Các phƣơng pháp đánh giá cảm giác môi cằm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mối LIÊN QUAN GIỮA mức độ DI LỆCH của gãy XƯƠNG hàm dưới và sự PHỤC hồi THẦN KINH XƯƠNG ổ dưới SAU PHẪU THUẬT (Trang 40 - 44)

Đánh giá tổn thƣơng thần kinh xƣơng ổ dƣới trực tiếp hầu nhƣ là không thể, chính vì vậy để ƣớc lƣợng mức độ tổn thƣơng có nhiều phƣơng pháp gián tiếp nhƣng cho tới nay, chƣa có phƣơng pháp nào đƣợc chấp nhận rộng rãi. Đánh giá gián tiếp thƣờng thông qua đo lƣờng mức độ thay đổi cảm giác niêm mạc môi dƣới và da cằm do thần kinh XOD chi phối, có thể đƣợc tiến hành bằng 3 phƣơng pháp đánh giá [56]:

(1) Đánh giá điện sinh lý dẫn truyền thần kinh của cá thể. (2) Bài kiểm tra cảm giác.

(3) Đánh giá chủ quan của bệnh nhân.

1.7.1.Kiểm tra điện sinh lý

Là kiểm tra khả năng dẫn truyền tín hiệu của thần kinh XOD còn toàn vẹn hay không nhờ sử dụng dòng điện sinh lý, giống với kiểm tra những dây thần kinh ngoại biên khác đƣợc bác sĩ thần kinh học thực hiện. Tuy nhiên, vị trí và đƣờng đi của thần kinh XOD sâu trong mô mềm và trong xƣơng làm cho thủ thuật khó thực hiện và không đƣợc nhiều bệnh nhân đồng ý.

1.7.2.Thử nghiệm lâm sàng đánh giá cảm giác

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách đặt những kích thích cụ thể lên da và niêm mạc rồi ghi lại cảm giác của bệnh nhân từ đó dự đoán tổn thƣơng dây thần kinh tƣơng ứng. Mặc dù kích thích là khách quan, nhƣng cảm giác của bệnh nhân lại mang tính chủ quan của mỗi cá thể. Các kích thích có thể đƣợc sử dụng bao gồm: phát hiện điểm chạm, phân biệt 2 điểm, phân biệt hƣớng di chuyển hoặc các kích thích nhiệt và gây đau. Về mặt sinh lý học, kích thích sờ chạm đƣợc truyền tải bởi sợi A – beta, kích thích nhiệt bởi sợi C, kích thích đau và lạnh bởi sợi A – delta và sợi C, vì vậy những kích thích khác nhau giúp đánh giá phạm vi chấn thƣơng những loại sợi trục khác nhau. Để đánh giá chấn thƣơng thần kinh, những kết quả thu đƣợc từ các kích thích tại vùng thay đổi cảm giác sẽ đƣợc so sánh với kết quả của những kích thích chuẩn tại cùng 1 vùng bề mặt da, niêm mạc đó trƣớc phẫu thuật hoặc một bề mặt da, niêm mạc đối xứng không bị ảnh hƣởng hoặc so sánh với kết quả của nhóm chứng không có chấn thƣơng thần kinh.

Năm 1992, Zuniga và Essick [81] mô tả một quy trình gồm 3 thử nghiệm cảm giác lâm sàng (A, B, C) để phân loại tổn thƣơng thần kinh sinh ba thành 5 mức độ (bình thƣờng, nhẹ, trung bình, nặng, mất cảm giác hoàn toàn) (Hình 1.17). Trong bài tổng quan của Poort và cs (2009) cho rằng quy trình của Zuniga và Essick là thang đánh giá tối ƣu cho những BN bị tổn thƣơng thần kinh XOD.

Hình 1.17: Quy trình đánh giá tổn thƣơng thần kinh của Zuniga và Essick [81] 1.7.3.Đánh giá chủ quan của bệnh nhân.

Các tác giả đều đồng ý rằng việc tranh luận về phƣơng pháp nào đƣợc cho là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tổn thƣơng và phục hồi thần kinh thì không cần thiết. Đối với nhà lâm sàng quan tâm đến vi phẫu sửa chữa thần kinh thì những đánh giá điện sinh lý, đánh giá khách quan về tính toàn vẹn của thần kinh hoặc đánh giá phát hiện kích thích có thể là có giá trị nhất. Ngƣợc lại, nếu chỉ quan tâm đến sự thích nghi của bệnh nhân với thay đổi cảm giác hoặc hiệu quả của thuốc, thì đánh giá cảm nhận kích thích hoặc cảm nhận của BN có thể đƣợc xem là đánh giá thích hợp. Với bệnh nhân, những thay đổi về độ nhạy, cảm giác và mức độ thay đổi gây khó chịu

hoặc gây những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày là quan trọng nhất, cho dù các thử nghiệm cảm giác còn bất thƣờng hay không.

Khi phỏng vấn về cảm nhận chủ quan của BN, yêu cầu BN mô tả sự thay đổi cảm giác của họ bằng từ ngữ để ghi nhận triệu chứng thay đổi cảm giác và BN tự khoanh tròn mức độ thay đổi cảm giác vào một thang VAS 10 điểm (trong đó điểm 0 tƣơng ứng với tình trạng mất cảm giác hoàn toàn và điểm 10 tƣơng ứng với cảm giác hoàn toàn bình thƣờng).

Hình 1.18: Thang đo mức độ thay đổi cảm giác chủ quan

Một phân loại gồm 5 mức độ dựa trên số điểm VAS để mô tả cảm giác: - VAS 9 – 10 (mức độ 1): cảm giác hoàn toàn bình thƣờng.

- VAS 7 – 8 (mức độ 2): cảm giác tƣơng đối bình thƣờng. - VAS 5 – 6 (mức độ 3): thay đổi cảm giác.

- VAS 3 – 4 (mức độ 4): tê gần nhƣ hoàn toàn. - VAS 0 – 2 (mức độ 5): tê hoàn toàn.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mối LIÊN QUAN GIỮA mức độ DI LỆCH của gãy XƯƠNG hàm dưới và sự PHỤC hồi THẦN KINH XƯƠNG ổ dưới SAU PHẪU THUẬT (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)