thấy nguy cơ chấn thƣơng mỗi bên là nhƣ nhau, không có yếu tố nào làm tăng nguy cơ 1 bên gãy nhiều hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tay và cs (2015) [75] ở Singapore ghi nhận tỉ lệ bên trái là 50,4%, bên phải là 49,6%. Có 1 điều đáng chú ý là ở trong nghiên cứu của Neel Patel và cs (2016) [55] ghi nhận tỉ lệ chấn thƣơng bên trái 59,2% cao hơn hẳn bên phải là 34,9% (có 5,8% chấn thƣơng 2 bên). Lý giải cho điều này là trong nghiên cứu của Patel thì ẩu đả là nguyên nhân chính (85,4%) gây chấn thƣơng gãy XHD vùng góc hàm, tức là BN thƣờng sẽ phải chịu 1 cú đấm vào mặt để gây ra gãy xƣơng mà 90% dân số thuận tay phải vì vậy BN thƣờng sẽ bị đánh vào mặt bên trái nhiều hơn và mạnh hơn. Nghiên cứu của Paza và cs (2007) cũng ghi nhận chấn thƣơng bên trái (57%) cao hơn bên phải (43%) với nguyên nhân chính là ẩu đả.

4.1.4.Thời gian tiền phẫu

Bảng 4.3: Thời gian tiền phẫu giữa các nghiên cứu

Nghiên cứu Năm Quốc gia Thời gian tiền phẫu trung bình (ngày)

Hoàng Văn Quý 2021 Việt Nam 10,2 ± 6,5

Nguyễn Văn Tuấn [9] 2019 Việt Nam 15 ± 8.3

Jeffrey James [34] 2019 Mỹ 15,7

Reza Tabrizi [74] 2019 Iran 8,2 ± 4

Hồ Nguyễn Thanh Chơn [1] 2004 Việt Nam 9

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mối LIÊN QUAN GIỮA mức độ DI LỆCH của gãy XƯƠNG hàm dưới và sự PHỤC hồi THẦN KINH XƯƠNG ổ dưới SAU PHẪU THUẬT (Trang 84 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)