Quá trình tái cấu trúc ĐMC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ sớm PHẪU THUẬT HYBRID TRONG điều TRỊ bóc TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ STANFORD b (Trang 90 - 94)

Huyết khối bán phần Huyết khối toàn phần 0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 50 60 70 Số trường hợp Tỉ lệ

Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ huyết khối bán phần và toàn phần lòng giả.

Nhận xét: Ngoại trừ 3 trường hợp xảy ra biến chứng nghiêm trọng và tử vòng, 40 trường hợp còn lại được tiếp tục theo dõi quá trình tái cấu trúc ĐMC. Trong thời gian theo dõi trung bình là 10,6 tháng, có 40 trường hợp đó đều ghi nhận có huyết khối lòng giả, huyết khối bán phẩn lòng giả chiếm tỉ lệ cao hơn huyết khối toàn phần lòng giả (62,5% so với 37,5%), và trường hợp rò ống ghép loại IB đã không còn khi huyết khối lấp hoàn toàn lòng giả vào tháng thứ 6 sau can thiệp.

Bảng 3.15. Thay đối đường kính lòng thật và lòng giả sau phẫu thuật Thông số Trung bình (mm) Lớn nhất (mm) Nhỏ nhất (mm) ĐK lớn nhất lòng thật sau can thiệp 29,85  3,8 36 22

ĐK lớn nhất lòng giả sau can

thiệp 12,19  5,2 22 2

Thay đổi lòng thật sau can thiệp 11,07  4,1 16 2 Thay đổi lòng giả sau can thiệp -10,93  5,9 30 2

Bảng 3.16. So sánh đường kính lòng thật trước và sau phẫu thuật ĐK lớn nhất lòng thật (n=40) Trung bình (mm) Độ lệch chuẩn Giá trị p

Trước can thiệp 18,81 3,65

p < 0,05

Sau can thiệp 29,85 3,85

Nhận xét: Đường kính lớn nhất lòng thật tăng từ 18,81  3,65mm lên 29,85  3,85mm, và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), cho thấy hiệu quả của quá trình can thiệp trong việc mở rộng lòng thật bị bóc tách.

Nhận xét: Giá trị trung vị, khoảng tứ phân vị trong biểu đồ phân bố đường kính lòng thật có sự khác biệt rõ rệt ở thời điểm trước mổ và sau can thiệp.

Bảng 3.17. So sánh đường kính lớn nhất lòng giả trước và sau phẫu thuật

ĐK lớn nhất lòng giả (n=40)

Trung bình

(mm) Độ lệch chuẩn Giá trị p

Trước can thiệp 22,37 7,60

p < 0,05

Sau can thiệp 12,19 5,24

Nhận xét: Đường kính lớn nhất lòng giả giảm từ 22,37  7,60mm xuống còn 12,19  5,24mm, và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), cho thấy hiệu quả của việc can thiệp lên việc làm giảm kích thước lòng giả trong bóc tách ĐMC.

Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi ĐK lớn nhất lòng giả trước và sau can thiệp

Nhận xét: Giá trị trung vị, khoảng tứ phân vị trong biểu đồ phân bố đường kính lòng giả có sự khác biệt ở thời điểm trước mổ và sau can thiệp, nhưng không rõ rệt như sự thay đổi đường kính lòng thật.

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm 43 trường hợp bóc tách ĐMC Stanford B được can thiệp đặt ống ghép nội mạch và chuyển vị nhánh nuôi não, có tuổi trung bình 54,8 ± 12,3 tuổi, với tỉ lệ nam giới là 67,4%. Y văn và nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới đã cho thấy bệnh lí bóc tách ĐMC nói chung và bóc tách ĐMC Stanford B nói riêng hay gặp ở người lớn tuổi và giới nam chiếm ưu thế, cho thấy sự tương đồng của nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác trên thế giới.

Bảng 4.18. So sánh đặc điểm dịch tễ học

Địa điểm Bünger[13] Cochennec[107] Chúng tôi

Quốc gia Đức Pháp Việt Nam

Thời gian 2013 2013 2021

Cỡ mẫu 45 17 43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi trung bình 59.9 ± 10.7 60 ± 12 54,8 ± 12,3 Tỉ lệ nam giới 38(84%) 11 (65%) 29(67,4%)

Tỉ lệ nữ giới 7(16%) 6(35%) 14(36,6%)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ sớm PHẪU THUẬT HYBRID TRONG điều TRỊ bóc TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ STANFORD b (Trang 90 - 94)